Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuảng Nam đầu tư phát triển giáo dục miền núi

Quảng Nam đầu tư phát triển giáo dục miền núi


 

Khu nội trú và nhà ăn của học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nằm phía sau dãy lớp học vừa mới được xây dựng và nâng cấp sửa chữa khá khang trang. Buổi sáng, các cô nuôi đang chuẩn bị bữa cơm trưa cho học sinh. Nhà trường nuôi dạy 277 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 là con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Toàn bộ học sinh đều ở nội trú trong suốt năm học, mỗi năm chỉ về nhà vài lần vào dịp lễ Tết hoặc khi nhà có việc đột xuất.

Ngày nào cũng vậy, các thành viên trong Ban Giám hiệu nhà trường đi kiểm tra nhà bếp, nhà ăn, phòng ở sinh hoạt của học sinh. Thầy giáo Bùi Thành Chung, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Đông Giang, tỉnh Quảng Nam khoe rằng, mới đây, từ nguồn vốn Tiểu Dự án 1 của Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhà trường được cấp phí mua tủ đông để bảo quản thực phẩm tươi, tủ đựng thực phẩm chính, giá treo quần áo, kệ để chén bát của học sinh và bàn ghế học sinh. Trước đây, nhà bếp chưa có tủ đông, thực phẩm mua về phải chế biến ngay trong buổi sáng để dành ăn luôn cả ngày. Bây giờ, thức ăn được bảo quan ở tủ đông rất tiện lợi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thầy giáo Bùi Thành Chung cho biết, nhà trường đang làm thủ tục để tiếp nhận thêm một số trang thiết bị như ti vi phục vụ dạy học, giường ngủ học sinh, tủ đựng quần áo, máy nóng lạnh để học sinh tắm vào mùa đông…, đảm bảo cho học sinh ăn ở, sinh hoạt và học tập.

“Các em học sinh nội trú 100% tại trường. Dự án này là hiệu quả rất cao, cải thiện được điều kiện ăn ở, sinh hoạt của học sinh. Về phía nhà trường, cũng mong muốn các cấp quan tâm đến vấn đề ăn ở cho học sinh nội trú. Nhà trường luôn duy trì đảm bảo không có trường hợp bỏ học giữa chừng và chất lượng giáo dục của trường duy trì tốt trong những năm qua”.

Đông Giang là một trong các huyện miền núi nghèo ở tỉnh Quảng Nam. Từ nhiều nguồn khác nhau, hàng năm, huyện ưu tiên đầu tư sửa chữa, xây mới cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, cơ bản xóa trường lớp tranh, tre, nứa, lá hoặc gỗ. Tuy nhiên, nhiều trường học, khu nội trú học sinh được xây dựng quá lâu nay đã xuống cấp. Từ nguồn vốn của Tiểu Dự án 1  thuộc Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Chương trình tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện đã đầu tư nâng cấp sửa chữa, mua sắm thiết bị dạy học và phục vụ ăn ở sinh hoạt cho 4 trường học có học sinh nội trú và bán trú. 

Ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND huyện tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho Phòng Giáo dục và Đào tạo 2 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị cho các trường còn lại:

“Hầu hết các trang thiết bị mua sắm là rất thiết thực, các em rất cần. Nhu cầu lớn nhất hiện nay là phòng ở, có trường đã xây dựng lâu rồi cần sửa chữa lại cho kiên cố, khang trang. Vừa rồi, UBND huyện cũng điều chỉnh, bổ sung cho Phòng Giáo dục hơn 2 tỷ đồng cùng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Năm 2024, huyện miền núi Đông Giang được tỉnh Quảng Nam phân bổ hơn 15 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục đầu tư cho giáo dục. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND huyện đã ban hành “Đề án nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia”, cần nguồn kinh phí khoảng 86 tỷ đồng:

“Nhu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thì cần nguồn vốn lớn,  vì liên quan tới nhiều yếu tố, do yếu tố lịch sử về xây dựng trường học chưa đồng bộ. Hiện nay, huyện đang triển khai Thông tư 13 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều cái mới. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, thì nguồn vốn để đảm bảo theo tiêu chí số 3 của Thông tư này về cở sở vật chất là quá lớn. Nếu đầu tư hoàn thiện và duy trì cần hơn 86 tỷ đồng. Đông Giang là một huyện nghèo nên rất cần sự đầu tư về phía nhà nước”, ông Đỗ Hữu Tùng nói.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Nam hiện  có 199 trường học. Mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú đã đóng góp lớn cho việc đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, các phòng học bộ môn, trang thiết bị ở một số trường chưa đảm bảo theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề án “Hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2025” đặt mục tiêu đẩy nhanh quá trình giảm dần khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục của các huyện miền núi so với khu vực đồng bằng. Theo đó, tỉnh này đầu tư sắp xếp và hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn quy định, đảm bảo an toàn phòng tránh thiên tai; nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lý về cơ cấu.

