Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHệ lụy từ việc lấy ngữ liệu ngoài SGK

Hệ lụy từ việc lấy ngữ liệu ngoài SGK

Không sử dụng ngữ liệu từ sách giáo khoa (SGK) trong đề kiểm tra, đề thi để hạn chế tình trạng học văn mẫu, nhưng đề thi dễ rơi vào tình trạng ngữ liệu gây tranh cãi.

Thoát ly văn mẫu

Hướng dẫn năm học 2024-2025, Bộ GDĐT yêu cầu các trường không sử dụng ngữ liệu trong SGK để kiểm tra định kì. Trước đó, Bộ có công văn quy định cụ thể hóa định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018, trong đó có quy định không dùng ngữ liệu đã học trong SGK để đánh giá kĩ năng đọc, viết của học sinh trong các kì thi cuối kì, cuối năm, cuối cấp. Những quy định này đã tạo ra thực tế mới ở nhà trường, là cơ sở cho việc đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

img

Đề thi/kiểm tra môn Ngữ văn luôn gây tranh cãi trong dư luận Ảnh: NHƯ Ý

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, nguyên điều phối viên chính, Ban Phát triển CTGDPT 2018, Tổng Chủ biên sách giáo khoa môn Tiếng Việt – Ngữ văn, nhìn nhận, do tình trạng dạy học theo “văn mẫu” từ lâu đã khá trầm trọng và kéo dài, nên quy định tránh dùng ngữ liệu đã học trong SGK để kiểm tra, đánh giá định kì của Bộ GD &ĐT có thể coi là một giải pháp kĩ thuật, phù hợp với tình hình hiện nay.

Các đề kiểm tra, đề thi giữa kì, cuối học kì ở các địa phương đã được thiết kế theo định hướng mới để đánh giá năng lực của học sinh, từng bước loại bỏ khả năng trả lời câu hỏi chỉ dựa vào ghi nhớ và sao chép. “Trong thời gian qua, đổi mới kiểm tra, đánh giá đã thúc đẩy giáo viên tự thay đổi. Nhiều thầy cô siêng đọc sách hơn, năng động trong việc tìm kiếm tư liệu, văn bản, nhất là tác phẩm văn học và tự nâng cao trình độ thẩm định văn bản”, ông Hùng nói.

Do ngữ liệu chưa chuẩn

Gần đây, đề kiểm tra môn Ngữ văn giữa học kì I lớp 10 của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi , TPHCM gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận bàn về lối sống “phông bạt” của giới trẻ hiện nay. Cuối năm 2023, dư luận “nhặt sạn” trong đề thi, đáp án lớp 12 môn Ngữ văn về Dạ cổ hoài lang của tỉnh An Giang. Đề Ngữ văn chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024 của Bộ GDĐT cũng nhận được nhiều bình luận trái chiều ở câu hỏi nghị luận xã hội khi đưa đoạn trích trong tác phẩm Bản mệnh của lí thuyết: Văn chương và cảm nghĩ thông thường của Antoine Compagnon.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng, những đề thi gặp tranh luận trái chiều thường không đi theo đúng chuẩn văn bản mà học sinh được học. Vì vậy, khi sử dụng ngữ liệu ngoài SGK, người ra đề nên dùng các văn bản tương đương chương trình học sinh đã được học.

Việc dùng ngữ liệu không tiêu biểu cho đặc trưng thể loại văn bản sẽ dễ gặp rủi ro. “Tác giả khi viết tác phẩm không ý thức về thể loại. Khi đưa vào đề thi, người ra đề phải lấy ngữ liệu đảm bảo đặc trưng của thể loại, chuẩn về thông tin khoa học”, bà Thủy lưu ý. Từng ra đề thi cho kì thi tốt nghiệp THPT hay kì thi THPT quốc gia trước đây, bà hay phản biện về việc văn bản không đảm bảo đúng thể loại.

Nhiều giáo viên cho rằng, đề thi/kiểm tra gây tranh cãi thường do không thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Chẳng hạn, đề kiểm tra của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi không đảm bảo quy định phải kiểm tra ít nhất 2 năng lực của học sinh là đọc hiểu và viết.

Đứng ở góc độ của người làm chương trình, PGS. Bùi Mạnh Hùng lo lắng đề thi chỉ dùng ngữ liệu ngoài SGK có thể dẫn tới tình trạng học sinh sẽ lơ là việc học tác phẩm trong SGK. “Có thể học sinh sẽ không coi trọng, không chú tâm học những văn bản trong SGK mà chỉ tập trung luyện thi theo mẫu đề của Bộ GD&ĐT tạo ra sự lệch lạc.

Nếu thế, học sinh không thể nắm vững tri thức ngữ văn và khó có thể phát triển kĩ năng vận dụng tri thức ngữ văn để đọc, viết, đáp ứng yêu cầu thi, kiểm tra đánh giá”, ông Hùng nhận định. Theo ông, cần phải thấy trước nguy cơ và có giải pháp phù hợp. Lâu nay, học sinh vẫn có thói quen thi gì học đó.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng, Bộ GDĐT nên có quy định thống nhất về ngữ liệu, về những tác giả đã được thẩm định, về những tác phẩm đã được thời gian trả lời. Giáo viên cũng cân nhắc lựa chọn văn bản nào làm ngữ liệu để đánh giá, kiểm tra, phải phù hợp về mặt tư tưởng, giáo dục và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh ở từng bậc học.





