Trang chủNewsDu lịchThưởng thức 'văn hóa' ẩm thực Việt

Thưởng thức ‘văn hóa’ ẩm thực Việt

(Tổ Quốc) – Trên “bản đồ di sản văn hóa” của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cùng với những di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng mang đậm kiến trúc Trung Quốc, Quận 5 nổi lên là một khu vực có nhiều địa điểm ăn uống – ẩm thực độc đáo, kết tinh văn hóa giữa ẩm thực của người Việt với ẩm thực của người Hoa.

Những không gian văn hóa đặc sắc

Trên địa bàn Quận 5 tập trung nhiều không gian văn hóa, các di tích có lịch sử lâu đời, là lựa chọn của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến TP.HCM. Quận 5 tại TP.HCM là nơi có nhiều người Hoa sinh sống, cùng với thời gian, người Hoa ở đây đã hình thành nên một bản sắc văn hóa riêng có của Quận 5.

Đến với Quận 5, du khách không thể bỏ qua những công trình kiến trúc mang đậm phong cách Trung Quốc. Tại đây, nhiều ngôi chùa (hội quán), di tích đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia như: Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Bà Chợ Lớn), Đình Minh Hương Gia Thạnh, Quỳnh Phủ Hội Quán- Miếu Bà Hải Nam, Miếu Nhị Phủ (Nhị Phủ Hội quán, Chùa ông Bổn), Đình Nghĩa Nhuận, Hội quán Lệ Châu, Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán…

Những công trình kiến trúc nằm rải rác dọc theo các tuyến đường tại Quận 5, nổi bật lên với những nét thiết kế mang phong cách kiến trúc của vùng Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Châu… thể hiện trên phần trang trí mái ngói dạng ống, những bức phù điêu, tượng thờ, liễn đối, hoành phi mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa.

Thưởng thức 'văn hóa' ẩm thực Việt - Hoa tại Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story  - Ảnh 1.

Chùa Bà Thiên Hậu (ảnh: Vinwonder)

Hội quán Tuệ Thành là nơi thờ phụng Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị thần thường hiển linh phù hộ cho người dân. Hội quán Tuệ Thành thu hút sự chú ý của du khách bởi các phù điêu gốm trang trí trên tường, trên mái ngói. Mái của mỗi điện thờ và Đông sương, Tây sương được trang trí cả hai mặt bằng phù điêu gốm do hai lò gốm Đồng Hòa và Bửu Nguyên tạo tác vào năm 1908. Hiện trong Chùa vẫn còn lưu giữ một đại hồng chung, các chữ Hán đúc trên thân chuông cho biết chuông do các nhà buôn của hội quán dâng cúng vào năm Ất Dậu niên hiệu Càn Long tức năm 1795.

Thưởng thức 'văn hóa' ẩm thực Việt - Hoa tại Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story  - Ảnh 2.

Đình Minh Hương Gia Thạnh (ảnh: elledecoration)

Đình Minh Hương Gia Thạnh là ngôi đình cổ nhất của người Hoa tại Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ 18 với lối kiến trúc độc đáo mang đậm bản sắc của người Minh Hương. Đình không chỉ là nơi thờ cúng các vị thần, các bậc tiền nhân, mà còn là nơi gìn giữ nhiều di sản văn hóa, nghệ thuật và lịch sử. Đặc biệt, kiến trúc của đình nổi bật với những bờ nóc mái trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu và các tiểu tượng do lò gốm Đồng Hòa ở Cây Mai thực hiện vào năm Tân Sửu 1901.

Toạ lạc số 276 đường Trần Hưng Đạo B, phường 11, Quận 5, TP.HCM, Hội quán Quỳnh Phủ hay chùa Bà Hải Nam là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hóa của người Hoa gốc Hải Nam. Hội quán được xây vào khoảng năm 1824, do cộng đồng Hoa kiều gốc Hải Nam đến sinh sống ở Chợ Lớn đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng làm nơi tổ chức lễ hội dân tộc, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Theo các ghi chép trên các bia đá thì Hội quán đã trải qua hơn chục lần trùng tu mở rộng, trong đó có 6 lần trùng tu quy mô lớn, chùa mới có quy mô, diện mạo như hôm nay.

Thưởng thức 'văn hóa' ẩm thực Việt - Hoa tại Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story  - Ảnh 3.

