Trang chủNewsKinh tếCác nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là...

Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu



Theo báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu năm nay được thúc đẩy nhờ những động lực mới.

Trong khi các nước phát triển mong muốn quay trở lại mức tăng trưởng 2%, một số nước đang phát triển ở châu Á đang thể hiện tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận, từ 3% đến 7%. Việc tái cơ cấu chuỗi giá trị và thương mại toàn cầu cũng phần nào mang lại những lợi ích cho một số quốc gia châu Á, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia…

Chú thích ảnh

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nếu loại trừ Trung Quốc, tỷ trọng của các nước đang phát triển trong GDP toàn cầu, chưa bao giờ cao như thế trong 10 năm qua, đạt 40%. Cùng nhau, nhóm này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,3% trong năm nay, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 3,2%.

Trong đó, Ấn Độ dẫn đầu với mức tăng dự kiến 7% trong năm 2024, trước khi chậm lại còn 6,5% vào năm 2025. Đất nước với 1,4 tỷ dân này đang được hưởng lợi từ nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh mẽ sau giai đoạn phục hồi hậu đại dịch COVID-19, cũng như các chính sách ưu đãi với đầu tư tư nhân và nước ngoài.

Tiếp đó là sự trỗi dậy của ASEAN, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,5% trong năm nay do được hưởng lợi từ việc tổ chức lại các chuỗi logistics trong sản xuất công nghiệp. Theo IMF, GDP của Việt Nam dự kiến đạt 6,1% trong năm nay, thậm chí có thể đạt mức từ 6,8% đến 7% như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Việt Nam đã ghi nhận kết quả tăng trưởng tốt nhất trong 2 năm qua, được thúc đẩy nhờ xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sự gia tăng đầu tư nước ngoài.

Philippines cũng đang phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ “thuê ngoài” (outsourcing). Quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp toàn cầu, muốn triển khai các hoạt động ở nước ngoài. Một nước ASEAN khác là Malaysia, trung tâm của chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn, cũng đang tận dụng tốt làn sóng tái định vị với tốc độ gần 5% năm nay. Campuchia, quốc gia nhỏ, trẻ và đang hiện đại hóa nhanh chóng, cũng khẳng định mình qua các con số với mức tăng GDP dự kiến đạt 5,5% trong năm nay và gần 6% vào năm 2025.

Trong khi đó, ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 2,2% năm 2023 xuống 2,1% năm 2024, trước khi phục hồi lên 2,5% năm 2025. Trong đó, bất ngờ nhất đến từ Brazil khi tăng trưởng của nền kinh tế nước này dự kiến sẽ đạt 3% trong năm nay nhờ tiêu dùng tư nhân và đầu tư mạnh hơn trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, sang năm 2025, Brazil có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt và nguy cơ suy giảm của thị trường lao động. Dù GDP bình quân đầu người ở các nền kinh tế Nam Mỹ vẫn cao hơn các nước mới nổi ở châu Á, song khoảng cách này đang dần được thu hẹp lại. Các nước Nam Mỹ có nhiều tài nguyên thiên nhiên – khí đốt, dầu mỏ, ngũ cốc, kim loại hiếm, nhưng chỉ số của các nguồn lực này “đang đứng yên” do thiếu máy móc công nghiệp và các rào cản hành chính, cũng như bất ổn chính trị trong khu vực. Trong khi đó, các “con rồng châu Á” đang đẩy mạnh công nghiệp hóa nhanh chóng và có môi trường kinh doanh cởi mở hơn.

 

Cuối cùng, ở khu vực Á-Âu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ chậm lại, còn 3% trong năm nay, so với 5% năm 2023, do bị ảnh hưởng từ cuộc chiến chống siêu lạm phát đang hoành hành trong hai năm qua ở nước này. Tăng trưởng kinh tế của Nga năm 2024 được điều chỉnh tăng từ mức dự báo 3,2% hồi tháng 7 lên 3,6%, nhưng sẽ tụt xuống còn 1,3% vào năm 2025 do thiếu hụt lao động và đầu tư.


Theo TTXVN





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/cac-nen-kinh-te-moi-noi-o-chau-a-tiep-tuc-la-dong-luc-chinh-cho-tang-truong-toan-cau/20241102080444995

Cùng chủ đề

ĐS Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam

TPO - Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam vì sẽ kết thúc giai đoạn kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Để kinh tế Việt Nam "cán đích", cần rất nhiều nỗ lực vượt bậc. TPO - Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam vì sẽ kết thúc giai đoạn kế...

