Trang chủNewsKinh tếCăn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “tuyệt chủng; TP.HCM cấm...

Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “tuyệt chủng; TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành

Nguồn cung bất động sản hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩm; Hà Nội dự kiến giữ mức trần giá dịch vụ chung cư tối đa là 16.500 đồng/m2; TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2.

Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “tuyệt chủng”; TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành

Nguồn cung bất động sản hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩm; Hà Nội dự kiến giữ mức trần giá dịch vụ chung cư tối đa là 16.500 đồng/m2; TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2.

Sau đây là tổng hợp các tin tức bất động sản nổi bật trong tuần. 

Nguồn cung bất động sản hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩm

Sáng ngày 28/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.





Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Ảnh: Quốc hội

Theo báo cáo giám sát, thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2015-2023 được chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn 2015 – 2021: Thị trường bất động sản phát triển sôi động, mạnh mẽ với nhiều loại hình bất động sản, nhiều nguồn cung, hình thành nhiều đô thị mới, có nhiều loại hình bất động sản mới như: căn hộ du lịch (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng (resort villa), văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel)…

Tuy nhiên, một phần các dự án bất động sản trong giai đoạn này là dự án được đầu tư từ giai đoạn trước. Cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý, mất cân đối cung – cầu, chủ yếu hướng tới phân khúc cao cấp, mục tiêu đầu tư tài chính, ít sản phẩm phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân. Một số dự án gặp vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là cấp giấy chứng nhận cho người dân. 

Ở cuối giai đoạn này, gần như tất cả loại hình bất động sản du lịch, lưu trú đều gặp vướng mắc pháp lý, một phần do chưa có đầy đủ quy định pháp luật điều chỉnh, một phần do quá trình tổ chức thực hiện pháp luật còn có nhiều hạn chế.

Giai đoạn 2022 – 2023: Thị trường bất động sản suy giảm, hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn do những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2015 – 2021 được bộc lộ dưới áp lực của dịch COVID-19.

Giai đoạn này, nguồn cung bất động sản hạn chế hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập của đa số người dân. Tại Hà Nội và TP.HCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.

Đặc biệt, số lượng lớn dự án bất động sản nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ, chậm triển khai, bị đình trệ, trong khi nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư vào các dự án là rất lớn, gây lãng phí về đất đai và nguồn vốn và làm gia tăng khó khăn và tăng chi phí cho chủ đầu tư, tăng giá bán sản phẩm.  

Bộ Xây dựng: Chung cư tăng giá 35 – 40%, gần như không còn căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2

Khi câu chuyện giá nhà ở vẫn chưa hết “nóng”trên nghị trường Quốc hội, Bộ Xây dựng mới đây đã công bố thêm báo cáo thị trường bất động sản quý III/2024 và nêu rõ đà tăng giá “phi mã” của phân khúc chung cư.

Theo đó, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Đặc biệt, trên thị trường sơ cấp, mặt bằng giá đã tăng khoảng 4 – 6% theo quý và 22 – 25% theo năm. Thậm chí, một số khu vực còn ghi nhận tăng cục bộ lên tới 35 – 40% so với quý trước.





Các căn hộ chung cư mới tại Hà Nội đa phần nằm trong phân khúc trung và cao cấp. Ảnh: Thanh Vũ

“Phân khúc căn hộ chung cư bình dân, có mức giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán”, Bộ Xây dựng kết luận trong báo cáo.

Để dẫn chứng cho nhận định trên, Bộ đã điểm qua giá bán của một số dự án tại Thủ đô. Chẳng hạn như phân khu The Zurich thuộc Vinhomes Ocean Park (huyện Gia Lâm), mức giá ở mức 46 – 55 triệu đồng/m2. Với phân khu The Sapphire tại Vinhomes Smart City (quận Nam Từ Liêm), mức giá dao động khoảng 47 – 61 triệu đồng/m2.

