Trang chủSự kiệnBảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững

Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đang bước vào Kỷ nguyên vươn mình với mục tiêu đặt ra là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045.

Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ hiệu quả. Trong thư gửi Hội thảo quốc gia “Con người, quyền con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển đất nước” được tổ chức  mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập cụm từ “quyền con người XHCN”. Theo PGS – TS Tường Duy Kiên – Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đây là lần đầu tiên, lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta đề cập khái niệm này. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt cần được định hướng trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn 40 năm đổi mới và đề xuất xây dựng nền tảng, tư tưởng lý luận mới của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người XHCN, khi đất nước chính thức bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

PV: Gần đây, chúng ta đề cập nhiều đến kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cá nhân ông hiểu về khái niệm này như thế nào dưới góc độ quyền con người?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Có thể có những cách hiểu khác nhau, nhưng kỷ nguyên có thể hiểu một cách đơn giản là ở mỗi thời kỳ được đánh dấu bằng sự chuyển biến về chất của xã hội, của đất nước, của quốc gia, dân tộc. Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam là thời kỳ lịch sử mới trong tiến trình phát triển của dân tộc, mà ở đó các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược được thực hiện, hoàn thành, tạo ra bước ngoặt trong tiến trình phát triển mới của dân tộc.

Trong thời đại Hồ Chí Minh kể từ ngày lập Nước năm 1945 đến nay, nước ta đã trải qua những dấu mốc quan trọng như kỷ nguyên độc lập dân tộc, kỷ nguyên thống nhất đất nước, kỷ nguyên Đổi mới đất nước và hiện nay sau 40 năm đổi mới, chúng ta chính thức bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng XHCN.

Dưới góc độ quyền con người, kỷ nguyên mới mở ra một thời kỳ mà ở đó mỗi con người, mỗi người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản đã được hiến pháp và pháp luật ghi nhận, trong đó nhất là quyền của người dân được tham gia đầy đủ, hiệu quả, thực chất vào các công việc của nhà nước và xã hội; thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ bản thân, được tham gia đóng góp xây dựng, phát triển đất nước và quyền được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, thành quả của công cuộc đổi mới.

PV: Vì sao bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài, gian khổ của cả nhân loại tiến bộ để bảo vệ những giá trị cốt lõi là quyền sống, tôn trọng phẩm giá con người hướng tới một xã hội bình đẳng, tự do, công bằng mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tín ngưỡng, địa vị xã hội, dân tộc…

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhờ đoàn kết dân tộc mà đã huy động được sức mạnh để chống chọi với thiên tai, địch họa, duy trì nòi giống, mở rộng biên giới, lãnh thổ quốc gia; đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh, chính nhờ phát huy nhân tố con người, phát huy được các giá trị của quyền con người (không phân biệt giai cấp, đảng phái, già, trẻ, gái, trai, dân tộc, tôn giáo…), Đảng ta đã xây dựng được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Vì thế, một đất nước muốn phát triển bền vững, thì phải đặc biệt quan tâm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền của tất cả mọi người, nhóm người, mỗi dân tộc sinh sống trong phạm vi lãnh thổ với quan điểm đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết giai cấp, để huy động được sức mạnh, trí tuệ của từng người, mỗi người và nhóm người…tạo nên sức mạnh cộng sinh của cả dân tộc; đó là cơ sở phát triển bền vững đất nước.

PV: Trong thư gửi Hội thảo khoa học Quốc gia về quyền con người mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm có đề cập đến khái niệm “phát triển con người XHCN” và phát huy vai trò, giá trị quyền con người XHCN để tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây có phải là khái niệm mới hay không và nội hàm của khái niệm “quyền con người XHCN” là gì? Vì sao phải nhấn mạnh yếu tố XHCN, thưa ông?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Phát triển con người mới XHCN thì không phải là khái niệm mới, nhưng quyền con người XHCN thì đây là lần đầu tiên, đồng chí Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta đề cập trong thư gửi Hội thảo quốc gia “Con người, quyền con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển đất nước”, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt cần được định hướng trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn 40 năm đổi mới và đề xuất xây dựng nền tảng, tư tưởng lý luận mới của Đảng cộng sản Việt Nam về quyền con người XHCN, khi đất nước chính thức bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Quyền con người XHCN không mâu thuẫn với giá trị phổ quát của quyền con người mà Đảng ta đã nhiều lần khẳng định, quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Chúng ta nhấn mạnh yếu tố XHCN, trước hết để khẳng định, xã hội XHCN là một chế độ xã hội tốt đẹp nhất trong tất cả các chế độ xã hội mà loài người đã trải qua đó là vì con người, vì quyền con người. Chỉ có CNXH quyền con người mới thực sự được bảo đảm, con người mới thực sự được giải phóng, không còn chế độ người bóc lột người; con người mới có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; mới có điều kiện để thụ hưởng đầy đủ, trọn vẹn nhất các quyền và tự do của mình; mới có điều kiện là chủ và làm chủ đất nước.

