Trang chủChính trịNgoại giaoĐại sứ Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu...

Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”


Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 – 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị.

Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ "G" - Ảnh 1

Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 – 2018). Ảnh: Phương Thanh

Bối cảnh chính trị Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2024 có những khác biệt và tương đồng nào với sự kiện này năm 2020?

Bức tranh chung Nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử 2024 có rất nhiều những khác biệt dù song trùng là khó khăn và phân hóa chính trị.

Hậu đại dịch, một thời gian dài, chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải hứng chịu những tác động nặng nề, do đó bất chấp kinh tế Mỹ đang đạt những thành tựu mới như tăng trưởng hơn 2%, thoát khỏi suy thoái, kiểm soát được lạm phát nhưng cảm nhận chung của người dân vẫn là bị suy giảm về mặt kinh tế và thu nhập.

Điều đặc biệt nữa là việc là “thay ngựa giữa dòng” của Đảng Dân chủ, khiến cho cuộc đua khởi đầu là cuộc tái đấu Joe Biden – Donald Trump, sau đó trở thành Kamala Harris – Donald Trump. Ông Trump từ thế thắng khi đối đầu với ông Biden chuyển sang ngang bằng và thậm chí có thời điểm “lép vế” so với bà Kamala Harris. Bên cạnh đó, phía chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris cũng đang đứng trước bài toán minh chứng những thành tựu trong bốn năm cầm quyền qua.

Một điểm nữa là nước Mỹ không chỉ đối diện những vấn đề trong nước như phân cực hay khắc phục hậu quả đại dịch, những câu chuyện bên ngoài như khủng hoảng Ukraine hay Trung Đông cũng phần nào tác động trực diện đến cuộc đua năm nay.

Diễn ra trong bối cảnh này nên cuộc bầu cử trở nên sít sao, cực kỳ quyết liệt, các ứng cử viên cạnh tranh rất gay gắt.

Trong bối cảnh đó, người dân Mỹ mong muốn gì ở một Tổng thống, theo ông? Những vấn đề nào đối với họ là cấp thiết và cần giải quyết?

Hai yếu tố cốt lõi là kinh tế và giá trị dân chủ sẽ tạo ra sự phân hóa lớn nhất, tác động mạnh mẽ nhất tới cuộc bầu cử lần này.

Thứ nhất là sau đại dịch, tình hình kinh tế và lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý người Mỹ.  Đối với họ, hiện những vấn đề sát sườn như công ăn việc làm, đời sống, giá cả sinh hoạt… hiện là ưu tiên hàng đầu.

Trong thăm dò dư luận, tâm lý người dân vẫn cho rằng thời kỳ ông Trump cầm quyền kinh tế phát triển hơn. Nhưng đây không phải là thực tế. Đúng là thời kỳ đầu của chính quyền ông Donald Trump, kinh tế Mỹ tăng trưởng đến 3% nhưng giai đoạn cuối, đại dịch xuất hiện ảnh hưởng và tạo ra hệ lụy. Ông Biden chịu ảnh hưởng khách quan do đại dịch.

Thứ hai là một loạt vấn đề nóng như người nhập cư, quyền phụ nữ trong đó có quyền phá thai hay phân biệt xung đột chủng tộc, sắc tộc, cũng như về đối ngoại có câu chuyện Trung Đông, bởi cử tri Mỹ có một bộ phận người Hồi giáo, người Palestine gốc Ả Rập. Trong lòng nước Mỹ hiện phân hóa về những điểm này.

Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018). Ảnh: Phương Thanh
Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 – 2018). Ảnh: Phương Thanh

Chính sách kinh tế và đối ngoại của nước Mỹ rất được quan tâm trong thời gian tới, thông qua cuộc bầu cử này, ông đánh giá sự khác biệt giữa hai ứng viên như thế nào về những chính sách này và thay đổi nước Mỹ có thể trải qua sắp tới?

