Trang chủKinh tếNông nghiệpTạo cầu nối tiêu thụ nông sản huyện Mê Linh

Tạo cầu nối tiêu thụ nông sản huyện Mê Linh


Diễn đàn là cơ hội để các hộ sản xuất, hợp tác xã (HTX) kết nối với đơn vị, doanh nghiệp (DN) đưa sản phẩm nông nghiệp an toàn vào hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác.

Diễn đàn thu hút đông đảo nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà quản lý tham gia. Ảnh: Phạm Hùng
Diễn đàn thu hút đông đảo nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà quản lý tham gia. Ảnh: Phạm Hùng

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Đoàn Đức Dân cho biết: diễn đàn được tổ chức không chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản cho nông dân, chủ trang trại HTX trên địa bàn huyện Mê Linh, mà còn là dịp để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản của Mê Linh tới các DN, đơn vị phân phối, tiêu thụ nông sản trong cả nước.

Qua đó, trao đổi, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản; cung cấp thông tin, khuyến khích mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đạt tiêu chuẩn OCOP của Mê Linh được trưng bày trong khuôn khổ diễn đàn. Ảnh: Phạm Hùng
Nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đạt tiêu chuẩn OCOP của Mê Linh được trưng bày trong khuôn khổ diễn đàn. Ảnh: Phạm Hùng

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh Nguyễn Thị Chinh, toàn huyện Mê Linh hiện có gần 8.100ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 4.300ha lúa, còn lại là rau màu, hoa, cây ăn quả. Sản phẩm nông nghiệp của Mê Linh rất đa dạng về chủng loại; thế mạnh là 700ha rau (rau su hào trái vụ, rau gia vị, rau ăn lá, củ cải…); 800ha hoa, 300ha chuối.  Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh, phụ thuộc thương lái thu mua gom tại các chợ xung quanh địa bàn. 

Với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm quả an toàn, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Việt Doanh Đào Việt Dũng cho hay: HTX đang canh tác hơn 54ha diện tích cây ăn quả (ổi, bưởi, thanh long…) đều được sản xuất theo quy trình VietGAP. Các sản phẩm quả của HTX đã có nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc xuất xứ nên vấn đề đầu ra không còn là nỗi lo. Đặc biệt, trái ổi của HTX đã có giá trị kinh tế rất cao, mỗi ngày cung cấp ra thị trường trung bình hơn 1 tấn ổi, thu về 20 triệu đồng. 

“Tuy nhiên, về lâu dài, để duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất, HTX mong muốn được liên kết cùng đơn vị, DN mở rộng quy mô sản xuất cũng như sản lượng tiêu thụ.” – ông Đào Việt Dũng bày tỏ.

Trăn trở việc tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm rau, củ, quả, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) Đàm Văn Đua chia sẻ: vùng canh tác rau, củ, quả rộng hơn 200ha của HTX là một trong những vựa rau màu lớn nhất của Hà Nội. Không chỉ cung ứng sản lượng lớn rau, củ, quả cho người dân Thủ đô, chất lượng nông sản cũng từng bước được nâng lên. 

Thu hoạch rau tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh).
Thu hoạch rau tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (huyện Mê Linh).

Đến nay, HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao đã có 18 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của TP Hà Nội cấp sao. Trong đó, củ cải trắng được cấp chứng nhận 4 sao OCOP, còn lại là các sản phẩm 3 sao.  Dù chủng loại rau, củ, quả tương đối đa dạng, tuy nhiên, giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP của HTX chưa tương xứng. Nguyên nhân là rau, củ, quả của HTX chủ yếu xuất bán thô, chưa có sản phẩm qua chế biến sâu; một số chuỗi liên kết chưa thực sự ổn định, bền vững…

Với lượng rau, củ, quả khoảng 40.000 tấn mỗi năm, HTX mong muốn được kết nối với các tổ chức, DN đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị tại Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận nhằm hạn chế tối đa câu chuyện “được mùa mất giá”, hoặc bị tư thương ép giá.

Để khâu tiêu thụ không còn là nỗi lo 

Theo số liệu của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua chuỗi giá trị trên địa bàn TP còn khá thấp, chỉ chiếm hơn 10%. Đáng nói, một phần lớn nông dân còn mơ hồ hoặc hiểu chưa đúng về chuỗi giá trị dẫn đến liên kết với các tác nhân khác còn lỏng lẻo, thiếu bền vững. Thậm chí, nông dân và DN chưa tìm được tiếng nói chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro trong sản xuất, kinh doanh… Đây là những nguyên nhân khiến nông sản vẫn bí đầu ra trong thời gian qua.