PV: Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền dân chủ XHCN và nay là phát huy vai trò, giá trị quyền con người XHCN. Vậy quyền con người XHCN có mối liên hệ như thế nào với 3 trụ cột này thưa ông?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế dựa trên 3 trụ cột: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN, trong đó, xác định rõ con người là trung tâm, là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không chỉ xác định con người là trung tâm, mà còn xác định quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.

Thực hiện hiệu quả các quyền và tự do cơ bản của con người sẽ là cơ sở để hiện thực hóa quan điểm lấy con người là trung tâm. Đặc biệt tầm quan trọng của quyền con người trong mối quan hệ với 3 trụ cột còn được thể hiện ở chỗ, đó là quyền con người không phải là phái sinh từ 3 trụ cột, mà là nền tảng để trên cơ sở đó xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Vì thế, không thể có nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và nền dân chủ XHCN đích thực, nếu như quyền con người không được công nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ hiệu quả trong xã hội.

PV: Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì sao ông nhấn mạnh việc thực hiện tốt nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm? và quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Đây là một trong những trăn trở rất lớn của Tổng Bí Thư Tô Lâm với quan điểm, tư tưởng chỉ đạo hiện nay là “mở rộng không gian phát triển”; “chấm dứt quan điểm không quản lý được thì cấm”.

Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, nguyên tắc vận hành phải tuân theo đó là thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật. Nhưng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là “phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”. Do đó, phải thực hiện tốt nguyên tắc “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”. Nghĩa là dựa trên cơ sở pháp luật, nếu có quy định cấm thì công dân không được làm, ngược lại không có quy định cấm thì công dân được làm. Do đó yêu cầu pháp luật phải minh bạch để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà không dẫn tới vi phạm pháp luật không đáng có.

Nguyên tắc này cũng đã được thể hiện trong Nghị quyết số 27/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới.

Song song với thực hiện tốt nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, thì đồng thời cũng cần quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định và quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Cán bộ, công chức chỉ được làm những gì pháp luật quy định vì họ là những người nắm quyền lực nhà nước, vận hành bộ máy công quyền, nên chỉ được làm theo đúng thẩm quyền pháp luật quy định, vì nếu vượt thẩm quyền thì sẽ dẫn tới lạm dụng quyền lực, vi phạm quyền con người, quyền công dân. Còn quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân, có nghĩa khi công dân được hưởng quyền thì đồng thời cũng phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân đối với nhà nước, xã hội mà mình đang sống với nguyên lý không ai chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ và ngược lại cũng không ai chỉ thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền. Và như vậy, quyền và nghĩa vụ có mối quan hệ hài hòa, bổ sung cho nhau, không triệt tiêu nhau.

PV: Việc tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp và luật có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền con người trong kỷ nguyên vươn mình, thưa ông?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Nhà nước pháp quyền XHCN đề cao tính tối cao của hiến pháp và pháp luật, đặc biệt yêu cầu thượng tôn hiến pháp, thượng tôn pháp luật trong Nhà nước pháp quyền còn đòi hỏi tuân theo các tiêu chí của một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, mở đường cho đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán.

Để thực hiện mục tiêu này, rõ ràng việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái hiến pháp, trái với luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo đảm quyền con người trong kỷ nguyên vươn mình. Kỷ nguyên vươn mình đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được cộng nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ hiệu quả, do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra theo quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí Thư Tô Lâm là “không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế – xã hội”. Vì vậy, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái hiến pháp, luật mà có thể dẫn tới vi phạm quyền con người, quyền công dân.

