Trang chủChính trịNgoại giaoRời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm...

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn “cơn khát” dầu khí.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Nord Stream 2 sẽ không bao giờ chảy, Đức không lụy vào khí đốt Nga, nhưng… (Nguồn: Oilprice)

Bất chấp các lệnh trừng phạt toàn diện của EU đối với Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này vào Ukraine hồi tháng 2/2022, dầu Moscow vẫn tràn vào khối 27 thành viên. Phần lớn số dầu này không rõ nguồn gốc.

Trên thực tế, tính đến giữa tháng 10/2024, xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch ước tính đã bơm 4,47 tỷ Euro (tương đương 4,85 tỷ USD) mỗi tuần vào nền kinh tế Nga, trong đó 350 triệu Euro đến từ EU.

Lượng khí đốt mua từ Moscow mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức 150 tỷ m3 (bcm) được ghi nhận vào năm 2021 – thời điểm trước chiến dịch quân sự đặc biệt – nhưng bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm 2023.

Gần đây, khi phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Năng lượng EU vào giữa tháng 10/2024, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về sự gia tăng này: “Chúng ta phải luôn cảnh giác để điều này không trở thành xu hướng mang tính cấu trúc”.

Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên trong khối thậm chí còn không cố gắng hạn chế tình trạng “nghiện” năng lượng Nga.

Khó từ bỏ năng lượng Nga

Ở Trung Âu, nơi phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Moscow, các nước như Áo, Hungary và Slovakia vẫn nhập khoảng 80% lượng khí đốt từ xứ sở bạch dương.

Với mức độ phụ thuộc cao như vậy, chắc chắn đây là nhiệm vụ khó khăn đối với những quốc gia kể trên khi chuyển sang các giải pháp thay thế.

Đối với Czech, quốc gia này đã xoay xở để chuyển sang mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thông qua Hà Lan và Đức. Tuy nhiên, việc “cai nghiện” dầu Nga còn trở nên khó khăn hơn.

Còn tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban dường như càng gia tăng sự phụ thuộc của đất nước vào năng lượng Nga khi Budapest tiết lộ đang thảo luận về việc mua thêm nữa.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto mới đây đã tuyên bố, đất nước “không có lựa chọn nào khác” ngoài việc dựa vào dầu mỏ của Điện Kremlin.

18 tháng trước, EU đã cấp cho Hungary, Czech và Slovakia quyền miễn trừ tạm thời lệnh cấm vận dầu thô của Moscow. Những nước này có thời gian sắp xếp các phương án thay thế.

Dù vậy, Budapest đã từ chối các lựa chọn đa dạng hóa.

Thách thức mới

Đã xuất hiện thách thức mới với một số quốc gia vẫn đang mua khí đốt Nga.

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt, tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã đồng ý về một thỏa thuận kéo dài 5 năm về việc vận chuyển khí đốt. Theo thỏa thuận, sẽ có 45 tỷ m3 khí đốt Nga chảy qua Ukraine vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024.

Cuối năm nay, thỏa thuận trên sẽ kết thúc. Thỏa thuận này được cho rằng khó có thể gia hạn tiếp và điều đó sẽ ngăn chặn dòng chảy khí đốt Nga tới châu Âu – trực tiếp” tấn công” thị trường khu vực vào thời điểm quan trọng – mùa cần sưởi ấm.

Để giải quyết vấn đề này, các bên liên quan, bao gồm Nga, Ukraine và các quốc gia khác được cho là đang cân nhắc nhiều kịch bản khác nhau giữ cho đường ống dẫn khí nói trên tiếp tục hoạt động.

Các kịch bản đó bao gồm việc Nga có thể bán khí đốt tại biên giới và để khách hàng tự sắp xếp quá cảnh qua Ukraine. Hoặc Azerbaijan có thể đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ yêu cầu sự hợp tác của Nga.

Sự bất ổn về tuyến đường vận chuyển của Kiev đang góp phần gây thêm áp lực lên những quốc gia chưa tìm được nguồn cung thay thế khí đốt Moscow.

Không cần “run rẩy”

Hungary – phần lớn được cung cấp khí đốt từ Nga thông qua đường ống Turk Stream chạy bên dưới Biển Đen – sẽ không có nhiều thay đổi nếu thỏa thuận của Moscow và Kiev kết thúc.

Ngược lại, Slovakia và Áo buộc phải hành động.

Tuy nhiên, không bên nào phải “run rẩy” vào mùa Đông này, dù thỏa thuận kể trên có đi đến hồi kết. Trong trường hợp thiếu hụt khí đốt, hai quốc gia trên có thể khai thác các cơ sở lưu trữ của EU. Phía Brussels cho biết, các cơ sở lưu trữ khí đốt của khối đã được lấp đầy tới 95%.

Song song với đó, Slovakia và Áo cũng có thể sắp xếp nguồn cung thay thế.

Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của khối 27 thành viên. Trong khi đó, các mạng lưới của EU cũng sẽ cho phép giao LNG của Mỹ và Bắc Phi qua các nhà ga ở Đức, Ba Lan và Italy.

Ông Martin Jirusek, chuyên gia về địa chính trị và an ninh năng lượng tại Đại học Masaryk của Czech nhận định: “Mục tiêu ngăn chặn mọi hoạt động nhập khẩu của Nga là thực tế. Tất cả các quốc gia EU đều có năng lực vật chất để thực hiện điều đó. Có những tuyến đường để đưa dầu và khí đốt không phải của Moscow đến Hungary và Slovakia”.

