Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế6 lý do uống viên vitamin D không có tác dụng, ngay...

6 lý do uống viên vitamin D không có tác dụng, ngay cả khi dùng hàng ngày?

Mặc dù nhiều người dùng chất bổ sung vitamin D (uống viên vitamin D), nhưng lại không thấy bất kỳ kết quả nào ngay cả khi dùng hàng ngày. Điều này là do một số yếu tố có thể góp phần làm cho vitamin D không hiệu quả.

Vitamin D có tầm quan trọng trong việc cải thiện và phát triển xương, cũng như giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Loại vitamin này được sản xuất trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bổ sung thông qua một số loại thực phẩm cũng như chất bổ sung viên vitamin D.

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, do đó, nó cần chất béo trong chế độ ăn để hấp thụ tối ưu. Những người ăn kiêng ít chất béo hoặc mắc các tình trạng làm suy giảm khả năng hấp thụ chất béo như bệnh celiac, bệnh Crohn, có thể không hấp thụ hiệu quả vitamin D từ các chất bổ sung.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho việc uống (bổ sung) viên vitamin D không hiệu quả:

1. Liều lượng vitamin D không đúng có thể gây lãng phí, không hiệu quả ngay cả khi bạn dùng thường xuyên

Nhiều người cho rằng bất kỳ lượng vitamin D nào cũng có tác dụng, nhưng thực tế là liều lượng dùng có thể khác nhau đáng kể giữa các cá nhân, phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, vị trí địa lý và sức khỏe tổng thể…

Khuyến nghị cho hầu hết người lớn là từ 600 đến 800 IU (đơn vị quốc tế)/ngày. Trong một số trường hợp, ngay cả 1.000 đến 2.000 IU mỗi ngày cũng không đủ để nâng mức vitamin D lên mức mong muốn. Nếu không theo dõi nồng độ vitamin D trong máu, hầu như không thể biết được liệu một người có dùng đủ hay không.

Do đó, nhiều người đang dùng ít vitamin D hơn mức cần thiết và bắt buộc phải xét nghiệm để bổ sung liều lượng cho đúng, mới mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Tại sao thực phẩm bổ sung vitamin D không có tác dụng ngay cả khi dùng hàng ngày

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin D, khiến cho việc bổ sung loại vitamin này không hiệu quả.

2. Do di truyền

Một lý do khác khiến một người có thể không được hưởng lợi đủ từ vitamin D là do di truyền. Gen VDR quyết định cách cơ thể sẽ xử lý, sử dụng vitamin D. Chính những biến thể trong gen này, khiến một cá nhân phản ứng khác với người khác.

Do đó, đối với những người có khuynh hướng di truyền, bất kể có bổ sung chế độ ăn uống hay tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời hay không… vẫn có khả năng bị thiếu hụt vitamin D. Trong những trường hợp này, có thể cần nhiều liều bổ sung vitamin D hơn để đạt được mức bình thường hoặc điều trị bằng các phương pháp khác.

Các đa hình di truyền trong gen chuyển hóa vitamin D , chẳng hạn như CYP2R1 và CYP24A1, có thể xác định cách vitamin D được chuyển hóa thành dạng hoạt động. Do đó, các biến thể di truyền này có thể ngăn chặn quá trình bổ sung không mang lại kết quả mong muốn…

3. Tình trạng sức khỏe hiện có khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin D

Một số bệnh có thể khiến cơ thể không chuyển hóa hoặc sử dụng vitamin D hiệu quả. Ví dụ, người mắc bệnh thận thường không thể chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động tốt, khiến việc bổ sung kém hiệu quả hơn.

Đối với các bệnh về gan, như xơ gan hoặc viêm gan , có thể làm suy yếu quá trình chuyển đổi vitamin D thích hợp. Điều này thậm chí có thể dẫn đến mức độ không đủ mặc dù bổ sung hàng ngày.

Béo phì cũng có thể làm suy yếu hoạt động bình thường của các chất bổ sung vitamin D. Vitamin D được lắng đọng trong các mô mỡ, nên lượng mỡ cơ thể cao hơn sẽ cô lập nhiều vitamin hơn, khiến cơ thể ít có khả năng sử dụng vitamin này. Do đó, người béo phì có thể sẽ cần liều lượng chất bổ sung vitamin D cao hơn, để mang lại hiệu quả tương tự như những người có lượng mỡ cơ thể thấp.