Các hợp tác xã của huyện Mê Linh và doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hùng 
Các hợp tác xã của huyện Mê Linh và doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hùng 

Tại diễn đàn, các DN, nhà quản lý đã khuyến nghị nhiều giải pháp xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững, giúp nông dân tăng thu nhập, cũng như để các đơn vị, DN yên tâm, tin tưởng với chất lượng của nông sản Mê Linh.

Giám đốc Công ty CP thực phẩm an toàn Tâm Thành Nguyễn Thị Vân Anh cho rằng: nông sản để vào được siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch hay tiếp cận khách hàng yêu cầu cao đòi hỏi gắt gao tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn, DN còn kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở sản xuất về sản lượng, vùng trồng tiếp đến mới quyết định ký hợp đồng với nhà sản xuất. Do đó, nông dân, HTX cần đặc biệt lưu ý vấn đề sản xuất an toàn để sản phẩm đạt chất lượng đồng đều.

Các hợp tác xã của huyện Mê Linh và doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hùng 
Các hợp tác xã của huyện Mê Linh và doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hùng 

Còn theo Tổng Giám đốc Công ty CP công nghệ sinh học Hòa Bình Nguyễn Ngọc Hưng, DN rất muốn bắt tay với nông dân Mê Linh để sản xuất – tiêu thụ lúa theo cánh đồng mẫu lớn, song diện tích phải đảm bảo gọn vùng thiểu 20ha trở lên, canh tác cùng một giống lúa. Do đó, nông dân cần liên kết chặt chẽ hơn bằng việc thành lập HTX, tổ, nhóm sản xuất. Bà con chỉ cần làm tốt khâu canh tác, thu hoạch cho ra hạt thóc tươi đảm bảo chất lượng, việc còn lại là do DN đảm nhận.

Tiếp thu các ý kiến của DN, bà Nguyễn Thị Chinh nhấn mạnh: “Ngay sau diễn đàn hôm nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh sẽ tổ chức hội nghị sâu hơn kết nối người sản xuất với DN. Trung tâm cũng tiến hành đánh giá, tổng hợp quy mô, sản lượng, chất lượng các vùng trồng với các con số cụ thể để gửi tới các DN nghiên cứu, lập kế hoạch trước”.

 

Tại diễn đàn đã diễn ra lễ ký kết biên bản  ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của HTX dịch vụ nông nghiệp Việt Doanh với HTX sản xuất, kinh doanh rau củ an toàn và du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh; HTX dịch vụ nông nghiệp Trung Hà với Công ty CP suất ăn công nghiệp Hà Nội; HTX Dịch vụ tổng hợp Đông Cao với Công ty CP thực phẩm an toàn Tâm Thành.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tao-cau-noi-tieu-thu-nong-san-huyen-me-linh.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

79 xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2024

Cụ thể, TP Nam Định có 9 phường: Vị Xuyên, Trường Thi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nam Phong, Cửa Bắc, Hưng Lộc, Nam Vân, Năng Tĩnh và xã Mỹ Lộc. Huyện Xuân Trường có 13 xã: Thọ Nghiệp, Xuân Phúc, Xuân Châu, Xuân Thượng, Xuân Hồng, Xuân Ngọc, Xuân Giang, Xuân Tân, Xuân Thành; Xuân Ninh, Trà Lũ, Xuân Phú, Xuân Vinh và thị trấn Xuân Trường. Huyện Hải Hậu có 21 xã: Hải Châu, Hải Hoà, Hải Phú,...

10 tháng đầu năm đón hơn 35 triệu lượt du khách

Kinhtedothi - Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh vừa thông tin, trong 10 tháng năm 2024 TP đón gần 35 triệu lượt khách (gần 4,7 triệu lượt khách quốc tế, gần 31 triệu lượt nội địa), doanh thu đạt 156.649 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 82,4% so với kế hoạch cả năm 2024. Theo đó, chiều 31/10, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, lượng khách quốc tế đến TP trong...

nhiều giải pháp thực hiện Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Kinhtedothi - Ngày 31/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp triển khai thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới tại Đảng bộ TP Hồ Chí Minh”. Xây dựng chuẩn mực đạo đức phải sát thực tế đơn vị Đồng chủ trì tọa đàm gồm các đồng chí: Phó trưởng Ban Thường trực Ban...

Tự thông tuyến, người bệnh có thể bỏ qua cơ hội phát hiện sớm bệnh

Kinhtedothi-Thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đại biểu Quốc hội băn khoăn việc thông tuyến có thể khiến người bệnh bỏ qua cơ hội phát hiện sớm bệnh. Đại biểu đề nghị cân nhắc vấn đề người bệnh có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh. Cân nhắc quy định người bệnh có thẻ BHYT tự chuyển tuyến Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn đại biểu Quốc...

