Phước Trung là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bác Ái (Ninh Thuận), với hơn 90% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu dân tộc Raglay. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào Raglay trên địa bàn ngày càng được nâng cao, hàng trăm hộ đã vươn lên thoát nghèo, góp phần vào sự khởi sắc của địa phương.Ngày 31/10/2024, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 61, nhiệm kỳ 2020 -2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Khắc Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Trưởng Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ.Trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm tới vấn đề mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh đến học sinh, sinh viên đồng bào DTTS.Phước Trung là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bác Ái (Ninh Thuận), với hơn 90% dân cư là đồng bào DTTS, chủ yếu dân tộc Raglay. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào Raglay trên địa bàn ngày càng được nâng cao, hàng trăm hộ đã vươn lên thoát nghèo, góp phần vào sự khởi sắc của địa phương.Thuận Châu là huyện có số xã nhiều nhất của tỉnh Sơn La, địa bàn rộng, trong đó có tới 24/29 xã khu vực III, với 271 bản đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS chiếm trên 94% dân số của huyện. Trong nhiều năm qua, huyện Thuận Châu đã và đang nỗ lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1: Từ 2021-2025 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Tính đến ngày 30/9, tổng nguồn vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Nghĩa Lộ huy động trên địa bàn đạt 543.815 triệu đồng, bằng 99,3% kế hoạch năm; giải ngân 2.324 lượt khách hàng với số tiền 122.959 triệu đồng, dư nợ đạt 542.565 triệu đồng, bằng 99,36% kế hoạch, tăng 48.729 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng trưởng đạt 9,87%. Chất lượng tín dụng được duy trì, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%.Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế – xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn.Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 31/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền thống và đương đại giao thoa tại Festival Ninh Bình 2024. Để du khách không còn đi lạc trên đỉnh Lang Biang. Người nâng tầm cho sản phẩm dược liệu Mường Động. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong 2 ngày (29 và 30/10/2024, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc cấp tỉnh lần thứ I năm 2024. Hội thi có sự tham gia của 105 thí sinh thuộc 7 đoàn: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh.Sáng 31/10, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc năm 2024. Tham dự có gần 250 thí sinh của 14 đội thi, đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Trong đó, có 25 thầy cô giáo là người DTTS.Ngày 31/10, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với UBND huyện Thoại Sơn tổ chức trao quà cho hộ DTTS, hộ nghèo, hộ khó khăn tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, An Giang).Bé trai 7 tuổi ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) bị chó cắn, nhưng không được người nhà đưa đến bệnh viện chích ngừa ngay, mà đi chữa ở thầy lang. Hơn 1 tháng sau bé tử vong, vì dương tính với vi rút bệnh dại.
Trong giai đoạn 2022 – 2024, tổng kinh phí thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở xã Phước Trung là hơn 6,3 tỷ đồng, trong đó vốn vốn sự nghiệp đầu tư xây dựng là hơn 4,2 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất là hơn 2,1 tỷ đồng. Tính đến 20/9, địa phương đã giải ngân được gần 2,6 tỷ đồng để hỗ trợ sinh kế cho người dân, và thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn.
Triển khai Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG 1719, do Phước Trung không còn quỹ đất sản xuất nên nội dung hỗ trợ đất sản xuất được chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề. Theo đó, trong năm 2024, xã đã phân bổ 200 triệu đồng hỗ trợ cho 20 hộ dân trên địa bàn mua bò cái sinh sản (mỗi hộ dân được hỗ trợ 10 triệu đồng), hiện đã giải ngân 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, Dự án 1 cũng đầu tư hỗ trợ kinh phí lắp đặt đường ống nước sinh hoạt phân tán cho 5 hộ dân trên địa bàn.
Triển khai Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 (Chương trình MTQG 1719), xã Phước Trung đã phân bổ hơn 1,7 tỷ đồng để thực hiện 4 mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị tại các thôn của đồng bào Raglay gồm: Rã Trên, Rã Giữa, Tham Dú.
Cùng với nguồn vốn đối ứng của người dân, theo đó mô hình nuôi dê sinh sản có tổng kinh phí lên tới gần 600 triệu đồng; Dự án nuôi cừu sinh sản, kinh phí 316 triệu đồng; 2 dự án nuôi bò sinh sản cộng đồng với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Có 55 hộ nghèo và cận nghèo dân tộc Raglay tham gia và được hưởng lợi từ Tiểu dự án này.
