Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhông công khai thông tin sai phạm nhà giáo khi chưa có...

Không công khai thông tin sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận: Còn nhiều băn khoăn

Nhiều người băn khoăn về quy định ‘cá nhân, tổ chức không được công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền’ trong dự thảo 5 – luật Nhà giáo tới đây sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Dự thảo luật Nhà giáo mới nhất (dự thảo lần thứ 5) tại điểm b, mục 3, Điều 11 có “Những việc không được làm”. Một trong những việc mà tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo là “Công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo”. Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, các phụ huynh, giáo viên cũng như các luật sư đều có nhiều ý kiến băn khoăn về điều này.

Không công khai thông tin sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận: Còn nhiều băn khoăn- Ảnh 1.

Các vụ giáo viên đánh vào đầu, nhéo tai; đánh học sinh gãy xương ngón tay; dùng dây điện đánh học sinh hay “xin hỗ trợ cái laptop”… được dư luận, báo chí phản ánh thời gian qua

QUY ĐỊNH ĐỂ BẢO VỆ NHÀ GIÁO ?

Đang công tác giảng dạy tại một trường THPT công lập tại TP.HCM, thầy Hùng Nam (tên nhân vật đã được thay đổi) nói với PV Báo Thanh Niên: “Thực tế thời gian qua cho thấy nhiều tiêu cực của nhà giáo trong quá trình thực thi công vụ phần lớn được biết do công luận xã hội lên tiếng, và dường như phụ huynh học sinh ngoài việc bất lực than thở thì chỉ biết cầu cứu với các cơ quan công luận như báo chí. Tôi lo ngại nếu điều khoản này trong dự thảo luật được thông qua, liệu sẽ dẫn tới những vi phạm, những tiêu cực của nhà giáo, nếu có, có bị ém nhẹm, che đậy hay không?”.

Là một phụ huynh có con học tại Q.1, TP.HCM, chị Thu Hà (tên nhân vật được thay đổi) nêu góc nhìn: “Thời gian qua, dư luận xã hội góp phần lên tiếng, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nhiều tiêu cực liên quan nhà giáo như lạm thu, “quỹ lớp”, “quỹ trường”… Công dân có quyền được phản ánh những tiêu cực của cá nhân, tổ chức ở các lĩnh vực, không riêng gì nhà giáo. Và khi chia sẻ, phản ánh thông tin, bất cứ công dân nào cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những điều mình đưa ra”.

Hôm 24.10, thông tin tới báo chí về những điểm mới trong dự thảo luật Nhà giáo bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Trung tâm Truyền thông và Sự kiện (Bộ GD-ĐT) cho biết quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, về những việc không được làm hướng đến tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo. Thông tin gửi tới báo chí cho biết: “Quy định này là cần thiết để bảo vệ nhà giáo, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội, các phương tiện thông tin truyền thông trực tuyến phát triển mạnh như hiện nay. Nhà giáo nếu có sai phạm đã có các chế tài xử lý theo quy định. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học”.

Tuy nhiên, phản biện về điều này, thầy Hùng Nam thẳng thắn: “Nhà giáo cần được bảo vệ bằng môi trường giáo dục và làm việc thân thiện, lược bỏ những vấn đề hình thức; nhà giáo cần được bảo vệ bằng cách nên có một kênh thông tin được bảo mật để nhà giáo dám nói, dám tranh luận, dám phản biện về những quyết sách giáo dục, về tình trạng “luật vua thua lệ làng”, về những ông “vua con” trong trường học…”.

Không công khai thông tin sai phạm nhà giáo khi chưa có kết luận: Còn nhiều băn khoăn- Ảnh 2.

Năm 2019, giáo viên một trường tiểu học tại Q.Tân Phú, TP.HCM bị phụ huynh phát hiện đánh nhiều học sinh lớp 2 thông qua camera quay lén trong lớp. Dư luận xã hội, báo chí đồng loạt phản ánh, ngày 22.10, UBND quận Tân Phú, TP.HCM ban hành quyết định buộc thôi việc giáo viên này

BẢO VỆ DANH DỰ VÀ QUYỀN RIÊNG TƯ NHƯNG CẦN MINH BẠCH

Là một giáo viên ngoài công lập, ông Lê Hoàng Phong, nhà sáng lập Tổ chức giáo dục và đào tạo YOUREORG, cho hay có rất nhiều lợi ích mà ngành giáo dục cũng như cộng đồng sẽ đạt được khi công khai sai phạm (nếu có) của nhà giáo. Thứ nhất là đảm bảo tính minh bạch, giúp phụ huynh, học sinh và toàn xã hội có cái nhìn chính xác về chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo. Minh bạch cũng là cách để khẳng định cam kết của ngành giáo dục đối với những giá trị cốt lõi như trung thực, công bằng và trách nhiệm.