Tiếp đến, dự án Lumi Prestige (quận Nam Từ Liêm) có giá lên tới 69 triệu đồng/m2. The Ninety Complex (quận Đống Đa) – một dự án căn hộ dịch vụ có thời hạn 50 năm – cũng có giá chạm mức 60 – 75 triệu đồng/m2. Chưa dừng lại ở đó, dự án Viha Complex (quận Thanh Xuân) còn có giá lên đến 75 – 97,2 triệu đồng/m2. 

“Nguyên nhân tăng giá bất động sản trong thời gian qua phần lớn do tác động bởi một số yếu tố như việc biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai; sản phẩm nhà ở giá bình dân không đủ nguồn cung cho nhu cầu của thị trường”, Bộ Xây dựng lý giải về đà tăng giá của căn hộ chung cư.

Giá nhà ở tăng cao không phải vì môi giới “bơm thổi”

Mới đây, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức họp báo với chủ đề “Thực hư chuyện môi giới bất động sản đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường”. Theo đó, TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS đã khẳng định, môi giới viên địa ốc không phải là nguyên nhân chính khiến giá nhà bị đẩy lên trong thời gian qua.

“Quyết định giá bán bất động sản là quyền của chủ đầu tư, nhà phát triển. Môi giới bất viên không được phép tham gia. Họ được tiếp cận bảng giá của chủ đầu tư gần như cùng lúc với khách hàng/nhà đầu tư”, phía VAR nhận định.





Môi giới viên cũng mong muốn giá nhà “hạ nhiệt” để sớm chốt được giao dịch. Ảnh: Dũng Minh

Thậm chí, ông Đính còn nhấn mạnh rằng, giá nhà ở càng cao, môi giới viên càng gặp khó khăn trong việc bán hàng. Hơn ai hết, các môi giới chính là người mong muốn giá bán bất động sản ở mức phù hợp nhất. Có như vậy, việc bán hàng mới trở nên thuận lợi, người làm nghề môi giới mới có cơ hội nhận hoa hồng.

Theo ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes khẳng định, xu hướng tăng giá bất động sản là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc giá tăng trưởng mạnh trong thời gian rất ngắn là điều bất bình thường. Việc quy chụp hoàn toàn nguyên nhân do môi giới viên là bất hợp lý. 

“Hơn thế nữa, môi giới bất động sản là đối tượng không mong muốn giá nhà tăng nhất. Bởi khi chủ đầu tư bán giá cao, cơ hội chốt khách sẽ khó khăn hơn, môi giới sẽ vất vả hơn, nhưng thực tế phần phí cho môi giới họ nhận về vẫn không thay đổi”, ông Chung bình luận.

Dưới góc nhìn của bà Hồ Thị Thu Mai, Giám đốc Nhà ở ngay, do nhu cầu về nhà ở không được thị trường sơ cấp đáp ứng nên giá nhà ở thứ cấp đã đồng loạt tăng lên. Phía chủ đầu tư dự án sơ cấp lại căn cứ vào mức giá thứ cấp và nhu cầu mua nhà để ở của người dân để xác định giá bán. Do đó, giá nhà sơ cấp cũng vì vậy mà tăng lên. 

Hà Nội dự kiến giữ mức trần giá dịch vụ chung cư tối đa là 16.500 đồng/m2/tháng

UBND TP. Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Quyết định ban hành công bố khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thành phố. 

Theo đó, với nhà chung cư không có thang máy, mức giá dịch vụ tối thiểu là 700 đồng/m2/tháng, tối đa là 5.000 đồng/m2/tháng. Với nhà chung cư có thang máy, dự kiến quy định mức giá dịch vụ tối thiểu 1.200 đồng/m2/tháng; tối đa 16.500 đồng/m2/tháng.

Mức giá trên chưa tính đến các khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư; chưa bao gồm các dịch vụ cao cấp như tắm hơi, bể bơi, truyền hình cáp, internet hoặc các dịch vụ cao cấp khác.

Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội chỉ từ 48.000 đồng/m2/tháng

Theo dự thảo Quyết định về việc ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn TP. Hà Nội, khung giá thuê được đề xuất như sau.