4. Do tương tác thuốc

Một trong những nguyên nhân làm cho việc bổ sung viên vitamin D kém hiệu quả là do tương tác thuốc . Một số loại thuốc, chẳng hạn như glucocorticoid, thuốc chống co giật, thuốc hạ cholesterol… ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D, cản trở quá trình hấp thụ. Ở những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như vậy, liều lượng vitamin D tiêu chuẩn là không đủ.

Các chất bổ sung không kê đơn khác, bao gồm canxi hoặc magiê, cũng can thiệp vào vitamin D, ảnh hưởng đến sự hấp thụ.

5. Kỳ vọng không thực tế dựa trên thông tin sai lệch được quảng bá sản phẩm

Thực phẩm bổ sung vitamin D không hiệu quả vì nhiều người nghĩ rằng vitamin D là một loại thuốc chữa bách bệnh cho nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Sự thật là vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe xương và chức năng miễn dịch.

Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin D để phòng ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện tâm trạng vẫn đang được nghiên cứu. Trong một số trường hợp, người dùng thực phẩm bổ sung viên vitamin D, nhưng dựa trên những kỳ vọng vẫn chưa được chứng minh về mặt khoa học, sẽ bị thất vọng khi thực phẩm bổ sung không đáp ứng được những kỳ vọng này.

Ngoài ra, các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt hoặc bệnh tật khác có thể bị nhầm lẫn là do mức vitamin D thấp. Ví dụ như mệt mỏi , yếu cơ hoặc đau khớp, có thể do nguyên nhân như thiếu ngủ, căng thẳng hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác… Nếu các triệu chứng này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi dùng viên bổ sung vitamin D, cần phải điều trị các nguyên nhân khác, chứ không phải do thiếu vitamin D.

6. Không làm xét nghiệm kịp thời

Theo dõi nồng độ vitamin D trong máu rất quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua khi sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D. Xét nghiệm máu giúp cơ thể có đủ vitamin D hay không để bổ sung liều lượng thiwhc hợp.

Một số người có thể nghĩ rằng chỉ cần họ dùng thực phẩm bổ sung vitamin D mỗi ngày là họ đã nhận được đủ lượng vitamin D cần thiết. Trong nhiều trường hợp, điều này không dễ dàng như vậy. Việc theo dõi thường xuyên, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ, có thể đảm bảo rằng việc bổ sung có hiệu quả và nồng độ trong máu vẫn ở mức tối ưu.

DS. Bảo Phương



Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/6-ly-do-uong-vien-vitamin-d-khong-co-tac-dung-ngay-ca-khi-dung-hang-ngay-172241031225336007.htm

Cùng chủ đề

Ngọc Hồi (Kon Tum): Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và...

Thầy hiệu trưởng về hưu, ngàn học trò nhớ: ‘Muốn được yêu mến, mình phải trải lòng với học trò’

Thầy hiệu trưởng trong clip '1.400 học sinh chia tay trước ngày nghỉ hưu' nói muốn được yêu mến, thầy giáo trước tiên phải trải lòng với học trò. Thầy là cha mẹ, nhưng cũng là bạn để các em tâm sự những nỗi niềm tuổi mới lớn. ...

Khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong phụ nữ Quân đội...

(Bqp.vn) - Sáng 29/10, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong phụ nữ Quân đội năm 2024, với chủ đề “Lời ru giữ bình yên Tổ quốc”. Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam dự và chỉ đạo liên hoan.Các đại biểu dự lễ khai mạc liên...

Chính thức sát nhập hai công ty vận tải đường sắt

Từ hôm nay, ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất   Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được Thủ...

Novaland thay tướng, bổ nhiệm tổng giám đốc mạnh về tài chính

Ông Dương Văn Bắc chính thức đảm nhận vai trò tổng giám đốc Tập đoàn Novaland từ ngày 1-11 thay cho ông Dennis Ng Teck Yow. Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhường chồng quản lý tiền bạc, chưa được một tháng, anh đã chuyển lại 5 triệu, méo mặt than không còn tiền mua dao...