Công khai sai phạm góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực và giúp nhà giáo, cũng như những cá nhân khác trong ngành có ý thức cao hơn về vai trò và trách nhiệm của mình. Khi mọi người biết rằng sai phạm có thể bị công khai thì điều này sẽ trở thành động lực thúc đẩy mỗi cá nhân tự kiểm soát hành vi và hành xử đúng mực. Từ đó không chỉ tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn giữ vững niềm tin của phụ huynh và xã hội vào đội ngũ nhà giáo.

Ông Lê Hoàng Phong cho rằng điểm b, mục 3, Điều 11 của dự thảo luật Nhà giáo có điểm tiến bộ là nhằm bảo vệ danh dự và quyền riêng tư của nhà giáo, đảm bảo tính chính xác và tránh thông tin sai lệch. “Tuy nhiên, quy định này tiềm ẩn những bất cập làm giảm tính minh bạch của quá trình thanh tra cũng như có thể dẫn đến nguy cơ che đậy sai phạm trong nội bộ. Việc hạn chế công khai thông tin trong quá trình điều tra có thể vô tình tạo điều kiện cho một số cá nhân hoặc tổ chức lạm dụng quyền lực để che đậy sai phạm. Ngoài ra, quy định không khuyến khích sự tham gia của xã hội và các tổ chức giám sát trong việc phản ánh và phát hiện sai phạm. Trong khi xã hội có quyền được biết về những hành vi ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, quy định này lại khiến dư luận bị “bịt mắt” trước những vấn đề trong hệ thống giáo dục”, ông Phong nói.

Ông Phong đề xuất để đạt được hiệu quả tối đa, dự thảo luật Nhà giáo cần điều chỉnh bổ sung cơ chế công khai thông tin theo từng giai đoạn điều tra, đảm bảo tính minh bạch mà vẫn bảo vệ quyền riêng tư cho nhà giáo. Thêm vào đó, cần thiết lập các kênh phản hồi độc lập từ cộng đồng, cho phép phụ huynh và học sinh đóng góp thông tin một cách có trách nhiệm.

Luật sư nói gì ?

Luật sư Nguyễn Minh Thuận (Công ty luật Sài Gòn Việt Nam) cho biết theo quan điểm cá nhân ông, quy định không được “công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo”, là không phù hợp.

“Thứ nhất, Điều 16 Hiến pháp (2013) quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Dù là nhà giáo thì cũng là một người, là một công dân nên phải tuân thủ quy định này. Thứ hai, Điều 119 của Hiến pháp quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Do đó nếu dự thảo luật Nhà giáo quy định không cho phép “công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo” là trái với Hiến pháp.

Thứ ba, nếu quy định nêu trên của dự thảo luật Nhà giáo được thông qua sẽ dẫn đến tình trạng các ngành nghề khác cũng “xin” được điều chỉnh bởi các quy định có tính chất tương tự, và như thế sẽ dẫn đến hậu quả là có nhiều tiêu cực sẽ phát sinh”, luật sư Nguyễn Minh Thuận thẳng thắn.

Thạc sĩ, luật sư Kiều Anh Vũ (Công ty Luật KAV Lawyers), cho rằng chỉ cần quy định theo hướng không được “lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo” là đầy đủ. “Việc phản ánh các thông tin một cách trung thực, chính xác, nhất là phản ánh của báo chí về các vụ việc sai phạm, đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, kể cả trong lĩnh vực giáo dục hay của nhà giáo (nếu có) thì không có lý do gì để hạn chế, cấm đoán. Tuy vậy, cá nhân, tổ chức nào công khai thông tin liên quan về nhà giáo thì phải chịu trách nhiệm về việc công khai thông tin đó, nếu có vi phạm thì hiện nay cũng đã có đầy đủ chế tài để xử lý vi phạm đối với hành vi công khai thông tin sai sự thật”, thạc sĩ, luật sư Kiều Anh Vũ nói.




Nguồn: https://thanhnien.vn/khong-cong-khai-thong-tin-sai-pham-nha-giao-khi-chua-co-ket-luan-con-nhieu-ban-khoan-185241103185220717.htm

Cùng chủ đề

Tránh những đề xuất đưa ra rồi rút lại

Bộ GD-ĐT cho thấy đã rất cầu thị và lắng nghe dư luận sau những ý kiến, tâm tư xung quanh một số đề xuất gần đây về chính sách đối với nhà giáo, quy chế tuyển sinh THPT… ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm giới hạn “công khai sai phạm của nhà giáo”

NDO - Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm không được “Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền” tại Dự thảo Luật Nhà giáo.  Tiếp thu các ý kiến góp ý, phản biện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số điều chỉnh trong Dự thảo Luật Nhà giáo. Bên cạnh quy định rõ hơn...