Khung giá thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội thấp hơn so với TP.HCM. Ảnh: Thanh Vũ

Tòa nhà ở xã hội có chiều cao dưới 10 tầng, giá thuê sẽ từ 48.000 – 96.000 đồng/m2/tháng.

Tòa nhà ở xã hội có chiều cao từ 10 – 20 tầng, mức giá thuê từ 49.000 – 98.000 đồng/m2/ tháng.

Tòa nhà ở xã hội sở hữu chiều cao từ 20 – 30 tầng, giá thuê từ 73.000 – 146.000 đồng/m2/tháng.

Toà nhà ở xã hội có chiều cao từ 30 tầng trở lên có mức giá thuê từ 99.000 – 198.000 đồng/m2/tháng.

Mức giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng; chi phí bảo trì công trình; giá dịch vụ quản lý vận hành; chi phí mua sắm trang thiết bị nội thất, đồ dùng sinh hoạt trong nhà ở xã hội; chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ; chi phí trông giữ xe; nước sinh hoạt; dịch vụ truyền hình, thù lao cho ban quản trị và chi phí dịch vụ khác…

TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đã ký ban hành Quyết định số 83/2024 về quy định việc xác định các khu vực chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố.





TP.HCM đã chính thức cấm phân lô bán nền tại 5 huyện ngoại thành. Ảnh: Lê Toàn

Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên toàn địa bàn thành phố không được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực xã, thị trấn, huyện của thành phố, đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Khoản 1, 2 Điều 45 Luật Đất đai 2024. Chủ đầu tư được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có mục tiêu tái định cư bằng nền đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.

TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2

Ngày 31/10, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 100/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP.HCM. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế cho quyết định số 60/2017 của UBND Thành phố quy định diện tích tối thiểu được tách thửa.

Cụ thể, đối với thửa đất ở khu vực 1 gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú diện tích tối thiểu để tách thửa là 36 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 3 m.





TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở là 36 m2 cho các quận trung tâm, và 80 m2 áp dụng cho các huyện ngoại thành. Ảnh: Lê Toàn

Khu vực 2 gồm các quận 7, 12, Bình Tân, TP.Thủ Đức và thị trấn các huyện diện tích tối thiểu là 50 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4 m.

Khu vực 3 gồm các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn) có diện tích tối thiểu là 80 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5 m.

Đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất trồng cây hằng năm, đất nông nghiệp khác là 500 m2. Đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung là 1.000 m2.

Về điều kiện được tách thửa, việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều 220 Luật Đất đai. Theo đó, đất tách thửa, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước,….

Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất để làm lối đi thì lối đi đó do các bên thỏa thuận và UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương xem xét lối đi do các bên thỏa thuận có đảm bảo về công tác phòng cháy chữa cháy, về hệ thống cấp thoát nước, điện để có ý kiến chấp thuận trước khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất.

Phần diện tích đất được xác định làm lối đi sử dụng cho nhiều thửa đất (từ 2 thửa đất trở lên) thì được chuyển sang hình thức sử dụng chung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Quyết định này áp dụng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục về tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật.

Đà Nẵng “chốt” giá thuê nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp

Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng cũng đã ban hành khung giá thuê nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Theo đó, đối với nhà ở xã hội theo dự án được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn, khung giá thuê thấp nhất là chung cư dưới 5 tầng (không có tầng hầm) với mức cho thuê tối đa là 88.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 57.000 đồng/m2/tháng.

Khung giá cho thuê cao nhất là chung cư từ 24 tầng đến dưới hoặc bằng 30 tầng (2 tầng hầm) với mức cho thuê tối đa là 165.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 104.000 đồng/m2/tháng.