Về kinh tế, Đảng Dân chủ nhấn mạnh cung cấp phúc lợi cho người thu nhập trung bình, thu nhập thấp, mang tính bao cấp hơn; đánh thuế vào các tập đoàn lớn, giới tinh hoa, dẫn tới tăng dân sách công.

Trong khi đó, Đảng Cộng hòa chủ trương giảm quy định, thuế đối với các tập đoàn để họ tập trung phát triển sản xuất, từ đó tăng cường công ăn việc làm cho người dân, cổ vũ tư nhân hóa y tế, giáo dục… và chỉ hỗ trợ những người nghèo nhất, mặt khác giảm gánh nặng cho ngân sách công.

Cụ thể, với mức thuế áp lên người thu nhập cao hiện ở 20% , ông Trump kêu gọi giảm xuống còn 15% trong khi bà Harris muốn nâng lên 28% – mức đã có điều chỉnh, thấp hơn so với đề nghị từ ông Joe Biden lên 30%, thậm chí 39% . Về cung cấp phúc lợi, ông Trump muốn tăng công ăn việc làm để người dân tự mua bảo hiểm y tế, dịch vụ giáo dục, trong khi bà Harris đưa ra chương trình hỗ trợ người nghèo nhưng hiện chưa xác định được nguồn tài chính.

Về đối ngoại, bất kỳ nhà lãnh đạo tương lai nào của nước Mỹ cũng sẽ nhấn mạnh lợi ích, vai trò dẫn dắt của Mỹ với thế giới nhưng cách tiếp cận rất khác nhau.

Bà Harris cơ bản nương theo chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ, tiếp nối ông Joe Biden triển khai trong 4 năm qua, theo đó nhấn mạnh dân chủ, nhân quyền, quyền lao động, quan hệ đối tác với các đồng minh, cởi mở với các cơ chế đa phương. Trong khi đó ông Trump với quan điểm lợi ích nước Mỹ trên hết có thể thực dụng hơn, rằng Mỹ không nên tham gia nhiều vào các thiết chế đa phương và tiếp nối những động thái như rút lui Thỏa thuận Paris hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).  Về viện trợ cho Ukraine, ông Trump có thể duy trì quan điểm “nước Mỹ chi 1 đồng thì các đồng minh cũng phải chi 1 đồng”, cũng như cũng đã đề cập về việc đóng góp trong NATO.

Mặt khác, cũng có vấn đề hai bên có điểm chung, đó là cạnh tranh nước lớn đã được đẩy thành cạnh tranh chiến lược và như vậy khả năng cạnh tranh Mỹ-Trung trung vẫn gay gắt.

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump-hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ảnh: The Boston Globe
Bà Kamala Harris và ông Donald Trump-hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ảnh: The Boston Globe

Các cuộc thăm dò cho đến nay đều cho những kết quả hết sức sít sao, trong chặng cuối này, liệu có yếu tố gây bất ngờ cho cuộc bầu cử và nếu có thì là gì?

Đây là cuộc bầu cử rất gay gắt, trong bối cảnh một nước Mỹ phân cực. Cho đến nay, sự hưng phấn ban đầu của bà Kamala Harris không còn, còn tệp cử tri ủng hộ của ông Trump cũng chững đà mở rộng. Hiện hai bên vừa muốn củng cố cử tri ủng hộ, vừa muốn lôi kéo những thành phần trung dung.

Trên thăm dò toàn quốc bà Harris có lúc dẫn trước nhưng khoảng cách không lớn. Sự giành giật cử tri ở 7 bang chiến trường sẽ quyết định thành bại của hai ứng cử viên. Tỷ lệ chênh nhau ở các bang này cũng không vượt quá 1%, còn tính sai số nên dù ai thắng cử, cũng rất sít sao.