PV: Vì sao chúng ta phải đưa nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền con người trở thành một yêu cầu và tiêu chí đánh giá bắt buộc trong các hoạt động xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật ở mọi cấp độ”?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Như tôi đã đề cập phần trên, nhà nước pháp quyền đề cao hiến pháp, pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, mà pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN là phải phát huy dân chủ, vì con người, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân nên rất cần đưa nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền con người trở thành một yêu cầu và tiêu chí đánh giá bắt buộc trong các hoạt động xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật ở mọi cấp độ.

Các đạo luật do Quốc hội ban hành cũng như các văn bản dưới luật phải có đánh giá tác động về quyền con người, để bảo đảm rằng các quy định pháp luật được ban hành phải phù hợp với các quyền con người, quyền công dân đã được hiến pháp quy định và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. Đây là yêu cầu bắt buộc để quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ hiệu quả trong nhà nước pháp quyền XHCN.

PV: Việc đặt ra lộ trình giảm hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền con người trong giai đoạn phát triển mới của đất nước?

PGS-TS Tường Duy Kiên: Việt Nam hiện nay chưa có kế hoạch sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy nhiên, pháp luật hiện hành của Nhà nước ta còn có 18 tội danh có khung hình phạt tử hình. Theo chuẩn mực quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải bỏ tử hình trong bộ luật hình sự, nhưng khuyến khích các quốc gia giảm tử hình và tiến tới xóa bỏ tử hình. Trường hợp còn áp dụng tử hình thì chỉ nên áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nghĩa là tội phạm cố ý giết người.

Hiện nay theo thống kê mới nhất trên thế giới đã có 170 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bỏ án tử hình trong bộ luật hình sự hoặc ngưng thi hành án tử hình (áp dụng luật đình chỉ thi hành tử hình, nghĩa là tuyên nhưng không thi hành). Nghiên cứu Nghị quyết số 27/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn mới, một trong những quan điểm chỉ đạo đó là “xây dựng hệ thống pháp luật nhân đạo”. Điều này rất quan trọng trong vấn đề bảo đảm, bảo vệ quyền con người, tránh mọi sai sót có thể xẩy ra trong hoạt động tư pháp. Chính vì vậy, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với mục tiêu trở thành nước công nghiệp, có thu nhập cao vào năm 2045; một xã hội phồn vinh, hạnh phúc, giàu có, thịnh vượng, trong đó mọi người đều được thụ hưởng đầy đủ quyền con người thì việc nghiên cứu có lộ trình và bước đi thích hợp trong việc từng bước tiếp tục giảm hình phạt tử hình là cần thiết trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thực hiện: Hương Giang – Quỳnh Trang/VOV.VN

Nguồn:https://vov.vn/emagazine/ky-nguyen-vuon-minh-bao-dam-quyen-con-nguoi-de-dat-nuoc-phat-trien-ben-vung-1132413.vov

Cùng chủ đề

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển...

Mạnh mẽ, đột phá vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

  Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng khi đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. “Đúng vai, thuộc bài” không chỉ là vấn đề của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu mà cần được mở rộng và được hiểu trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, tổ chức Đảng và chính quyền địa phương, tổ chức Đảng và bộ...

Thời điểm ‘chín muồi’ để Việt Nam xây đường sắt tốc độ cao

Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/thoi-diem-chin-muoi-de-viet-nam-xay-duong-sat-toc-do-cao-19789.htm

Doanh nghiệp dệt may với cuộc đua “xanh hoá

Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản xuất. Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/11

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBS Theo Công ty Chứng khoán DSC, kết quả kinh doanh của Công ty Chứng khoán MB (MBS), Quý 3 nhìn chung tương đối tốt so với cùng kỳ, tuy nhiên đã giảm tốc so với quý trước. Do hoạt động môi giới của MBS diễn biến kém hơn dự báo, DSC hạ dự phóng lợi nhuận của MBS xuống thấp hơn 2% so với báo cáo trước đó. DSC ước tính doanh...

Chuyển đổi số là yếu tố sống còn của ngành logistics

VOV.VN - Chuyển đổi số là yếu tố sống còn của ngành logistics. Đó là ý kiến của doanh nghiệp tại Hội nghị Logistics Việt Nam năm 2024 diễn ra tại TP.HCM hôm nay 31/10 do Báo Đầu tư tổ chức với chủ đề "Chuyển đổi để bứt phá". Số hóa và tự động hóa đóng vai trò then chốt Hiện nay, giá trị thị trường logistics của Việt Nam đạt khoảng 40 tỷ USD và dự kiến sẽ tiếp tục...