Đến nay, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng 53 công trình trường học. Nguồn vốn chương trình được phân bổ cho Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện thực hiện; trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo được phân bổ hơn 12 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 4 trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc.

Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã góp phần tiếp tục củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia.

“Ngành Giáo dục thực hiện một số chính sách của nhà nước, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách về khu vực biên giới và một số chính sách khác để hỗ trợ các nhà trường trong khu vực này. Ngành đã phối hợp với địa phương sắp xếp, bố trí lại các trường, điểm trường phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội ở khu vực này, nhất là phù hợp với điều kiện bố trí dân cư ở khu vực miền núi”.



Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/quang-nam-dau-tu-phat-trien-giao-duc-mien-nui-post1132366.vov

Cùng chủ đề

Những phiên chợ vùng cao kết nối tiêu thụ sản phẩm miền núi của Hòa Bình

Phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình được tổ chức tại huyện Lạc Sơn là cơ hội để đẩy mạnh xúc tiến...

Quảng Nam tìm giải pháp để quy hoạch hiệu quả

Ngày 31/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo về nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030. Phần lớn các chuyên gia cho rằng, Quảng Nam cần đưa ra những lựa chọn ưu tiên trong quá trình triển khai quy hoạch. Trong đó tập trung vào các mục tiêu kinh tế liên quan đến dự án công nghệ cao và thông minh sáng tạo;...

Chấm dứt giải phóng mặt bằng “da beo” tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E

Quảng Nam yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng giải phóng mặt bằng “da beo”, bàn giao mặt bằng không liền thửa tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E. Chấm dứt giải phóng mặt bằng “da beo” tại Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14EQuảng Nam yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng giải phóng mặt bằng “da beo”, bàn giao mặt bằng không liền thửa tại Dự án Cải tạo, nâng cấp...

Sau vụ trúng đấu giá mỏ cát 370 tỉ, Quảng Nam yêu cầu công an kiểm tra các cuộc đấu giá bất thường

Sau vụ doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát 370 tỉ đồng, Quảng Nam yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý đấu giá quyền khai thác khoáng sản, công an kiểm tra các cuộc đấu giá có dấu hiệu bất thường. Như...

Hai cầu Câu Lâu sửa chữa cùng lúc, ô tô di chuyển trên QL1A Quảng Nam thế nào?

Cầu Câu Lâu (cũ) đang sửa chữa nên cấm ô tô các loại lưu thông, dự kiến cuối tháng 11/2024 cầu Câu Lâu (mới) trên QL1A cũng sửa chữa đột xuất. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viettel Marathon được LĐ Điền kinh Châu Á chứng nhận về tiêu chuẩn đường chạy

Ngày 3/11/2024, giải chạy Viettel Marathon sẽ chính thức khai cuộc tại Luang Prabang (Lào). Đây là chặng đầu tiên trong chuỗi giải chạy quy mô 3 nước Đông Dương do Việt Nam chủ trì. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đồng hành tổ chức sự kiện này. Viettel Marathon 2024 đạt tiêu chuẩn áp dụng luật thi đấu của Điền kinh thế giới (WA) và Điền kinh Châu Á (AA). Giải chạy do Tập đoàn Công...

Pakistan cử võ sĩ quyền Anh dự thi Mr World 2024 tại Việt Nam

Thứ Sáu, 09:45, 01/11/2024 VOV.VN - Mr World 2024 sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2024. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai cuộc thi và là lần thứ ba một quốc...

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ...

VINFAST hợp tác FGF hỗ trợ khách hàng thu cũ xe xăng, đổi mới ô tô điện

VinFast và đối tác FGF công bố hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho các chủ sở hữu ô tô xăng trên toàn quốc chuyển đổi xanh sang các dòng ô tô điện VinFast VF 7, VF 8 và VF 9. Ngày 31/10/2024, VinFast và đối tác FGF công bố hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể...