Mặt khác, tỷ lệ cử tri thực sự đi bỏ phiếu hay không là rất đáng chú ý. Theo kinh nghiệm từ các sự kiện bầu cử năm 2016, 2020; chỉ vài chục ngàn phiếu cũng có thể quyết định đến kết quả cuối cùng. Nhiều cử tri ủng hộ đã tuyên bố nhưng vào ngày bầu cử, họ vẫn có khả năng không ra bỏ phiếu.

Ở giai đoạn nước rút này, bất cứ điều gì cũng có thể tác động tới từ tâm lý người dân trước những vấn đề như cứu trợ sau siêu bão vừa qua, hay bất cứ diễn biến mới ở Trung Đông, vấn đề kinh tế…

Ông đánh giá tác động tiềm tàng của cuộc bầu cử này tới quan hệ Việt-Mỹ như thế nào?

Đây là cuộc bầu cử 3 trong 1, không chỉ là bầu cử Tổng thống mà còn ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Các cuộc thăm dò cho thấy, đến nay, không chỉ cuộc đua vào Nhà Trắng mà ở lưỡng viện cũng hết sức quyết liệt, khả năng phân chia quyền lực cho lưỡng đảng là rất lớn.

Do đó, bất kỳ Tổng thống nào lên nắm quyền cũng khó có khả năng áp đặt ý kiến của đảng mình, mà cần lá phiếu của đảng đối lập. Điều này đòi hỏi Quốc hội Mỹ tiếp tục vừa đấu tranh vừa nhân nhượng trong thế giằng co để ra được các chính sách.

Nếu bà Kamala Harris đắc cử sẽ có khả năng nước Mỹ sẽ tiếp nối chính sách cởi mở trong đa phương, củng cố đồng minh. Trong khi đối với ông Donald Trump sẽ nhấn mạnh lợi ích nước Mỹ, đồng minh phải chia sẻ gánh nặng tài chính, đối tác phải công bằng, vấn đề thâm hụt thương mại sẽ rất được quan tâm. Mặt khác, còn là vấn đề chủ thuyết và thực tế, có thể trong vận động tranh cử các quan điểm được đẩy cao và cực đoan hơn. Nhìn nhận những chính sách từ trước đó được cả hai ứng viên đưa ra hay có khả năng tiếp nối, chúng ta cần trù tính cho những kịch bản rất khác nhau.

Xin cảm ơn Đại sứ!

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dai-su-pham-quang-vinh-nhan-dinh-yeu-to-quyet-dinh-bau-cu-my-truoc-gio-g.html

Cùng chủ đề

ĐS Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam

TPO - Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam vì sẽ kết thúc giai đoạn kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Để kinh tế Việt Nam "cán đích", cần rất nhiều nỗ lực vượt bậc. TPO - Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam vì sẽ kết thúc giai đoạn kế...

7 bang chiến trường quyết định cuộc đua

(CLO) Hai ứng cử viên Donald Trump thuộc Đảng Cộng hòa và Kamala Harris thuộc Đảng Dân chủ có những kịch bản riêng để chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ vào thứ Ba tới (5/11), song tựu chung đều phụ thuộc vào kết quả ở 7 bang chiến trường. ...

Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng

Nền kinh tế Mỹ đã đạt được một thành tựu đáng chú ý và mang tính lịch sử trong quý III/2024. Tuy nhiên, chỉ còn vài ngày nữa là đến bầu cử Tổng thống, phần lớn cử tri cho biết, họ vẫn không hài lòng với tình hình kinh tế.

Hơn 60 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm

(CLO) Theo dữ liệu của Phòng nghiên cứu bầu cử của Đại học Florida, cử tri Mỹ có vẻ như rất ủng hộ việc bỏ phiếu sớm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus chứa chất cấm Sibutramine

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein. Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng...

tăng giá do đồng USD yếu hơn

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,7% lên 9.569 USD/tấn vào lúc 0647 GMT, trong khi hợp đồng đồng tháng 12 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 0,1% lên 76.570 Nhân dân tệ (10.748,63 USD)/tấn. Đồng LME được thiết lập để giảm tuần thứ năm liên tiếp, giảm 0,4% cho đến nay trong tuần này. Chỉ số USD đang hướng đến mức lỗ hàng tuần...