Bộ GD-ĐT nói gì về đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận?

(NLĐO)- Bộ GD-ĐT đề xuất không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền ...

Đề xuất hạn chế công khai sai phạm giáo viên, Bộ GD&ĐT lý giải

Sáng 25/10, Bộ GD&ĐT lý giải một số điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15), trong đó có nội dung quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ nhà giáo.Theo đó, ngoài quy định rõ hơn những việc nhà giáo không được làm, dự thảo Luật Nhà...

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất không công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền là một trong những điểm mới được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15) quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bên trong nhà đày Buôn Ma Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh về các Đảng viên, cán bộ bị Pháp bắt, đày biệt xứ ở các tỉnh Trung Kỳ. Hiện nay, nhà đày Buôn Ma Thuột trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của Đắk Lắk. Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại số 18 đường Tán Thuật (P.Tự An, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Công trình được xây dựng kiên cố, sơn màu vàng, nổi bật...

Dồn dập diễn biến bất ngờ trước thềm bầu cử Mỹ

Phó tổng thống Kamala Harris bất ngờ tham gia một tiết mục hài, giữa lúc bà và cựu Tổng thống Donald Trump bận rộn vận động tranh cử giờ chót. Đài NBC News tối 2.11 phát sóng trực tiếp chương trình hài tạp kỹ Saturday Night Live với sự tham gia của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, dù điều này không có trong lịch trình trước đó của bà. Điều bất ngờ diễn ra chỉ 3 ngày trước cuộc bầu cử tổng...

Lịch thi đấu World Cup billiards mới nhất: 3 cơ thủ Việt Nam xuất trận

Hôm nay (4.11), 3 cơ thủ của Việt Nam sẽ ra sân trong ngày thi đấu mở màn của World Cup billiards carom 3 băng Seoul 2024, diễn ra ở Hàn Quốc. Tại World Cup Seoul 2024 (diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10.11 tại Hàn Quốc), billiards Việt Nam có đến 11 cơ thủ góp mặt tranh tài. Trong ngày mở màn của giải đấu được tổ chức tại xứ sở kim chi, 3 đại diện của Việt Nam sẽ...

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 4: Lo ngại bất ổn hậu bầu cử

Song hành sự hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay là sự lo lắng về rủi ro bất ổn nếu phía cựu Tổng thống Donald Trump không chấp nhận kết quả chung cuộc. "Nếu kết quả được công bố là ông Trump thua cuộc, ông ấy sẽ bác bỏ kết quả, đồng thời bằng mọi cách có thể nhằm đảo ngược kết quả. Năm 2020, ông Trump đã từng làm như thế và lần này khó...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên mầm non từ 15/12/2024: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên bày tỏ vui mừng trước thông tư 3/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non áp dụng từ 15/12/2024. ...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Trường THCS Nguyễn Duy Thì (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có vị trí sát nghĩa trang, được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng nhưng sau khi xây xong, thuộc diện phải sáp nhập nên chưa hình thành ban giám hiệu, chưa đón học sinh. Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên) bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới.  Cụ...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Mới nhất

Google ra mắt công cụ biến bức vẽ ‘nguệch ngoạc’ thành bức tranh ấn tượng

Doodle Guide sẽ cung cấp những lời bình luận trực tiếp về tác phẩm của người dùng ngay khi họ bắt đầu phác thảo, những lời bình luận này sẽ được thể hiện dưới dạng âm thanh và hình ảnh. "Ông lớn" công nghệ Google tiếp tục tăng cường các thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI)...

Tin tức sáng 4-11: Ngân hàng đầu tiên nắm khối tài sản trên 100 tỉ USD

Một số tin tức đáng chú ý: Lần đầu Việt Nam có ngân hàng nắm khối tài sản trên 100 tỉ USD; Đại gia dầu khí bị 'cuốn' nghìn tỉ lợi nhuận; Hết năm 2024, cả nước có 243km đường ven biển... ...

Quốc hội họp về phát triển kinh tế và công tác lập pháp

Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ Hai để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024-2025 và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia. ...

Bản tin Mặt trận sáng 4/11

Bản tin Mặt trận sáng 4/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Bạc Liêu: Gắn kết, chung vui cùng người dân qua Ngày hội Đại đoàn kết tại khu dân cư; Kinh nghiệm xóa nhà tạm từ Điện Biên; Từ 1/12/2024, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã. ...

Con trai thứ 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm CEO công ty mua bán, cho thuê xe điện

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm tổng giám đốc của công ty chuyên dịch vụ cho thuê xe điện, vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Theo cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Phạm Nhật Minh Hoàng (SN 2000) là người đại diện và là Tổng...

Mới nhất