Đối với khung giá cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân tự đầu tư xây dựng, Đà Nẵng quy định nhà ở riêng lẻ (1 tầng, căn hộ khép kín, kết cấu tường gạch chịu lực, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ) có giá cho thuê tối đa là 58.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 39.000 đồng/m2/tháng

Nhà ở riêng lẻ (từ 2 đến 3 tầng, kết cấu chịu lực bê tông cốt thép; tường bao xây gạch; sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ, không có tầng hầm) có giá cho thuê tối đa 88.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu 61.000 đồng/m2/tháng.

Nhà ở riêng lẻ (từ 4 đến 5 tầng, kết cấu chịu lực bê tông cốt thép; tường bao xây gạch; sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ, không có tầng hầm) có giá cho thuê tối đa 96.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu 66.000 đồng/m2/tháng (đối với diện tích xây dựng dưới 50 m2) và tối đa 75.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu 51.000 đồng/m2/tháng (đối với diện tích xây dựng từ 180m2 trở lên).

Đối với khung giá thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, khung giá cho thuê thấp nhất là chung cư dưới 5 tầng (không có tầng hầm) với giá cho thuê tối đa là 84.000 đồng/m2/tháng, tối thiểu là 54.000 đồng/m2/tháng.

Mức cho thuê cao nhất là chung cư từ dưới 24 tầng đến lớn hơn hoặc bằng 30 tầng (2 tầng hầm) với giá cho thuê cao nhất là 158.000 đồng/m2/tháng, thấp nhất là 100.000 đồng/m2/tháng.





Nguồn: https://baodautu.vn/batdongsan/can-ho-duoi-25-trieu-dongm2-gan-nhu-tuyet-chung-tphcm-cam-phan-lo-ban-nen-o-5-huyen-ngoai-thanh-d228982.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia nói gì về việc TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói TP.HCM cấm phân lô bán nền ở 5 huyện ngoại thành là chưa phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Chuyên gia nói gì về việc TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thànhÔng Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói TP.HCM cấm phân lô bán nền ở 5 huyện ngoại thành là chưa phù hợp với Luật Kinh doanh bất động sản 2023. ...

5 huyện ngoại thành TP HCM có thể bị ‘cấm’ phân lô bán nền

(CLO) Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở trên toàn địa bàn xã, thị trấn, huyện phải đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà ở theo quy định, sau đó mới thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026

HĐND TP. Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 76/NQ-HĐND về việc cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn Thành phố giai đoạn 2026-2030. Đây là bước đầu để thành phố hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 hơn 92.420 tỷ đồngHĐND TP. Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 76/NQ-HĐND về việc cho ý kiến về kế...

Giá nhà ở tăng cao không phải vì môi giới “bơm thổi

Nội dung được chia sẻ tại buổi họp báo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam. Theo đại diện của Hội, chính môi giới viên cũng đang ngán ngẩm trước thực trạng giá bất động sản tăng “phi mã” như hiện nay. Nội dung được chia sẻ tại buổi họp báo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam. Theo đại diện của Hội, chính môi giới viên cũng đang ngán ngẩm trước thực trạng giá bất...

Triển vọng M&A trong lĩnh vực logistics

Những con số ấn tượng cùng dự báo đầy triển vọng cho thấy ngành logistics tại Việt Nam có thể trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh. Những con số ấn tượng cùng dự báo đầy triển vọng cho thấy ngành logistics tại Việt Nam có thể trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh. ...

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt có nhiều điểm tiến bộ

Bày tỏ quan điểm đối với Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi, ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho rằng, Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám có nhiều điểm tiến bộ so với các bản dự thảo trước đó. Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt có nhiều điểm tiến bộBày tỏ quan điểm đối với Dự thảo Luật...

Lợi thế hạ tầng giao thông

Các tỉnh, thành phố ở miền Trung đang tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng để không bỏ lỡ “chuyến tàu” logistics, vốn được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển lớn về kinh tế cho địa phương và khu vực trong thời gian tới. Lợi thế hạ tầng giao thông - động lực mới trên “chuyến tàu” logistics tại miền Trung Các tỉnh, thành phố ở miền Trung đang tập trung nguồn lực hoàn thiện...

