Vượt lên trên nhiều khó khăn, thách thức, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều cá nhân vùng đồng bào DTTS tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tiên phong đi đầu về phát triển kinh tế, từng bước giúp gia đình và người dân thoát nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình.Vừa qua, Đoàn công tác của Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có đợt kiểm tra, khảo sát về việc “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 – 2030″ tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận.Hòa chung với không khí vui tươi, phấn khởi đón năm học mới của ngành Giáo dục cả nước, ngày 02/11, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) trang trọng tổ chức Lễ Khai giảng Năm học mới 2024 – 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự và tặng hoa chúc mừng nhà trường.Nhờ đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận đã cơ bản được giải quyết.Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng.Chuốt nhẹ bàn tay đã chai sạn vết dấu của thời gian, nghệ nhân H’Phiết Uông cặm cụi bước bên bàn gốm. Bà thì thầm với đất như thì thầm với lòng mình, với cha ông vậy. Gốm không đủ sức nuôi mình như thuở xưa nữa, nhưng những người như H’Phiết Uông, H’Lưm Uông hay H’Huyên Bhôk vẫn âm thầm với đất để mong hồi sinh làng nghề.Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) đã chính thức khai mạc ngày 31/10. Sự kiện này do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức.Ngày 29/10, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) huyện Thuận Châu tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông về xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em về “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm” năm 2024.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. “Mèn mén. Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông. Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thời gian qua, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hoà Bình và sự phối hợp, tạo điều kiện của các sở, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự chủ động, tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719) một cách đồng bộ với những nhiệm vụ trọng tâm, thu được nhiều tín hiệu tích cực.Từ ngày 3 đến ngày 10/11, khu vực Trung Bộ có thể chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn; sau ngày 10/11, mưa lớn ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp với 2-3 đợt mưa rất lớn.Một thời huy hoàng và danh giá, nay Phật viện Đồng Dương đã chẳng còn lại gì ngoài một chân Tháp Sáng với cơ man gạch vỡ xung quanh và chằng chịt những cây chống để đấu chọi lại sự tàn phá của thời gian. Di tích quốc gia đặc biệt này đã được tỉnh Quảng Nam đề xuất phương án bảo tồn bằng Dự án tu bổ, gia cố, phục hồi và phát huy giá trị Tháp Sáng. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đến nay kế hoạch trùng tu di tích vẫn chưa thể triển khai.Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2024 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng 9 tháng đầu năm 2024, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả quan trọng trong kế hoạch đề ra, tạo bước phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.Vượt lên trên nhiều khó khăn, thách thức, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều cá nhân vùng đồng bào DTTS tại huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tiên phong đi đầu về phát triển kinh tế, từng bước giúp gia đình và người dân thoát nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình.
Tinh thần dám nghĩ, dám làm
Từ một xã có nhiều khó khăn, Ẳng Nưa từng bước vươn mình trở thành xã đầu tiên của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đạt chuẩn nông thôn mới, nhờ đó, chất lượng cuộc sống người dân ngày một được nâng cao.
Để làm nên thành công đó của Ẳng Nưa, bên cạnh dấu ấn đậm nét trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, ý chí tự vươn lên của người dân, không thể không kể tới vai trò đặc biệt của những gương sáng điển hình trong vùng đồng bào DTTS.
Ông Lý Giống Khá, Bí thư Chi bộ bản Tát Hẹ (xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) từ nhiều năm nay là gương sáng điển hình trong đồng bào DTTS, được người dân địa phương tin yêu.
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, ông Khá luôn phát huy tinh thần đi đầu trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chú trọng đến việc phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Với khát vọng mở lối thoát nghèo, ông Khá tích cực tham gia các lớp nghề do Trung tâm dạy nghề của huyện Mường Ảng phối hợp với chính quyền xã mở trên địa bàn để lĩnh hội các kiến thức về cách trồng và chăm sóc cây cà phê.
Vượt qua những trăn trở, khó khăn bước đầu về hướng đi, chọn cây gì, nuôi con gì, để phát triển kinh tế hộ gia đình, bằng những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn tiếp thu được từ các lớp dạy nghề, gia đình ông Khá đã mạnh dạn đầu tư trồng mới 3 ha cây cà phê. Ban đầu, gia đình ông Khá gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ.