Ông Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch UBND xã Phước Trung cho biết, đối với mô hình nuôi dê và cừu sinh sản, mỗi hộ dân được hỗ trợ 10 con cái và 1 con đực, trị giá khoảng 33 triệu đồng. Riêng đối với dự án chăn nuôi bò sinh sản cộng đồng, mỗi hộ được hỗ trợ 2 con cái và 1 con đực. Trước khi được nhận con giống, bà con được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời đầu tư kinh phí làm chuồng trại.
“Tiểu dự án 2 giúp bà con có thêm nguồn vốn để đầu tư tập trung, nhiều người dân cùng liên kết sản xuất, chăn nuôi, từ đó tạo ra những mô hình giảm nghèo toàn diện, hiệu quả hơn. Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn địa phương đang tập trung triển khai để người dân thực hiện”, ông Nguyễn Ngọc Tuân khẳng định.
Dẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế từ nguồn hỗ trợ Chương trình MTQG 1719, Chủ tịch xã Nguyễn Ngọc Tuân “khoe”: Năm 2023, 32 hộ tham gia Dự án chăn nuôi bò thì đã có 14 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Một số hộ đang trên đà phát triển ổn định, chỉ một thời gian ngắn nữa cũng sẽ đăng ký thoát nghèo. Ví dụ như gia đình chị Chamaléa Lê (thôn Rẽ Giữa), được địa phương hỗ trợ cho 11 con cừu trong năm 2023, đến nay, đàn cừu phát triển, gia đình chị đã có trong tay tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chị Chamaléa Lê xúc động chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ cho 11 con cừu là tài sản rất lớn đối với gia đình chúng tôi. Khi đàn cừu sinh sản, có thể bán bớt cừu mẹ hoặc cừu con với giá khoảng 100.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình cũng có nguồn thu nhập khấm khá. Cùng với đó, được sự động viên của cán bộ, tôi cũng mạnh dạn vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng để mua bò, mua heo phát triển kinh tế. Đến nay, sau thời gian chăm sóc, gia đình đã có đàn bò 10 con và 5 con heo nái sinh sản, kinh tế ổn định”.
Cách đó không xa, là gia đình chị Patâu Axá Thị Nhuynh, nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 cùng với chính sách vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, đến nay, gia đình chị đã thoát khỏi hộ nghèo. Trước đó, năm 2023, gia đình chị được chính quyền hỗ trợ 2 con bò từ dự án chuyển đổi nghề, qua thời gian chăm sóc, đàn bò đã tăng lên 9 con, trị giá hơn 100 triệu đồng. Cùng với đó, chị được vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Hiện nay, gia đình chị trở thành một trong những hộ tiêu biểu trong sản xuất kinh tế ở địa phương.
Bên cạnh hỗ trợ sinh kế cho người dân, chính quyền xã Phước Trung cũng đẩy mạnh phân bổ nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một số thôn, ấp. Trong 2 năm qua, xã đã đầu tư sửa chữa 5 công trình, trong đó có 3 công trình trường học, 1 công trình đường giao thông nông thôn, 1 công trình kênh mương thủy lợi.
Ngoài ra, 1 dự án làm đường giao thông và cầu dân sinh trên địa bàn xã do huyện Bác Ái làm chủ đầu tư cũng vừa được hoàn thành, đáp ứng nhu cầu đi lại của gần 100 hộ dân. Tính đến hiện nay, hầu hết các thôn của xã Phước Trung đều có đường giao thông nông thôn cứng hóa; trường học và trạm y tế được xây dựng kiên cố.
Từ thực tế cho thấy, trong những năm qua, các chương trình MTQG nói chung, Chương trình MTQG 1719 nói riêng được triển khai đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển toàn diện của địa phương . Qua đó, tình hình kinh tế – xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Các chính sách từ chương trình MTQG đã tạo động lực giúp bà con vươn lên thoát nghèo, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi của xã.
“Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án nhằm phát huy hiểu quả hơn các nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719”, ông Nguyễn Ngọc Tuân, Chủ tịch UBND xã Phước Trung khẳng định thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/suc-bat-cho-dong-bao-raglay-o-phuoc-trung-thoat-ngheo-1730364798071.htm