Trang chủNewsThời sựĐường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và cơ hội cho các nhà...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và cơ hội cho các nhà thầu trong nước “thể hiện”

VOV.VN – Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự báo sẽ đem lại khối lượng công việc khổng lồ cho thị trường xây lắp hạ tầng, các nhà thầu lớn trong nước đang “háo hức” chuẩn bị nguồn lực gồm con người và thiết bị để thực hiện hạng mục xây lắp khi được “gọi tên”.
Sau cao tốc Bắc – Nam, nhà thầu “nội” có thể đảm nhận hầu hết phần xây lắp Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến tổng chi phí xấp xỉ 70 tỷ USD. Dự án có tổng chiều dài 1.541km với 60% là kết cấu cầu, 30% kết cấu nền đất, 10% kết cấu hầm sẽ là cơ hội mang lại khối lượng công việc khổng lồ cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông Việt Nam. Các doanh nghiệp giao thông Việt Nam có đủ năng lực để chớp lấy cơ hội này hay không là vấn đề rất được quan tâm.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Cienco4 tự tin với năng lực, kinh nghiệm từng tham gia nhiều dự án giao thông lớn nên đơn vị của ông có thể tham gia hầu hết các hạng mục đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

“Đây là dự án rất lớn, cần có nhà thầu, tư vấn, nhà cung cấp thiết bị có năng lực thực sự. Cienco4 có đủ tự tin để tham gia vào dự án. Với năng lực, kinh nghiệm của mình, mong muốn của Cienco4 là tham gia hầu hết các hạng mục từ phần hạ tầng xây dựng đến thiết bị”, ông Huỳnh quả quyết.

 

Theo ông Huỳnh, lợi thế của Cienco4 là đã từng tham gia dự án metro Bến Thành – Suối Tiên và Cát Linh – Hà Đông nên đã có sẵn hệ thống quản lý, cả nghìn kỹ sư, công nhân. Một số lượng nhân lực nhất định đang được tiếp tục gửi đi đào tạo. Cienco4 còn có một số đối tác nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết.

Từ thực tế trải nghiệm, học hỏi mô hình ở một số quốc gia châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh đạo Tập đoàn Cienco4 khẳng định, hầu hết các phần hạ tầng xây dựng (trừ thiết bị) và các nhà ga không phải nhà ga trung tâm, các nhà thầu giao thông lớn trong nước đều đủ năng lực thực hiện.

“Cơ quan chức năng cần chọn các nhà thầu lớn, có kinh nghiệm để đại diện cho các gói thầu lớn. Cơ chế chỉ định thầu như ở dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam là một điểm mở, cần nghiên cứu triển khai. Ngoại trừ một số nhà ga chính cần tích hợp nhiều hạ tầng kỹ thuật thì xem xét chọn các doanh nghiệp ngoại có kinh nghiệm về công nghệ, thiết bị, vận hành khai thác làm tổng thầu để bảo đảm sự chính xác cao”, vị này nói.

Cũng theo lãnh đạo Cienco4, quá trình xây dựng tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn, nếu yêu cầu đưa ra là “doanh nghiệp đã từng tham gia một công trình tương tự” sẽ là trở ngại cho các doanh nghiệp trong nước, bởi ở Việt Nam chưa có một tuyến đường sắt tốc độ cao nào.

Còn theo ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, xác định đầu tư hạ tầng đường sắt là hướng đi mới trong 5 – 10 năm tới, Tập đoàn Đèo Cả cũng đã hợp tác với các trường đại học để tuyển sinh, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Mô hình hợp tác gồm đặt hàng tại nguồn và đào tạo tại chỗ.

“Chúng tôi tổ chức nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt – metro của các nước tiên tiến thông qua các cơ sở đào tạo uy tín để chọn lọc “nhập khẩu” chương trình và chuyên gia”, ông Vĩnh chia sẻ.