Nguồn: https://danviet.vn/de-thi-kiem-tra-mon-ngu-van-gay-tranh-cai-he-luy-tu-viec-lay-ngu-lieu-ngoai-sgk-20241101143913024.htm

Cùng chủ đề

Ngữ liệu đề thi ngữ văn nằm ngoài SGK không làm khó học sinh

Ngữ liệu học và thi khác nhau Tại Công văn 3935/BGDĐT năm 2024 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 - 2025 do Bộ GD&ĐT ban hành, Bộ GD&ĐT một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) làm đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn nhằm giúp học sinh làm quen với định hướng đề thi chuyển cấp. Thực tế, điều này đã không còn lạ với các học sinh học Chương trình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đầu nguồn sông Tiền nước đỏ như son, mùa nước nổi Đồng Tháp la liệt cá ngon, cá nhân sâm bán

Hiện nay, các khu vực đầu nguồn sông Tiền ở Đồng Tháp đang vào mùa lũ, nước tràn về ngập đồng, mang theo nhiều sản vật mùa nước nổi. Nhiều chợ ở Đồng Tháp bày bán các sản vật "mùa nước nổi" như...

Nhiều trường phải điều chỉnh chương trình đào tạo

Từ năm 2025, học sinh vào đại học với phông nền kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Số lượng môn học thay đổi, kiến thức nền thay đổi đòi hỏi các trường đại học phải điều chỉnh chương trình đào tạo đại cương. ...

Người dân hào hứng khi tận mắt thấy hiện vật lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Sáng nay (1/11), bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ miễn phí khách tham quan. Một nam thanh niên quê Vĩnh Phúc đã dậy từ sáng sớm bắt xe khách để kịp tham quan bảo tàng ngày đầu mở cửa đón người dân. ...

Hoa hậu H’Hen Niê khoe chân dài quyến rũ trong buổi casting

Hoa hậu H'Hen Niê có mặt cùng với siêu mẫu Hạ Vy, đạo diễn Hoàng Công Cường, NTK Anh Thư… tìm ra 60 gương mặt có khả năng trình diễn thời trang ấn tượng cho chương trình “Bước chân di sản mùa 2”. ...

Đón 2 đợt không khí lạnh, Hà Nội thấp nhất bao nhiêu độ?

Tin không khí lạnh ở miền Bắc mới nhất: Từ ngày 1/11, miền Bắc sẽ bắt đầu chịu ảnh hưởng của hai đợt không khí lạnh, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Đợt đầu tiên có cường độ nhẹ, nhưng đến ngày 5/11, đợt không khí...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Tranh luận đề kiểm tra ngữ văn ‘lối sống phông bạt của giới trẻ’

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền đề kiểm tra môn ngữ văn giữa học kỳ 1 của một lớp 10 tại trường có tiếng ở TP.HCM chỉ vỏn vẹn một dòng với 17 từ có nội dung: 'Hãy viết bài văn...

Cùng chuyên mục

Nộp bài thi sớm để về bê gạch thuê, nam sinh vẫn đỗ đại học top đầu thế giới

Sinh ra trong gia đình hoàn cảnh đặc biệt, Lâm Vạn Đông (Vân Nam, Trung Quốc) không có tiền để đi học thêm. Suốt thời phổ thông, cậu vừa đi học vừa đi làm thêm công việc chân tay để đỡ đần bố mẹ. Có khoảng thời gian, bố ốm nặng, tiền thuốc men trở thành gánh nặng của gia đình, Đông từng nghĩ đến việc bỏ học để cùng mẹ kiếm tiền lo cho bố.Vốn tư chất thông...

Nhóm Liêm chính khoa học trở lại trên Facebook cũng bất ngờ như khi biến mất

Trả lời phỏng vấn trang tin Retraction Watch của Mỹ, người sáng lập trang nhóm Liêm chính khoa học cho biết nhóm này xuất hiện lại trên Facebook cũng theo cách bất ngờ như khi biến mất. Tập đoàn Meta vẫn chưa giải...

Dạy trẻ tự tin bước vào thời đại số…

Thời đại công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể thích nghi và phát triển.

Siết chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên năm cuối ở các trường đại học (ĐH) không thể tốt nghiệp đúng hạn do “nợ” chứng chỉ ngoại ngữ. Để hạn chế tình trạng này, các cơ sở giáo dục ĐH đã và đang đưa ra các giải pháp về đổi mới đào tạo, kiểm tra đánh giá để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. ...

Mới nhất

Trình Quốc hội chương trình phát triển văn hóa hơn 250.000 tỉ đồng trong 11 năm

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn 256.250 tỉ đồng trong 11 năm.   Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng - Ảnh: GIA HÂN Sáng 1-11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trình Quốc hội tờ trình chủ trương...

90% quán karaoke, vũ trường cải tạo từ nhà ở, đề nghị quy định rõ về phòng cháy chữa cháy

Đại biểu Quốc hội đề nghị quy định cụ thể về phòng cháy chữa cháy với trường hợp nhà ở chuyển đổi công năng sang sản xuất, kinh doanh.   Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) - Ảnh: GIA HÂN Sáng 1-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự...

Novaland đổi “tướng”

(NLĐO)- Từ 1-11, ông Dương Văn Bắc giữ chức danh Tổng Giám đốc Novaland thay ông Dennis Ng Teck Yow. ...

Trao Kỷ niệm chương ‘Vì thế hệ trẻ’ cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cuba tại Việt Nam

TPO - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy trao tặng Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén, vì những đóng góp của ông đối với các hoạt động hợp tác thanh niên Việt Nam – Cuba trong thời...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Mới nhất

Novaland đổi “tướng”