Miếu Nhị Phủ (ảnh: TTVHQ5)

Miếu Nhị Phủ được thành lập do sự đóng góp của người Hoa gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, được xem là một trong những đền miếu xưa nhất của người Hoa ở TP.HCM. Là một công trình kiến trúc đặc sắc với nghệ thuật chạm đá, chạm gỗ tinh xảo, Miếu Nhị Phủ không chỉ thể hiện sự giao lưu văn hóa Hoa – Việt mà còn đánh dấu sự định cư và phát triển của người Hoa Phúc Kiến, gắn liền với sự phát triển của Sài Gòn xưa.

Hội quán Lệ Châu tồn tại và phát triển hơn 120 năm, nổi tiếng là ngôi nhà thờ Tổ nghề Thợ Bạc sớm nhất tại Sài Gòn – Chợ Lớn và cả vùng Nam Bộ. Hội quán còn lưu giữ nhiều kiến trúc đặc trưng, cùng các bức bình phong, câu đối, liễn đối mang nhiều ý nghĩa ca ngợi nghề làm thợ bạc. Đồng thời, nơi đây còn lưu giữ bức sắc phong Cao tổ nghề kim hoàn Việt Nam Cao Đình Độ (1743-1810). Hàng năm, lễ giỗ tổ “Đệ nhị tổ sư Cao Đình Hương được Hội quán Lệ Châu tổ chức long trọng vào mùng 6, 7 và 8 tháng 2 âm lịch.

Thưởng thức 'văn hóa' ẩm thực Việt - Hoa tại Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story  - Ảnh 4.

Một góc Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán

Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán- di tích kiến trúc, lịch sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, nằm trong khuôn viên Bệnh viện Nhiệt đới tại TP.HCM. Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán gắn liền với cuộc đời cách mạng bất khuất kiên cường của nhiều chiến sĩ cách mạng, trong đó có đồng chí Tổng Bí Thư Trần Phú đã bị giam giữ và hy sinh tại đây. Ngày nay, các bức tường của trại giam đã trở thành những “chứng nhân” lịch sử tố cáo cho tội ác của thực dân đế quốc.

Khám phá Quận 5 hôm nay, du khách sẽ có cảm giác vừa lạ vừa quen bởi xen lẫn tiếng Việt hằng ngày, chúng ta vẫn sẽ bắt gặp những chủ cửa hàng nói tiếng Việt bằng giọng Quảng Đông, một ngôn ngữ tạo nên đặc trưng âm thanh độc đáo trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây, hay xen lẫn những bảng hiệu tiếng Việt là những bảng hiệu viết bằng chữ Hán, hay những quán ăn phục vụ thượng khách những món ăn đậm vị Quảng Đông…

Văn hóa của người Hoa còn được thể hiện rõ nét trong những dịp lễ hội lớn trong năm như: Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Trung Thu… Trong những dịp Lễ Tết đặc biệt này, ngoài các hoạt động văn hóa tín ngưỡng thực hiện tại chùa chiền, trong các gia đình và cộng đồng dân cư nơi đây cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng… khiến cho không khí thêm vui nhộn.

Thưởng thức 'văn hóa' ẩm thực Việt - Hoa tại Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story  - Ảnh 5.

Hội quán Lệ Châu (ảnh: Sở Du lịch TP.HCM)

Văn hóa ẩm thực Việt – Hoa

Cùng với những nét kiến trúc văn hóa đặc sắc của người Hoa, ẩm thực của người Hoa tại Quận 5 cũng là một nét văn hóa độc đáo, điểm nổi bật thu hút du khách khi đến với TP.HCM. Phát huy ưu thế này, Quận 5 không ngừng nỗ lực nâng tầm vị thế ẩm thực để trở thành một thương hiệu văn hóa của Quận mà Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn- Chợ Lớn Food Story là một điểm nhấn, dự kiến thu hút du khách đến với Thành phố dịp cuối năm.

Sự kiện được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực Quận 5, hướng tới mục tiêu đưa Quận 5 trở thành thủ phủ ăn uống thu hút sự chú ý của du khách và người dân, tạo nên một chiến dịch quảng bá ẩm thực độc đáo, có ý nghĩa và gắn liền với lợi ích của cộng đồng, đồng thời đưa Quận 5 trở thành một điểm đến không thể bỏ lỡ đối với khách du lịch khi đến với TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Sau thành công của Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story lần thứ 1, thu hút hơn 25.000 lượt khách trong nước và quốc tế tham gia, năm 2024, Quận 5 tiếp tục tổ chức Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story lần 2 với chủ đề “Mỹ vị Mì và Bánh”, thể hiện những tinh túy của nền ẩm thực truyền thống đặc trưng đến từ các nhà hàng, quán ăn đặc trưng và nổi tiếng. Lễ hội diễn ra từ 09g00 ngày 06/12 đến 21g30 ngày 08/12/2024. Lễ Khai mạc sẽ diễn ra vào lúc 18g00 ngày 06/12 tại Trung tâm Văn hóa- Thể thao Quận 5 (số 105 đường Trần Hưng Đạo, phường 6, quận 5, TP. HCM).