ĐS Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Người đàn ông ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến

Theo đó, do khu vực sinh sống của gia đình xuất hiện nhiều kiến, gián nên bệnh nhân A (43 tuổi; trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đã pha 5 gói thuốc diệt kiến vào 1.500ml nước chứa trong chai nhựa trước khi phun. Tưởng là chai nước uống nên con gái bệnh nhân đã giúp bố bỏ chai nước vào tủ lạnh. Với thói quen uống nước mát trong tủ lạnh hàng ngày, anh A mở tủ...

Hà Nội hỗ trợ 3 tỉnh số tiền 7 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 6

Kinhtedothi-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thay mặt Thường trực Thành ủy đã phê duyệt Tờ trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội về việc hỗ trợ Nhân dân các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 6. Hôm nay, 1/11, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Thông báo số 1946-TB/TU thông báo Kết luận của Thường trực Thành ủy về chủ...

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

ĐS Phạm Quang Vinh nhận định yếu tố quyết định bầu cử Mỹ trước giờ “G”

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 cực kỳ sít sao, có khả năng mang đến nhiều thay đổi cho xứ sở cờ hoa, trong đó phát triển kinh tế, đời sống người dân là một trong những vấn đề cốt lõi quyết định kết quả cuối cùng, theo ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014 - 2018) chia sẻ với Kinh tế & Đô thị. Bối cảnh...

Một công ty tại New York bị trừng phạt, Washington siết giao dịch mua bất động sản của nước ngoài gần căn cứ quân...

Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ ngày 1/11 cho biết, nước này đã áp dụng mức phạt 500.000 USD đối với công ty GlobalFoundries có trụ sở ở New York do đã vận chuyển chip tới một công ty ở Trung Quốc mà không xin phép.

Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Báo cáo niên vụ 2023 – 2024 cho thấy, xuất khẩu cà phê niên vụ này đã đóng góp hơn 5,4 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu ngành cà phê từ trước tới nay, theo Vicofa.

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba bắt đầu chuyến thăm Việt Nam

Sáng 2/11, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba (Chủ tịch Quốc hội) Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2-3/11/2024, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Đón Chủ tịch...

4 kiểu blazer kém đẹp bạn nên cân nhắc khi mua trong mùa lạnh

Đây là 4 kiểu blazer bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm để tránh những lựa chọn không đẹp mắt. ...

Tàu hàng bị trật bánh khi qua đèo Hải Vân ở Đà Nẵng

Trong lúc qua đèo Hải Vân (Đà Nẵng), tàu hoả chở hàng bị trật bánh 3 toa xe. Đến sáng nay (2/11), lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khắc phục sự cố. Sáng 2/11, lực lượng chức năng vẫn đang khắc phục sự cố tàu hoả trật bánh khỏi đường ray khi qua đèo Hải Vân, địa phận...

Sinh viên ĐH Duy Tân cùng các nghệ sĩ Đà Nẵng sáng tác ca khúc bão Yagi

Bên cạnh miệt mài học tập trên giảng đường Đại học (ĐH) Duy Tân với ngành Thiết kế Đồ họa, Rơ Lan Lê...

Sức mạnh đại đoàn kết trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

VOV.VN - Khoảnh khắc Bác đứng trên bục chỉ huy, bắt nhịp bài ca Kết đoàn đã trở thành một biểu tượng không gì lay chuyển nổi của tinh thần đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm của cả một dân tộc trong sự nghiệp giải phóng và tiến lên xây dựng, phát triển đất nước. vov.vn Nguồn:https://vov.vn/chinh-tri/suc-manh-dai-doan-ket-trong-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc-post1131961.vov

Mới nhất