Từ bài học kinh nghiệm làm dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao muốn nhanh và hiệu quả, việc phân chia gói thầu phải “ra tấm ra món” mới tạo điều kiện cho các nhà thầu phát huy tối đa năng lực. Cơ chế chỉ định thầu cần được tiếp tục xem xét áp dụng để có thể chọn đúng và trúng những doanh nghiệp có tiềm lực.

Với dự án đường sắt tốc độ cao, cần có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được tham gia. Trong đó, các hạng mục có thể nghiên cứu tách thành 2 hợp phần. Hợp phần 1 là các hạng mục từ phần dưới ray trở xuống có tính chất tương tự công trình đường bộ (cầu, đường, hầm), cần giao cho doanh nghiệp trong nước có kinh nghiệm thực hiện. Hợp phần 2 là đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu…xem xét giao doanh nghiệp trong nước liên danh với doanh nghiệp nước ngoài triển khai.

“Để “đón đầu” các dự án đường sắt, Tập đoàn Đèo Cả đã hợp tác với các trường đại học để tuyển sinh đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành đường sắt, mô hình hợp tác gồm đặt hàng tại nguồn và đào tạo tại chỗ; nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt-metro của các nước tiên tiến như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… nhằm chọn lọc “nhập khẩu” chương trình và chuyên gia đào tạo”, ông Vĩnh cho biết.

Xây dựng cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp nội địa “thực chiến”

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có quy mô đặc biệt lớn, có công nghệ mới và lần đầu tiên triển khai, trong quá trình xây dựng đề án trình Bộ Chính trị, sau đó trình Trung ương, cũng như báo cáo khả thi Chính phủ trình Quốc hội lần này, Bộ GTVT đều đưa ra cơ chế chính sách làm sao doanh nghiệp trong nước tham gia được.

Bộ GTVT đã mời chuyên gia ở các lĩnh vực như kỹ thuật, kinh tế, xây dựng, chủ động xây dựng hệ thống cơ chế chính sách. Trong đó có 19 cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền Quốc hội và 5 cơ chế thuộc thẩm quyền Chính phủ, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.

Trong 5 nhóm vấn đề có việc tìm cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt. Phải có nhân lực làm chủ công tác vận hành khai thác, sửa chữa, bảo trì thiết bị, hệ thống kết cầu hạ tầng, ta không thể phụ thuộc suốt cả vòng đời dự án.

Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, chúng ta tự tin các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia, tiến tới làm chủ, chỉ cần cơ chế chính sách.

“Ví dụ, chúng tôi ràng buộc các điều kiện, tổng thầu phải sử dụng dịch vụ hàng hóa trong nước sản xuất được. Chúng tôi đưa ra đó là điều kiện tiên quyết với các nhà thầu khi tham gia. Hoặc chúng tôi đưa ra chính sách trình Quốc hội, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoặc đặt hàng các doanh nghiệp trong nước, các hạng mục, hàng hóa trong nước có thể sản xuất được”, ông Huy cho biết.

Liên quan đến cơ chế, chính sách, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, đã đề xuất các giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ như các điều kiện ràng buộc, tổng thầu phải sử dụng dịch vụ hàng hóa trong nước sản xuất được. Đây là điều kiện tiên quyết với các nhà thầu khi tham gia. Hoặc chính sách trình Quốc hội, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc đặt hàng các doanh nghiệp trong nước thực hiện các hạng mục, hàng hóa trong nước có thể sản xuất được.

“Chúng tôi đã khảo sát, làm việc với doanh nghiệp, ví dụ các doanh nghiệp luyện kim, sản xuất thép hay như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về các tiền đề sản xuất đầu máy toa xe, không chỉ cho đường sắt tốc độ cao, mà hướng tới thị trường lớn hơn là hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị…

Việc đầu tư làm chủ công nghệ đó phải hiệu quả, thận trọng kỹ lưỡng chọn cơ chế chính sách phát triển công nghiệp. Trong cơ chế chính sách chúng tôi đã trình Bộ Chính trị, trình Trung ương, trong đề án tờ trình báo cáo khả thi trình Quốc hội, chúng tôi cũng đưa ra các tiền đề khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia…”, ông Huy nói.