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/11

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBS Theo Công ty Chứng khoán DSC, kết quả kinh doanh của Công ty Chứng khoán MB (MBS), Quý 3 nhìn chung tương đối tốt so với cùng kỳ, tuy nhiên đã giảm tốc so với quý trước. Do hoạt động môi giới của MBS diễn biến kém hơn dự báo, DSC hạ dự phóng lợi nhuận của MBS xuống thấp hơn 2% so với báo cáo trước đó. DSC ước tính doanh...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giáo dục Việt Nam

Vừa qua, Đại học Phenikaa phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ giáo dục quốc tế khảo thí Hán Ngữ (CTI) và Công ty TNHH Giáo dục quốc tế CTI Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc năm 2024” (Vietnam – China Education Conference 2024).

Nữ sinh Khoa học Máy tính làm rạng danh phái đẹp trong ngành công nghệ

Nguyễn Bảo Dung (ngành Khoa học Máy tính, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) vinh dự nhận Giải thưởng Nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam. Hành trình của Dung không chỉ ghi dấu ấn trong học tập mà còn truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt...

Cùng con nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp

Không chỉ nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cho con, các bà mẹ còn chú trọng nuôi dưỡng các tố chất: đam mê, ham học hỏi và trách nhiệm để con tự tin khẳng định bản thân, có...

Cùng chuyên mục

Nhóm Liêm chính khoa học trở lại trên Facebook cũng bất ngờ như khi biến mất

Trả lời phỏng vấn trang tin Retraction Watch của Mỹ, người sáng lập trang nhóm Liêm chính khoa học cho biết nhóm này xuất hiện lại trên Facebook cũng theo cách bất ngờ như khi biến mất. Tập đoàn Meta vẫn chưa giải...

Siết chuẩn đầu ra ngoại ngữ

Nhiều sinh viên năm cuối ở các trường đại học (ĐH) không thể tốt nghiệp đúng hạn do “nợ” chứng chỉ ngoại ngữ. Để hạn chế tình trạng này, các cơ sở giáo dục ĐH đã và đang đưa ra các giải pháp về đổi mới đào tạo, kiểm tra đánh giá để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên. ...

Công an thụ lý vụ nữ sinh bị đánh tập thể rồi lột đồ quay clip

Ngày 1-11, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an TP Pleiku cho biết hiện cơ quan điều tra đang thụ lý vụ nữ sinh bị đánh tập thể rồi lột đồ quay clip. Sau khi điều tra làm rõ nguyên...

Nhiều trường phải điều chỉnh chương trình đào tạo

Từ năm 2025, học sinh vào đại học với phông nền kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Số lượng môn học thay đổi, kiến thức nền thay đổi đòi hỏi các trường đại học phải điều chỉnh chương trình đào tạo đại cương. ...

Mới nhất

Tỉnh ủy Bình Dương trao các quyết định về công tác nhân sự

TPO - Sáng 1/11, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trao các quyết định về công tác cán bộ. Ông Võ Văn Minh- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và bà Nguyễn Minh Thủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương chủ trì hội nghị này. TPO - Sáng 1/11, Tỉnh...

SABECO tự hào khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế

Tiếp nối những nỗ lực đưa thương hiệu Việt ra thị trường Quốc tế, SABECO vừa được vinh danh tại cuộc thi International Beer Cup 2024 (Japan) - Cúp Bia Quốc Tế 2024 tổ chức tại Sapporo, Nhật Bản với 3 huy chương tại các hạng mục khác nhau dành cho sản phẩm Bia Saigon và 333. Theo đó: Bia Saigon Export...

Phát triển hàng chục nghìn đoàn viên mới

Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa, tính đến cuối tháng 9/2024, toàn tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 101 Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, phát triển mới hơn 19.500 đoàn viên, đã cập nhật được thông tin 97% của đoàn viên công đoàn lên phần mềm quản lý đoàn viên. ...

Bình Thuận tổ chức Đoàn đi học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình MTQG 1719

Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận do bà Hồ Thị Kim Lệ, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn vừa đến các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội...

Sau iPhone 16, Indonesia cấm tiếp điện thoại Google Pixel

Theo truyền thông địa phương, Indonesia đã cấm bán điện thoại Pixel vì Google không đáp ứng yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa sau khi cấm iPhone 16 với lý do tương tự. Trong cuộc họp báo ngày 31/10, phát ngôn viên Bộ Công nghiệp Indonesia Febri Hendri Antoni Arief cho biết việc buôn bán điện thoại Google...

Mới nhất