Trang chủNewsThế giớiQuyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ tổng thống có thời hạn 4 năm. Ứng cử viên Tổng thống phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này quy định như không dưới 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân nước này.

Phòng làm việc của Tổng thống bên trong Nhà Trắng
Phòng làm việc của Tổng thống Mỹ bên trong Nhà Trắng.

Kể từ năm 1778, bầu cử Tổng thống Mỹ được diễn ra 4 năm một lần vào ngày thứ Ba ngay sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11. Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay diễn ra vào thứ Ba, 5/11, giữa ứng viên đảng Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ, đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris.

Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ tổng thống có thời hạn 4 năm, Hạ nghị sĩ nhiệm kỳ 2 năm, Thượng nghị sĩ nhiệm kỳ 6 năm. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp Mỹ quy định như không dưới 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, và được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.

Giới hạn nhiệm kỳ

Sau khi thắng cử trong cuộc bầu cử tháng 11, theo Hiến pháp Mỹ quy định, Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20/1 của năm sau đó. Đây cũng là thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống cũ. Lễ nhậm chức Tổng thống được tiến hành tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington.

Mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kéo dài 4 năm, và theo điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp được thông qua ngày 27/2/1951, mỗi Tổng thống chỉ có thể được tại nhiệm không quá hai nhiệm kỳ. Nếu một người đã đảm đương chức vụ Tổng thống hoặc quyền Tổng thống quá hai năm trong nhiệm kỳ mà người khác đã đắc cử Tổng thống, thì sẽ chỉ được bầu vào chức vụ Tổng thống không hơn một nhiệm kỳ.

Trên thực tế trước khi có quy định này, trong lịch sử Mỹ chỉ có một người đắc cử Tổng thống ba nhiệm kỳ liền là Franklin Roosevelt làm tổng thống 12 năm liên tiếp (từ 1933-1945); 5 người đã đắc cử hai nhiệm kỳ là Dwight D.Eisenhower (1952-1959), Richard Nixon (1969-1975), Ronald Reagan (1980-1987), Bill Clinton (1992-2001), George W.Bush (2001-2008) và Barack Obama (2008-2016).

Trong trường hợp Tổng thống không thể đảm đương được nhiệm vụ (từ chức, mất khả năng điều hành, qua đời), Quốc hội sẽ trao quyền cho Phó Tổng thống. Nếu cả Tổng thống và Phó Tổng thống đều rơi vào trường hợp trên thì theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội có quyền quyết định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Gần đây nhất, Đạo luật Kế vị tổng thống có hiệu lực năm 1974 nêu rõ Chủ tịch Hạ viện sẽ là người đứng thứ hai trong danh sách kế vị (sau Phó Tổng thống), tiếp đến là Chủ tịch Thượng viện (tạm quyền), sau đó đến các thành viên nội các-bắt đầu từ Ngoại trưởng.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống có thể bị Quốc hội bãi nhiệm theo một tiến trình phức tạp. Để có thể bãi nhiệm Tổng thống, Hạ viện phải ra Nghị quyết khởi tố và cử một số nghị sĩ đại diện, với tư cách bên nguyên trong phiên toà xét xử do Thượng viện tổ chức. Chánh án Toà án tối cao sẽ chủ trì phiên toà này. Quyết định phế truất Tổng thống phải được ít nhất 2/3 số Thượng nghị sĩ ủng hộ.

Quyền lực lớn đến đâu?

Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống phải đảm nhiệm hai chức năng: vừa là người đứng đầu Nhà nước (giống như Vua hay Tổng thống của nhiều nước khác), vừa đứng đầu ngành hành pháp (giống như Thủ tướng của các nước khác).

Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ ở cả trong lẫn ngoài nước. Với tư cách này, Tổng thống phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân, như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước khác, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng. Tổng thống ký lệnh ban hành các đạo luật đã được Quốc hội thông qua, ký kết các hiệp định với nước ngoài và bổ nhiệm các quan chức cao cấp trong chính quyền liên bang. Tổng thống cũng có quyền triệu tập phiên họp bất thường của bất cứ viện nào, hoặc của cả hai viện Quốc hội.