Nhấn mạnh sự độc đáo của sự kiện, bà Đào Thị Ánh Tuyết, Phó phòng Kinh tế UBND Quận 5 cho hay, Lễ hội ẩm thực Chợ Lớn Food Story không chỉ đơn thuần là nơi thưởng thức món ngon mà còn là dịp để trải nghiệm và khám phá câu chuyện văn hóa ẩm thực độc đáo, cũng như phong tục tập quán đặc trưng của cộng đồng người Việt – Hoa tại Chợ Lớn.

Lễ hội là sự kiện quảng bá thương hiệu, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt – Hoa kết hợp giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng và quảng bá Quận 5 trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ khi đặt chân đến TP.HCM.

Nét ẩm thực độc đáo của Quận 5, TP.HCM

Tham gia Lễ hội, người dân sẽ được trải nghiệm, thưởng lãm nhiều món ăn đặc trưng, các món ẩm Việt (trà, cà phê, nước mát, chè…) – thực Hoa (mì, hủ tiếu, sủi cảo, bánh các loại…), các sản phẩm, nguyên liệu nấu ăn… hay cùng tham gia trải nghiệm chế biến món ăn thông qua các workshop vào bếp. Trong khuôn khổ Lễ hội, người tham dự sẽ tham gia các talkshow, tọa đàm về ẩm thực, xây dựng thương hiệu… để góp phần quảng bá, phát triển du lịch trong thời đại mới kết hợp giữa offline và online.

Quận 5 thuộc khu vực trung tâm của TP.HCM, là nơi giao thoa văn hóa, thu hút khách du lịch không chỉ vì nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điểm đến đặc sắc mà còn bởi văn hóa ẩm thực phong phú, hấp dẫn. Sự kiện nhằm góp phần tích cực vào việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực Việt – Hoa. Bên cạnh đó, giới thiệu, tôn vinh, xây dựng thương hiệu ẩm thực “Ăn ngon Quận 5” hướng đến mục tiêu đưa Quận 5 trở thành điểm đến du lịch ẩm thực đặc trưng của TP.HCM.

Đây cũng là nơi gửi gắm câu chuyện về văn hóa thưởng lãm “ẩm” và “thực” cùng phong tục, tập quán của cộng đồng người dân tại vùng Chợ Lớn, đồng thời mang tới cơ hội để các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn quảng bá thương hiệu đến người dân và du khách, góp phần phát triển du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Quận 5 cũng như TP.HCM.



Nguồn: https://toquoc.vn/thuong-thuc-van-hoa-am-thuc-viet-hoa-tai-le-hoi-am-thuc-cho-lon-food-story-2024110212512932.htm

Cùng chủ đề

‘Rốn lũ’ Quảng Bình ngập ngụa trong bùn đất

TPO - Đến sáng nay ngày 2/11, vùng lũ 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ của tỉnh Quảng Bình nước cơ bản rút hết, nhưng để lại một lượng bùn đất khổng lồ, đường sá, nhà cửa, công sở, trường học… ngập ngụa trong bùn đất. 02/11/2024 | 11:18 ...

Hội Liên hiệp Phụ nữ Thuận Châu (Sơn La): Tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông xoá bỏ định kiến giới và...

Ngày 29/10, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) huyện Thuận Châu tổ chức lễ phát động chiến dịch truyền thông về xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em về “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm” năm 2024.Từ ngày 3 đến ngày 10/11, khu vực Trung Bộ có thể chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa...

Solano Energy và giải pháp công nghệ tối ưu điện mặt trời

Solano Energy xây dựng mô hình năng lượng thông minh gồm hệ thống pin lưu trữ và việc quản lý, điều phối các pin lưu trữ kết nối vào lưới điện thông thường. Điện là bánh mì của công nghiệpLớn lên trong gia đình...

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân làm thế nào để giảm ngứa hiệu quả

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ trải qua hàng loạt thay đổi về hormone, thể chất và cả tâm lý. Trong đó, một trong những triệu chứng mẹ bầu thường gặp là bị ngứa toàn thân, gây cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị...