Việt Nam nói gì về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới?

VOV.VN - Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền Hoa Kỳ trong thời gian tới để tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển vững mạnh, toàn diện, ổn định lâu dài, vì lợi ích và mong muốn của nhân dân hai nước, vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới.   "Sau gần 30 năm thiết lập quan...

Sắp có lễ hội chào đón năm mới ngang tầm thế giới tại Thủ Đức (TP.HCM)

VOV.VN - Lễ hội chào đón năm mới – City Tết Fest Thủ Đức 2025 diễn ra trong 5 ngày, với 2 đêm đại nhạc hội có sự góp mặt của một các nghệ sỹ tài năng thế giới cùng ca sỹ hàng đầu Việt Nam. Thông tin được UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) công bố tại buổi họp báo diễn ra vào trưa 31/10.   City Tết Fest Thủ Đức 2025 là sự kiện mang tính biểu tượng của TP...

Rực rỡ mùa hồng chín trên cao nguyên Mộc Châu

Rực rỡ mùa hồng chín trên cao nguyên Mộc Châu ...

Bài đọc nhiều

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

‘Người Việt đang ở đây nhưng tâm hồn bị thao túng bởi Facebook, YouTube, TikTok hết rồi’

Có đại biểu Quốc hội đã phát biểu như vậy khi thảo luận Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Đại biểu Bùi Hoài Sơn - Ảnh: GIA HÂN Thảo luận về dự Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT - sửa đổi) sáng 29-10, đại biểu Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - đề xuất không nên tăng mức thuế đối với các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao,...

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển...

Việt Nam nêu quan điểm về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền Mỹ trong thời gian tới. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 và tác động của cuộc bầu cử này đến quan hệ song phương Việt - Mỹ trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 31.10. "Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Mạnh mẽ, đột phá vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

  Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng khi đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. “Đúng vai, thuộc bài” không chỉ là vấn đề của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu mà cần được mở rộng và được hiểu trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, tổ chức Đảng và chính quyền địa phương, tổ chức Đảng và bộ...

Du lịch chờ ‘mỏ vàng’ khách Trung Đông

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và các nước khác thuộc khu vực Trung Đông những ngày qua đang mở ra cơ hội cho du lịch VN đón dòng khách lớn từ thị trường Trung Đông, nơi các "đại gia" chi tiêu hào phóng nhất thế giới. Cú hích cho du lịch VN Bên cạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện VN - UAE (CEPA) ký kết...

Thủ tướng: ‘Chấp nhận rủi ro mới có đột phá’

Tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Qatar Mohammed bin Ali bin Mohammed Al Mannai, Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh đến sự quyết liệt và tinh thần "đã nói là làm" khi bàn về các kế hoạch hợp tác. Trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, chiều 31.10, tại Thủ đô Doha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Qatar Mohammed...

Mới nhất

Làng cổ nổi tiếng ở Thanh Hóa có núi Rồng hang Tiên, đi đâu cũng đụng đồ cổ, chuyện cổ. nhà cổ

Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 3km, Làng cổ Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) là ngôi làng đã có hàng ngàn năm...

Đồng Nai 3 lần ‘lỡ hẹn’ với cao tốc Biên Hòa

TPO - Sau 3 đợt chốt thời gian hoàn tất giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thi công, Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Đồng Nai lại tiếp tục gia hạn thời gian hoàn thành vào cuối năm nay. TPO - Sau 3 đợt chốt thời gian hoàn tất giải...

Nút thắt được gỡ, chờ vốn ngoại vào chứng khoán

Từ ngày 2-11, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sẽ được mua cổ phiếu ở VN mà không cần có đủ tiền (non pre-funding) khi đặt lệnh. Để thực hiện, các công ty chứng khoán phải tự đánh giá năng lực của khách hàng để xác...

Vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã long trọng tuyên bố Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Doanh nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Ảnh: TTXVN Thông điệp này nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa...

Hiệu quả công tác giảm nghèo ở Hùng Lợi

Hùng Lợi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), với tổng số 1.730 hộ dân, 7.839 nhân khẩu. Kinh tế - xã hội của xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 50% dân số, đời sống người dân trên địa bàn xã gặp nhiều khó...

Mới nhất