Tuy vậy, sau 2 năm bắt tay vào cuộc, bằng những trải nghiệm thực tế, gia đình ông Khá đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích. Nhờ đó diện tích cây cà phê của gia đình dần ổn định, sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhận thấy hướng phát triển nhiều tiềm năng, gia đình ông Khá mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng, đầu tư trồng thêm 3 ha cây cà phê. Đến nay, gia đình ông Khá có tổng cộng 6 ha cây cà phê đã cho thu hoạch ổn định. Sau khi trừ các khoản chi phí mỗi năm, gia đình thu về trên dưới 300 triệu đồng. Với nguồn thu nhập trên gia đình, ông Khá đã mua sắm được nhiều phương tiện, như: Xe máy, ô tô tải và các máy móc nông nghiệp khác phục vụ cho việc chăm sóc diện tích cây cà phê và sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Không những phát triển kinh tế hộ gia đình, ông Khá còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ dân khác trong xã, giúp họ từng bước tự vươn lên thoát nghèo bền vững.
Giúp người dân thay đổi nhận thức trong phát triển kinh tế
Tương tự ông Lý Giống Khá, ông Lầu Chồng Lử (người đồng bào H’Mông) ở xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên cũng là gương sáng điển hình về phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS.
Nhìn vào cơ ngơi hiện tại của gia đình, ông Lử cho biết đó là sự đánh đổi bằng rất nhiều mồ hôi và nước mắt.
Theo lời ông Lử (tháng 4/1998, từ bản Hua Sa A, Hua Sa B, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo), gia đình ông cùng 11 hộ người dân tộc H’Mông khác dắt nhau về vùng đất mới theo chương trình đưa thanh niên đi lập nghiệp do Tỉnh đoàn Lai Châu (nay là Tỉnh đoàn Điện Biên) triển khai. Tài sản các gia đình đem theo không có gì đáng giá ngoài con dao quắm và mấy cái nồi.
Sau đó, do cuộc sống nơi mới gặp muôn vàn khó khăn, nhiều hộ trong tổng số 12 gia đình đã dắt nhau trở về quê cũ.
Là một trong số ít những người quyết tâm bám trụ lại với vùng đất Ẳng Nưa ngày nay, ông Lử miệt mài ăn ngủ trên các vườn cà phê tự trồng, tỉ mẫn vun từng gốc, dẫn nước về tưới từng hàng cây. Bằng sự kiên trì, vượt khó, không quản ngại khó khăn vất vả, một thời gian sau, những vườn cà phê do ông Lử chăm sóc đã đua nhau đơm bông kết trái trong niềm vui khôn tả.
Tiếp nối những mùa vui, gia đình ông Lử và một số hộ khác quyết tâm không bỏ cuộc đã thực sự bước sang trang mới của cuộc đời. Nhờ vào cây cà phê, họ không còn phải lo cái ăn, cái mặc, bởi mỗi năm, gia đình ông Lử thu hàng trăm triệu đồng sau thu hoạch. Giờ đây, gia đình ông Lử đã sở hữu gần chục ha cà phê.
Bên cạnh phát triển cây cà phê, gia đình ông Lử còn mở rộng thêm diện tích chăn nuôi gia súc và thuỷ sản.
Học tập mô hình làm kinh tế của gia đình ông Lử, nhiều hộ gia đình khác tại địa bàn xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng đã mạnh dạn vay vốn, để đầu tư làm ăn, qua đó từng bước thoát nghèo bền vững.
Trao đổi với Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lù Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, cho biết: Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp các ngành, trên địa bàn xã Ẳng Nưa xuất hiện nhiều gương sáng điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của xã. Họ đều là những tấm gương sáng, để nhân dân trong xã học theo về phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, qua đó góp phần rất quan trọng về việc xây dựng gia đình văn hoá, bản văn hoá, bản nông thôn mới và xã nông thôn mới.
Thời gian tới, nhằm tiếp tục phát hiện, nhân rộng những gương điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS, xã Ẳng Nưa sẽ tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua lao động sản xuất chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, tỉnh, huyện. Đồng thời, lãnh đạo xã tích cực tham mưu, phối hợp với cấp có thẩm quyền tạo điều kiện, để Nhân dân tham gia các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, thăm quan học tập kinh nghiệm, cách làm hay về phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững trên chính quê hương mình.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nhung-tam-guong-dien-hinh-tien-tien-o-muong-ang-1730464167664.htm