Bài đọc nhiều

Kết nối giao thương giữa Tập đoàn CGC Japan và doanh nghiệp Việt Nam

(ĐCSVN)- Hội nghị mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cho mình những đối tác tiềm năng tương xứng và các cơ hội hợp tác kinh doanh - xuất nhập khẩu mới. ...

Khởi động siêu đô thị biển CaraWorld

Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Ngày...

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Sáng nay, ngày 23/10, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương TP. Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA” tại TP. Cần Thơ. Tham dự Hội nghị có ông Ngô Chung Khánh, Phó Vụ trưởng - Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), lãnh đạo Sở...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm quy trình làm hồng vành khuyên treo gió cùng phụ nữ dân tộc Nùng

Mời bạn theo dõi chị Vương Thị Thương (Giám đốc HTX nông sản Toàn Thương) lựa chọn những trái hồng vành khuyên đạt tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ chế biến sâu của Nhật Bản để làm ra những sản phẩm hồng treo gió ngọt thơm, mang đậm đặc...

Chủ động biến nguy thành cơ trong các vụ kiện phòng vệ thương mại

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gia tăng. Do đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để "biến nguy thành cơ". ...

Giá nhà ở tăng cao không phải vì môi giới “bơm thổi

Nội dung được chia sẻ tại buổi họp báo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam. Theo đại diện của Hội, chính môi giới viên cũng đang ngán ngẩm trước thực trạng giá bất động sản tăng “phi mã” như hiện nay. Nội dung được chia sẻ tại buổi họp báo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam. Theo đại diện của Hội, chính môi giới viên cũng đang ngán ngẩm trước thực trạng giá bất...

Triển vọng M&A trong lĩnh vực logistics

Những con số ấn tượng cùng dự báo đầy triển vọng cho thấy ngành logistics tại Việt Nam có thể trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh. Những con số ấn tượng cùng dự báo đầy triển vọng cho thấy ngành logistics tại Việt Nam có thể trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh. ...

Tăng cao nhất 100-1.200 đồng/kg, giảm mạnh nhất 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 3/11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định. Trong tuần qua, giá các mặt hàng lúa điều chỉnh tăng; giá gạo tăng, giảm trái chiều. Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Thị trường giao dịch trầm lắng. Trong tuần qua, giá các mặt hàng lúa điều chỉnh tăng, giá gạo tăng,...

Mới nhất

Hoa hậu Thanh Thủy mang khung cửi dệt lụa nặng 5kg diễn Miss International 2024

Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy khoe nhan sắc ngọt ngào khi trình diễn thiết kế “Lụa nàng sen” trong phần thi trang phục dân tộc ở Miss International 2024. Trên sân khấu, Thanh Thủy diện thiết kế "Lụa nàng sen" của NTK Bùi Công Thiên Bảo. Trang phục là sự kết hợp giữa áo dài lụa và khung cửi dệt...

Ông Kim Sang-sik thăm dò Indonesia, HLV đối thủ lên tiếng

Tại ASEAN Cup 2024 (tiền thân là AFF Cup) đội tuyển Việt Nam nằm chung bảng B ASEAN Cup 2024 cùng Myanmar, Lào cùng 2 đội mạnh là Indonesia và Philippines. Để chuẩn bị cho giải đấu, ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam đã lên kế hoạch bay sang 2 nước Indonesia và Philippines, dự khán các...

Dự đoán cơ hội chiến thắng của ông Trump và bà Harris 3 ngày trước bầu cử

(Dân trí) - Các thăm dò đều cho thấy sự rượt đuổi sít sao đến những ngày cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng giữa Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty). Vào ngày 5/11 (theo giờ Mỹ), hàng triệu...

Bầu cử tổng thống Mỹ: Cử tri gốc Việt chọn ai?

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang tiến đến những ngày quyết định, và với các cử tri người Mỹ gốc Việt, mỗi lá phiếu không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn chứa đựng những kỳ vọng về tương lai nước Mỹ. Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đều đang...

Mới nhất