Tại Hội nghị nhà thầu đối thoại với Thủ tướng Chính phủ mới đây, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng của Việt Nam đã đề xuất cần có cơ chế ưu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 nhiệm vụ để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược, cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ, công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước.

Thủ tướng mong muốn, tin tưởng và kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có các doanh nghiệp tham gia dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia tiếp tục phát huy tinh thần “đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình”, “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”.

PGS.TS Trần Chủng (Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam):

Đảng và Nhà nước ta đã nêu chính sách rõ ràng là xây đường sắt tốc độ cao áp dụng công nghệ tiên tiến nhưng phải đảm bảo sự tham gia đồng thời của các doanh nghiệp trong nước, tiến tới làm chủ công nghệ. Việc tham gia dự án sẽ là cơ hội để họ hiểu, tiến tới tiếp nhận, làm chủ, phát triển công nghệ trong tương lai.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu:

Mong muốn của chúng tôi là doanh nghiệp không chỉ tham gia xây dựng đường sắt, mà doanh nghiệp dần làm chủ, trở thành chủ thể chính vận hành, quản lý đường sắt.

Quan trọng nhất là phải có chiến lược triển khai việc này, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước. Cơ chế chính sách là rất cần thiết. Dự án này không thể thành công, triển khai đúng tiến độ, trơn tru nếu thiếu cơ chế chính sách đặc thù.

vov.vn

Nguồn:https://vov.vn/xa-hoi/duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-va-co-hoi-cho-cac-nha-thau-trong-nuoc-the-hien-post1132772.vov

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Việt Nam có sự vươn lên, trỗi dậy mạnh mẽ

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp thân mật với lưu học sinh và cộng đồng người Việt tại Trùng Khánh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, có khoảng 400 lưu học sinh và 600 người việt sống tại Trùng Khánh, chiếm 1/4 cộng đồng người Việt sống ở phía tây Trung Quốc. Dù sống xa quê hương nhưng cộng đồng...

Báo chí với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chỉ còn hơn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV sẽ diễn ra. Những định hướng lớn trong tầm nhìn phát triển đất nước đã và đang được định hình trong các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội. Đặc biệt, các bài viết và bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm - người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đã chỉ rõ những tư tưởng cơ bản trong con đường đi tới. Đích...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

(Dân trí) - Những tuyến cao tốc xuyên núi, băng rừng, chạy dọc bờ biển đang dần hiện lên như một "bức tranh đẹp", không chỉ mở ra không gian phát triển rộng lớn, mà còn mang lại niềm tin về một kỷ nguyên mới. "Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm", ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của Việt Nam tới APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 9-16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương.  Về song phương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

VOV.VN - Bộ TT&TT vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia đối với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số” để phù hợp với thực tiễn triển khai chính phủ số và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.   Cụ thể, “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam...

Về Bần nghe hạt đỗ tương kể chuyện

VOV.VN - Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.     VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/ve-ban-nghe-hat-do-tuong-ke-chuyen-post1133243.vov

ĐBQH: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương), việc sử dụng nguồn FDI là cơ hội để tăng trưởng, nhưng không phải là động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình sắp tới.   Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng nay 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân...

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024

VOV.VN - Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều tự tin sẽ giành chiến thắng khi họ vận động tranh cử tại Pennsylvania, bang chiến địa gay cấn nhất cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Đây cũng là các cuộc vận động cuối cùng của cả 2 ứng viên ngay trước Ngày bầu cử.   Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay chứng kiến những thay đổi chóng mặt: 2 nỗ lực ám sát và một bản...

Xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng sau hơn 2 năm

VOV.VN - Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại đạt mốc 1 tỷ USD/tháng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay.   Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tháng 10/2024 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác. Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu khi các phương tiện đang lưu thông qua cầu phao Phong Châu từ huyện Lâm Thao sang huyện Tam Nông...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại dịch vụ du lịch và xuất nhập khẩu Kim Thông (Hợp tác xã Kim Thông) nhiều lần mang sản phẩm...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Mới nhất

Mới nhất