Thiếu thuốc, cơ sở khám chữa bệnh phải hoàn trả tiền cho người bệnh

Kinhtedothi - Đây là một trong những nội dung đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan soạn thảo bổ sung vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) được Quốc hội thảo luận tại phiên làm việc ngày 31/10 của Kỳ họp thứ 8. Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, đại biểu Quốc hội Đinh Văn Thê...

Bài đọc nhiều

Nông dân Tây Ninh dùng năng lượng mặt trời kết hợp tưới nhỏ giọt cho khoai mì, giảm phát thải CO2

Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO2, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân đang nỗ lực triển khai các giải pháp từ hoạt động trong nhà máy đến canh tác ngoài đồng ruộng. ...

Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh triển khai nghị định về thanh lý rừng trồng, lưu ý rừng bị thiệt hại do bão YAGI

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị vừa ký công văn số 8153/BNN-LN ngày 30/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng....

Vì sao HTX Chợ Vàm ở An Giang được bình chọn là HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024?

Là một trong những HTX tập hợp được số lượng thành viên lớn, với 316 thành viên, hoạt động với 5 dịch vụ, HTX Chợ Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn và giảm chi phí trong sản xuất, tăng lợi nhuận,...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Chủ tịch UBND xã An Nhứt táo bạo tạo sinh kế cho người dân bằng ẩm thực đồng quê ngay giữa cánh đồng

Cả cánh đồng lúa xã An Nhứt (huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) vàng rực như một tấm thảm lớn chạy dài tít tắp tới tận chân trời, con đường nhựa uốn lượn bên cạnh dòng kênh xanh tạo nên khung cảnh thôn quê bình yên, tươi đẹp. Người...

Cùng chuyên mục

Bắc Ninh mạnh tay chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ, chính thức không còn hộ nghèo

Trong 2 năm (2023-2024), tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, đặc biệt tỉnh Bắc Ninh ban hành Nghị quyết quy định chính sách trợ giúp xã hội, theo đó chi 53,7 tỷ đồng trợ cấp cho 2.804 hộ để về đích...

Nạn trộm cắp cà phê ở Đắk Lắk, kẻ gian đột nhập vác trộm, khổ chủ ngủ dậy thấy bốc hơi, đến khổ!

Sáng 31/10, ông Trần Văn Luyến (xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) phát hiện khoảng 600kg cà phê tươi đã bị kẻ gian đột nhập vác trộm. Công an xã Cư Êbur đang tích cực truy tìm thủ phạm trong bối cảnh giá cà phê tăng cao...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Masan Consumer đưa những công nghệ tiên tiến nhất thế giới vào từng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng

Ngày 30/10, tại TP. HCM, Masan Consumer đã tổ chức buổi chia sẻ thông tin kết quả kinh doanh với các nhà đầu tư. Trong đó, đại diện Masan Consumer tiết lộ nhiều điểm nổi trội của hoạt động Nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã giúp Masan Consumer đón...

Hươu sao, con thú mọc thứ đại bổ trên đầu, là động vật hoang dã, nuôi ở Tuyên Quang, dân giàu hẳn

Trang trại nuôi hươu của anh Tiệp, phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) bán nhung, bán hươu giống. Hươu đực nuôi lấy nhung từ 2 tuổi bắt đầu cho nhung, lượng nhung hươu cắt lần đầu tiên chỉ 100-200 gram/con. Con hươu trưởng thành 1 năm...

Mới nhất

Helio Energy vẫn phát hành mới

Thực hiện chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) để mở rộng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhưng CTCP Helio Energy không thu hút được nhà đầu tư do giá cổ phiếu trượt dài. Thực hiện chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) để mở rộng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái...

Cách ăn trứng không lo cholesterol tăng

'Trứng có là món ăn lành mạnh hay không tùy thuộc vào cách bạn chế biến chúng, nhất là đối với người...

Người Việt chơi Halloween ‘nhiệt’ hơn cả Tây

Tối 31-10, hàng ngàn lượt du khách, người dân đến phố đi bộ Bùi Viện (quận 1, TP.HCM) chơi Halloween. Nhiều du khách bất ngờ khi thấy người Việt hưởng ứng lễ hội còn nhiệt tình hơn cả phương Tây. ...

VPBank tìm kiếm 150 sinh viên giỏi, tài năng để trao 1,9 tỉ đồng học bổng

VPBank vừa công bố chương trình học bổng ‘Thắp sáng tài năng’ năm 2024, tìm kiếm 150 sinh viên giỏi, tài năng để trao học bổng với tổng số tiền lên đến 1,9 tỉ đồng. ...

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày?

Gừng là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Về mùa lạnh, gừng được dùng nhiều hơn để phòng lạnh. Trong Đông y, gừng được chia thành 2 loại chính là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính khác nhau.Bài thuốc gừng ngâm giấm rất tốt, nhiều công...

Mới nhất