Trong vai trò là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống có nhiệm vụ ký kết các hiệp định; bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chính quyền liên bang. Tổng thống cũng phải thông báo về tình hình liên bang cho hai viện Quốc hội; kiến nghị một số dự luật, đề ra các điều lệ, quy định và chỉ thị có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua Quốc hội.

Về mặt lập pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết (veto) bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.

Bên cạnh quyền phủ quyết dự luật, Tổng thống còn có trách nhiệm kiến nghị về một số dự luật để Quốc hội xem xét thông qua. Kiến nghị về dự luật của Tổng thống thường được thể hiện trong Thông điệp liên bang đầu năm, trong dự thảo ngân sách và trong những kiến nghị cụ thể.

Hầu hết những kiến nghị này của Tổng thống cũng chính là đòi hỏi của ngành hành pháp đối với ngành lập pháp. Những kiến nghị này có thể trở thành luật hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chính trị của Tổng thống và ưu thế tương đối của đảng của Tổng thống trong Quốc hội.

Về mặt tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng viện chấp thuận. Tổng thống cũng có thể bác bỏ bản án hoặc ân xá cho các phạm nhân phạm luật Liên bang.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn được coi là nhà lãnh đạo tượng trưng cho chính đảng của mình. Các chương trình, các sáng kiến mà Tổng thống đưa ra thường phản ánh quan điểm của đảng mà ông là thành viên.

Có thể nói, Tổng thống là trung tâm của nền chính trị Mỹ. Tổng thống có quyền lực rất lớn trong lĩnh vực đối ngoại và quân sự, nhưng thường không mạnh trong các quyết sách về đối nội vì còn phải tùy thuộc vào Quốc hội. Thông thường, Tổng thống chỉ đạt được những mục tiêu về chính sách đối nội khi ông thuyết phục được Quốc hội và các chính đảng rằng lợi ích của họ trong trường hợp này là tương đồng.

Để giám sát quyền lực của Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức cao cấp khác trong chính phủ, Hiến pháp Mỹ quy định Hạ nghị viện là cơ quan có quyền luận tội những người này, còn Thượng nghị viện là cơ quan có quyền xét xử. Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 3 Tổng thống bị luận tội, nhưng đều vượt qua được, đó là ông Andrew Johnson, Bill Clinton và Donald Trump. Trong khi đó, ông Richard Nixon vì vụ bê bối Watergate đã từ chức trước khi bị luận tội.

Rất khó bị phế truất

Tổng thống Mỹ là người duy nhất có toàn quyền về hành pháp ở nước Mỹ. Việc tập trung quyền lực vào tay một người đã cho phép Tổng thống hành động một cách tự do và có hiệu lực lớn.

Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm, không phụ thuộc vào tỷ lệ ủng hộ trong dư luận hay sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong Quốc hội. Điều này cho phép Tổng thống có thể đưa ra những quyết định nhất thời không hợp với lòng dân, mà không sợ bị mất chức.

Sự phân chia quyền lực tương đối trong thể chế “Tam quyền phân lập” đã cho phép Tổng thống có thể tự do hành động, mà không sợ bị cản trở quá nhiều, đặc biệt là bởi sự can thiệp của nghị viện.

Cơ chế bầu Tổng thống qua hệ thống phiếu đại cử tri đã làm cho Tổng thống luôn phải là ứng cử viên của một đảng chính trị lớn. Vai trò tăng lên của các chính đảng cũng đồng thời làm tăng vai trò của Tổng thống. Bởi vậy Tổng thống cũng được coi là nhà lãnh đạo của đảng mình.

Điều 2 Hiến pháp Mỹ dành “quyền hành pháp và tư lệnh quân đội” cho Tổng thống đã tạo điều kiện cho Tổng thống đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng. Ví dụ như: Quyết định mua bang Louisiana của Tổng thống Jefferson; hàng loạt quyết định của Tổng thống Lincoln trong thời kỳ nội chiến; tuyên bố tình trạng khẩn cấp dẫn đến việc huy động quốc phòng và triển khai quân đội ra nước ngoài của Tổng thống Roosevelt; quyết định trưng thu các nhà máy luyện thép của Tổng thống Truman,… đã từng bước làm tăng dần quyền lực của Tổng thống Mỹ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-my-2024-quyen-luc-va-gioi-han-cua-tong-thong-my-292191.html

Cùng chủ đề

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng

Nền kinh tế Mỹ đã đạt được một thành tựu đáng chú ý và mang tính lịch sử trong quý III/2024. Tuy nhiên, chỉ còn vài ngày nữa là đến bầu cử Tổng thống, phần lớn cử tri cho biết, họ vẫn không hài lòng với tình hình kinh tế.