‘Techcombank đang tiến sát mức tăng trưởng 19%’

Trả lời câu hỏi “Techcombank đang ở đâu về tốc độ tăng trưởng cho vay ở Việt Nam - hiện là quốc gia Đông Nam Á đang phát triển rất nhanh”, CEO Jens Lottner cho biết, ngân hàng này đang tiến gần đến hạn mức được giao cả năm là 18 hoặc 19%. Trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC TV, hôm .../10, CEO Techcombank  Jens Lottner khá chắc chắn rằng Techcombank có thể kết thúc năm 2024 ở mức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

CEO Adsota gợi ý ‘chìa khóa’ giúp các chiến dịch marketing du lịch thành công

DNVN - Chìa khóa thu hút du khách hiện nay không chỉ là quảng bá các điểm đến nổi bật mà còn là tạo ra trải nghiệm gắn kết sâu sắc với cộng đồng địa phương. Mỗi tour không chỉ đơn thuần là hành trình tham quan, mà là cơ hội để du khách...

Doanh nghiệp ‘tăng tốc’ phát triển nhờ văn hóa khai vấn

DNVN - AEON Việt Nam đã chuyển đổi tư duy cấp bậc bằng cách đào tạo và truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo áp dụng phương pháp khai vấn, giúp nhân viên cảm nhận được sự chân thành trong phong cách lãnh đạo của người quản lý. Điều này tạo nên niềm...

Kiến nghị chính sách phát triển thị trường bất động sản ổn định

Với vai trò là cơ quan nghiên cứu tư vấn chiến lược và chính sách kinh tế xã hội, ngày 1/11, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị các chính sách để phát triển thị trường bất động sản ổn định và lành...

Việt Nam thiếu hụt nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao

Đó là nhận định của các chuyên gia giáo dục và công nghệ tại hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: "Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa” ngày 1/11 bởi Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech và đơn vị hữu quan. ...

Giá ngoại tệ ngày 2/11/2024: USD tăng lên mốc 104,32 điểm

DNVN - Ngày 2/11/2024, đồng USD tăng trở lại sau các báo cáo việc làm suy giảm và sự chú ý của giới đầu tư đổ dồn vào cuộc bầu cử tại Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Khởi động siêu đô thị biển CaraWorld

Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Ngày...

Nếu Fit 24 phá sản, hội viên thành chủ nợ khó đòi quyền lợi

Phía cổ đông lớn của Công ty cổ phần Fit 24 vẫn đưa ra lời hẹn về thời hạn mở cửa hoạt động trở lại hệ thống phòng tập này với đối tác liên quan, nhưng thời gian không còn nhiều. Phía cổ đông lớn của Công ty cổ phần Fit 24 vẫn đưa ra lời hẹn về thời hạn mở cửa hoạt động trở lại hệ thống phòng tập này với đối tác liên quan, nhưng thời gian không...

Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Sáng nay, ngày 23/10, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương TP. Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA” tại TP. Cần Thơ. Tham dự Hội nghị có ông Ngô Chung Khánh, Phó Vụ trưởng - Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), lãnh đạo Sở...

Cùng chuyên mục

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc...

Tiếp tục lao dốc, trong nước giảm 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024, giá cà phê thế giới đồng loạt giảm, trong nước nằm ở mức 107.300-107.700 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg so với hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 2/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay giảm mạnh 1.500 đồng/kg nằm trong khoảng 107.300-107.700 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên...

Hết thời khan hiếm nguồn cung, tại sao giá nhà vẫn tăng?

Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án hoàn thành, được cấp phép mới và đủ điều kiện bán nhà “trên giấy" đều tăng lên trong quý III/2024. Tuy nhiên, khi nguồn cung đã dồi dào, thị trường vẫn có những lý do khiến giá nhà tăng cao. Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án hoàn thành, được cấp phép mới và đủ điều kiện bán nhà “trên giấy" đều tăng lên trong quý III/2024. Tuy nhiên, khi nguồn...

Gemadept xây dựng hệ sinh thái Cảng và Logistics tích hợp

Đó là chia sẻ của ông Cao Hồng Phong, Phó tổng giám đốc Gemalink tại Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Báo Đầu tư tổ chức vào sáng ngày 31/10. Gemadept kiên định với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái Cảng - Logistics thông minh và xanhĐó là chia sẻ của ông Cao Hồng Phong, Phó tổng giám đốc Gemalink tại Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do...

Cơ quan thuế Việt Nam và Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác

Các lãnh đạo hai cơ quan thuế Việt Nam và Hàn Quốc tin tưởng sẽ mở rộng và nâng tầm hợp tác trong tương lai. Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao thường niên SGATAR lần thứ 53 tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc từ ngày 29-31/10/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành đã có cuộc họp song phương với ông Kang Min Soo - Tổng cục trưởng Cơ quan thuế Quốc gia Hàn Quốc. Ông...

Mới nhất

Công dân đề nghị tạm dừng công bố kết quả thi Đội tuyển Toán, Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu trả lời

Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa vừa có chỉ đạo Sở GDĐT tỉnh này có văn bản trả lời công dân về việc đề nghị tạm dừng công bố kết quả...

Giám đốc Công an tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Vân làm Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 2/11, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động.Tại buổi lễ, Thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối...

Mới nhất