Quản lí chi tiêu gia đình đôi khi là một bài toán khó mà nếu không biết cách thì sẽ hụt trước thủng sau thôi. ...

Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến con gái để trong tủ lạnh

GĐXH - Sau khi nhận ra chai nước vừa uống chính là chai mình pha thuốc diệt kiến trước đó, anh T. nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến viện cấp cứu. ...

Ăn trứng tốt hay xấu cho tim mạch?

Trứng là một trong những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống. Trứng giàu protein, chất dinh dưỡng, được coi là một trong những thực phẩm tiện lợi và bổ dưỡng… ...

Lý do đưa ra nhiều người ủng hộ

GĐXH - Người vợ bị cho là bốc đồng khi quyết định ly hôn người chồng vừa trúng số 28 tỷ đồng nhưng cuộc sống sau đó của người chồng đã nói lên tất cả. ...

Ly hôn vì vợ phải lòng

Tôi đã từng có tình yêu đẹp với vợ gần 10 mới làm đám cưới. Nhưng chỉ cưới nhau 6 tháng, chính vợ là người đề nghị chia tay vì phải lòng người khác ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

Tình trạng thiếu thuốc đã được khắc phục đến đâu?

Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này. Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc...

Hướng dẫn triển khai thanh toán thuốc mua ngoài cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn có tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng không đầy đủ, không kịp thời cho người bệnh. Tại Hội thảo Phổ biến Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)...

Người bị tăng axit uric có được ăn trứng không?

Trứng là thực phẩm quen thuộc, phổ biến, tuy nhiên nhiều người lo ngại: khi bị tăng axit uric thì có thể ăn trứng được không? ...

Cùng chuyên mục

Dịch sởi đang tăng cao

Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong...

bảo đảm quyền lợi người bệnh

Chi phí vượt xa số lượt khám BHYT Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong 9 tháng năm 2024, số lượt KCB tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng chi phí tăng tới 15,5%. Mức tăng chi phí này tương đương gia tăng 13.686 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, đưa tổng số chi KCB BHYT lên 102.057 tỷ đồng. Do đó, hiệu quả kiểm soát chi phí KCB BHYT thể hiện trước hết là...

Gánh nặng bệnh viêm gan tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm virus viêm gan gây nên. Theo Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và chịu hậu quả nặng...

Đột nhiên đi tiểu ra máu, vào viện phát hiện bướu thận

Đang sinh hoạt bình thường, đột nhiên người đàn ông N.H.Đ (59 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) đi tiểu ra máu và được người nhà đưa đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị bướu...

Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ đi cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến con gái để trong tủ lạnh

GĐXH - Sau khi nhận ra chai nước vừa uống chính là chai mình pha thuốc diệt kiến trước đó, anh T. nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến viện cấp cứu. ...

Mới nhất

Dịch sởi đang tăng cao

Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. ...

Đề xuất dành hơn 256.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa

(ĐCSVN) - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 với tổng nguồn lực hơn 256.000 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm. Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng 1/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Đưa thương hiệu công nghệ thông tin Việt ra thế giới: Cần chính sách pháp lý phù hợp

Cách đây khoảng 20 năm, những doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam đã tiên phong vươn ra thị trường quốc tế, thực hiện những bước tiến đầu tiên trong...

tìm hiểu kỹ trước khi mua

Thị trường "ấm" lên Khác với tình hình ảm đạm trong những tháng trước, bước vào mùa cao điểm xây dựng năm nay được nhiều chủ đại lý buôn bán thiết bị vệ sinh đánh giá đã bớt ảm đạm. Tuy nhiên nhu cầu chủ yếu đến từ việc xây dựng các công trình dân dụng, trong khi nguồn...

Kinh tế và du lịch hưởng lợi gì từ đường sắt cao tốc?

VOV.VN - Một trong những lợi ích lớn nhất của đường sắt cao tốc, đó là đem đến cơ hội phát triển kinh tế, du lịch cho các khu vực dọc tuyến. Vậy các khu vực này được lợi gì từ đường sắt cao tốc, theo kinh nghiệm và góc nhìn từ quốc gia tỷ dân Trung Quốc?   Vào đầu...

Mới nhất

Dịch sởi đang tăng cao