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp

Pháp là nước thứ ba sau Nhật Bản, Italia đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao, đưa tàu TGV trở thành “niềm tự hào dân tộc”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh hai bộ xương cá Ông được phục dựng hoành chỉnh, trưng bày phục vụ du khách tham quan

(Tổ Quốc) - Hai bộ xương cá voi (người dân địa phương gọi là cá Ông) có niên đại hơn 300 năm ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã được các chuyên gia phục dựng hoành chỉnh, trưng bày và giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. ...

Đêm nhạc Phạm Duy “Đường tình ta đi” sắp diễn ra tại Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Đêm nhạc Phạm Duy “Đường tình ta đi” sẽ diễn ra vào tối 7/12 tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như Tuấn Ngọc, Ý Lan… ...

Tăng thuế VAT đối với sản phẩm văn hóa làm giảm khả năng và quyền tiếp cận văn hóa của người dân

(Tổ Quốc) - Chia sẻ với chúng tôi, bà Trương Uyên Ly, với vai trò là người quan sát độc lập trong lĩnh vực văn hóa sáng tạo cho rằng, việc tăng thuế VAT đối với các sản phẩm văn hóa sẽ làm cản trở quá trình phát triển văn hóa...

Khai mạc Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024

(Tổ Quốc) - Tối 1/11, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức đã khai mạc tại Rạp Công nhân, Hà Nội. Liên hoan là hoạt động văn hóa...

Đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Tổ Quốc) - Tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã xây dựng nhiều đề án, kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh việc phát triển cây chè trở thành sản phẩm du lịch góp phần nâng cao đời sống người dân thì việc gìn giữ, đưa...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Làng gốm Phù Lãng níu chân khách du lịch phương xa

Có dịp đến làng Phù Lãng (Bắc Ninh), du khách dễ dàng nhận ra các sản phẩm gốm truyền thống có mặt ở khắp nơi, như bình, chậu, chum dùng để trồng cây cảnh ngoài vườn hay để trồng đào, quất mỗi dịp Tết đến Xuân về. Tương truyền nghề gốm ở đây đã hình thành và phát triển gần 800 năm. Du lịch và gốm Không dừng lại ở việc làm ra những sản phẩm gốm, người dân Phù Lãng đang...

Đưa Long An thành điểm du lịch đặc sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An xác định văn hóa, du lịch là lĩnh vực tiềm năng cần “đánh thức” trong thời gian tới để phát huy thế mạnh đa dạng của tỉnh. Là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí “giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Long An có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, Long An sở hữu vùng lõi Đồng Tháp Mười rộng lớn, nơi có...

Cùng chuyên mục

Ý nghĩa của những biểu tượng độc đáo tại Cà Mau và Bạc Liêu

(NLĐO) – Những biểu tượng độc đáo tại Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm "check-in" lý tưởng. ...

Bí ẩn bên trong hang động có dấu tích người tiền sử

(NLĐO)- Hang Con Moong, một di chỉ khảo cổ đặc biệt ở Thanh Hóa, còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn của nhiều thời đại, từ đá cũ, qua đá mới ...

Nhà hát 3 nón lá Bạc Liêu

Kinhtedothi – Nằm trong quần thể kiến trúc Quảng trường Hùng Vương TP Bạc Liêu, Nhà hát 3 nón lá là điểm nhấn du lịch rất riêng thu hút du khách bởi lối kiến trúc hiện đại, nhưng lại tiêu biểu cho bản sắc một nền văn hóa địa phương lâu đời đậm nét Nam bộ hào sảng. Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Lý Vỹ Triều Dương Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao...

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

Đến với Ngày hội, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu bản sắc, chiêm ngưỡng nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống, thưởng thức các làn điệu dân ca...Hà Nội: Hào hùng, sôi động chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm: Vinh danh 2 bảo vật quốc gia mới ở Ninh ThuậnNgày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt...

Trung Quốc mở rộng chương trình miễn thị thực 15 ngày cho du khách quốc tế

Công dân từ 9 quốc gia gồm Hàn Quốc, Slovakia, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Andorra, Monaco, Litva và Phần Lan được nhập cảnh Trung Quốc mà không cần xin thị thực trong thời gian tối đa 15 ngày.Quốc gia Arab đầu tiên vào danh sách được miễn thị thực của Mỹ Belarus thông báo chế độ miễn thị thực 90 ngày với 35 nước châu ÂuTrung Quốc tăng số cửa khẩu áp dụng miễn thị thực cho người...

Mới nhất

Mới nhất