Hiện tại, một gói trừng phạt nhằm vào Nga, tập trung chủ yếu vào năng lượng, đang được triển khai.

Tuy nhiên, bà Simson bày tỏ: “Nếu các quốc gia thành viên muốn tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga hoặc ký các thỏa thuận mới với nước này, tôi nói rõ: Đây không phải là điều cần thiết và là một lựa chọn nguy hiểm”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/roi-xa-nang-luong-nga-van-la-bai-toan-kho-hungary-tham-chi-con-muon-mua-them-chau-au-co-cach-gi-292118.html

Cùng chủ đề

Hai năm “ngủ yên dưới biển sâu”, những tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về vụ đường ống khí đốt Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) .

LNG 2 ở Bắc Cực – dự án thúc đẩy tham vọng khí đốt của Nga

Mới đây, Công ty Novatek của Nga đã tạm dừng hoạt động tại dự án LNG 2 ở Bắc Cực và không có kế hoạch khởi động lại dự án này vào mùa Đông năm nay.

Khí đốt Mỹ có bước đi mới sau quyết định của Iran

Giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ đã giảm mạnh hôm 28/10, sau khi Israel tiến hành các cuộc tấn công hạn chế vào Iran và Tehran quyết định không đáp trả.

BRICS sẽ vượt phương Tây, Mỹ trừng phạt 3 công ty Trung Quốc và Nga, châu Âu vẫn ‘nghiện’ khí đốt Moscow

BRICS được dự đoán sẽ dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu, Mỹ trừng phạt 3 công ty Trung Quốc và Nga liên quan việc sản xuất UAV dùng tại Ukraine, châu Âu tăng nhập khẩu khí đốt, Indonesia đẩy mạnh du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một tên lửa ICBM trúng nhiều đích của Triều Tiên, Mỹ-Nhật-Hàn khẩn cấp ra tuyên bố chung, HĐBA bị gọi tên

Ngày 1/11, Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa thành công trong việc phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19 thế hệ mới vào trước đó một ngày.

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Israel phá đường dây gián điệp Iran, Ukraine “kêu” Mỹ tăng hỗ trợ quân sự, Nga triệu Đại sứ Phần Lan phản đối tịch...

Nga tố phương Tây phá hoại không gian số, Venezuela triệu hồi Đại sứ tại Brazil về nước, Quân đội Triều Tiên xuất hiện tại Donetsk, Iran có thể tấn công Israel trước bầu cử tổng thống Mỹ, Hamas bác bỏ lệnh ngừng bắn ngắn hạn ở Gaza, Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài EEZ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá vàng được “đẩy thuyền” bởi bầu cử Mỹ, nhắm đích 2.800 USD, nhà đầu tư có nên “lên tàu”?

Giá vàng hôm nay 30/10/2024 giữ mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới, trong nước "bất động". Chuyên gia nhận thấy, các cuộc bầu cử đang cản trở nhu cầu bán ra, do đó bất kỳ chất xúc tác nào để tăng cường mua vào xuất hiện sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Cuba củng cố quan hệ hợp tác toàn diện

Ngày 31/10 tại Hà Nội, ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Cuba đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén. Tại cuộc tiếp, ông Vũ Hải Hà cho biết, quan hệ chính trị giữa hai nước đã và đang không ngừng phát triển tốt đẹp, thể hiện qua...

Giá vàng đang ở vùng rủi ro, “bay tiếp hay rơi”, bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, không bán. Giá vàng thế giới tiếp tục "thăng hoa" với kỷ lục - 2.790,15 USD/ounce và tăng 6% chỉ trong 1 tháng. Giá vàng đang ở vùng rủi ro, rất dễ có biến động mạnh, có thể lên quá cao tạo bong bóng rồi lao dốc, theo chuyên gia.

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, nguy cơ mất mùa tại vựa tiêu Bà Rịa

Giá tiêu hôm nay 1/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 - 144.500 đồng/kg.

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3).

Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’, ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

Tại sao người giàu nhất hành tinh như Elon Musk và là chủ sở hữu mạng xã hội X, Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla... lại trở thành nhà bảo trợ lớn nhất và ủng hộ nhiệt thành nhất của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, ông ấy đang tính toán điều gì?

Mới nhất

Khách Tây đạp xe từ Quảng Bình đến Huế, thử đặc sản trứ danh, khen ngon hơn phở

Vị khách Tây di chuyển quãng đường khá xa từ phía bắc TP Đồng Hới (Quảng Bình) đến TP Huế để thưởng thức món đặc sản trứ danh mà anh cho rằng “ngon hơn phở”. Dustin Cheverier (SN 1988, đến từ Mỹ) là một trong những nhà sáng tạo nội dung khá nổi tiếng ở Việt Nam với kênh YouTube...

AI dự đoán kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

(Dân trí) - Phân tích dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cho thấy, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris có thể giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử năm nay, đánh bại ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump chạy đua vào Nhà Trắng (Ảnh: AFP). Công...

Phú Yên tích cực tháo gỡ khó khăn, hoàn thành những mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm mới và ở mức độ cao hơn so với thực tế tại các địa phương...

Người mẹ khóc ngất bên thi thể 2 con đuối nước ngay trong sân nhà

(Dân trí) - Tỉnh dậy không thấy con đâu, chị T. vội đi tìm thì đau đớn phát hiện 2 con trai sinh đôi của mình tử vong trước sân nhà. Chị Nguyễn Thị Tưởng (SN 1992), trú thôn Vinh Quang, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vừa mất cùng lúc 2 con vì mưa lũ. Các con...

Mới nhất

Một tấm lòng son sắt”