Ông Trump, bà Harris đều cho rằng đa số cử tri đã bỏ phiếu cho mình

Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris đều cho rằng nhiều cử tri bỏ phiếu sớm là để ủng hộ mình. ...

Thẩm phán không ra phán quyết, ông Musk có được tiếp tục tặng 1 triệu USD/ngày?

Thẩm phán tòa án tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) ngày 31.10 không ra phán quyết ngăn tỉ phú Elon Musk thưởng tiền cho cử tri, thay vào đó chuyển vụ việc lên tòa án liên bang. ...

Elon Musk giàu thêm 30 tỷ USD, có bùng nổ nhờ Donald Trump?

Liên minh châu Âu (EU) vừa áp thuế lên xe điện Trung Quốc tăng gấp hơn 4,5 lần so với mức cũ. Đây có là lợi thế cho Tesla của Elon Musk và thêm cú hích nếu Donald Trump thắng cử? Liên minh châu Âu (EU) hôm 29/10 chính thức tăng thuế nhập khẩu xe điện (EV) từ Trung Quốc từ mức 7,8% trước đó lên 35,3%, cộng với thuế tiêu chuẩn nhập khẩu ô tô 10% thành 45,3%. Đây là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Bà Harris và ông Trump ‘so găng’ gay cấn trong các cuộc thăm dò toàn quốc

Kết quả thăm dò gần đây của Reuters/Ipsos cho thấy Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris dẫn trước cựu Tổng thống Donald Trump 3% trên toàn quốc. ...

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Cùng chuyên mục

Ukraine muốn có chiến đấu cơ MiG-29, Ba Lan nói ‘không phải mọi thứ đều có thể’

Ngày 1/11, The Kyiv Independent đưa tin, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski xác nhận Kiev đang yêu cầu Warsaw chuyển giao phi đội chiến đấu cơ MiG-29, nhưng Ba Lan cũng cần số máy bay này vì có thể trở thành “quốc gia tiền tuyến”.

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Iran đe dọa Israel, nói đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân

Quan chức Iran tuyên bố nước này đã có đủ năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân và có thể thay đổi học thuyết hạt nhân nếu bị đe dọa sự tồn vong. ...

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hàn Quốc trừng phạt Triều Tiên

Ngày 1/11, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo lệnh trừng phạt mới nhất đối với 11 cá nhân và 4 thực thể liên quan vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hôm 31/10 của Triều Tiên.

Mới nhất

Gamuda: Ứng dụng AI là bước đi chiến lược để cạnh tranh

Gamuda (Malaysia) tiên phong áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho các công trình xây dựng. Bởi AI góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và an toàn hiệu quả cho dự án. ...

Bộ Công Thương cảnh báo người tiêu dùng về rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên …

 1. Nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm và về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngCác nền tảng TMĐT xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay...

Thuốc Gabapentin – Thuốc kiểm soát động kinh nhưng cần lưu ý khi sử dụng

Thuốc Gabapentin là loại thuốc có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giúp kiểm soát bệnh lý động kinh cục bộ. Tuy vậy, việc sử dụng Gabapentin cần thực hiện một cách...

Bổ nhiệm ba lãnh đạo cấp vụ trưởng tại Ủy ban Chứng khoán

Ông Đỗ Anh Vũ vừa được bổ nhiệm giữ chức chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán và Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cũng có vụ trưởng mới. ...

Nhiều ưu đãi hấp dẫn kích cầu du lịch dịp cuối năm

(ĐCSVN) –Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời thực hiện kích cầu du lịch dịp cuối năm, mới đây Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã công bố 230 điểm đến và 54 tour tuyến du lịch, trong đó có 12 tour phục vụ khách du lịch tàu biển. ...

Mới nhất