Trang chủChính trịNgoại giaoUSD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS...

USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này

Lo ngại về việc phương Tây vũ khí hóa đồng USD, các nước BRICS có nhu cầu ngày càng mãnh liệt về những giải pháp nhằm thay thế đồng bạc xanh.

USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Có rất nhiều ý kiến đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 cho thấy Mỹ không nên nghĩ rằng phi USD hóa là không thể. (Nguồn: tvbrics)

Nga đã thúc đẩy mạnh mẽ các quốc gia Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tạo ra các giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính toàn cầu do đồng USD thống trị, nhưng con đường thực hiện mục tiêu này không ít chông gai. Điều đó không có nghĩa là Hội nghị thượng đỉnh của BRICS tại Kazan, Nga vừa qua đã từ bỏ mục tiêu phi USD hóa. Ý tưởng này vẫn còn rất nhiều trên bàn nghị sự.

Tuy nhiên, có vẻ như việc đạt được mục tiêu sẽ không nhanh chóng và dễ dàng như mong muốn. Theo SCMP, “không nhiều quốc gia trong nhóm này có vẻ sẵn sàng từ bỏ đồng bạc xanh mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã nỗ lực khuyến khích một hệ thống thanh toán thay thế giữa các thành viên”.

Moscow đã thúc đẩy mạnh mẽ BRICS xem xét một hệ thống thanh toán để thay thế hệ thống tin nhắn tài chính toàn cầu SWIFT do phương Tây thống trị. Nhưng sau Hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Putin thừa nhận rằng, chưa có kế hoạch được thiết lập ngay lập tức, khối đang tạo ra một hệ thống như vậy.

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến đưa ra tại Thượng đỉnh BRICS lần này cho thấy Mỹ không nên nghĩ rằng phi USD hóa là không thể.

Mở cánh cửa phát triển hệ thống thanh toán BRICS

Các nhà lãnh đạo và đại diện của 36 quốc gia đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh, bao gồm các thành viên BRICS, cùng các nhà lãnh đạo từ các nước quan tâm nhóm.

BRICS là một khối hợp tác kinh tế ban đầu gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tính đến ngày 1/1/2024, nhóm này đã kết nạp thêm Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Iran và Ethiopia. Saudi Arabia được mời gia nhập nhưng vẫn chưa chấp nhận lời mời. Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Malaysia đã chính thức nộp đơn xin trở thành thành viên BRICS.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 đã thông qua “Tuyên bố Kazan”, nêu rõ một số thỏa thuận của các thành viên trong khối. Mặc dù nhóm này không thông qua kế hoạch chính thức nào cho một hệ thống thanh toán thay thế SWIFT, nhưng khối đã tuyên bố nhu cầu cải cách, lên án “tác động tiêu cực của các biện pháp cưỡng chế đơn phương bất hợp pháp, bao gồm các lệnh trừng phạt”.

Tuyên bố chung có đoạn: “Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu cải cách cấu trúc tài chính quốc tế hiện tại để đáp ứng các thách thức tài chính toàn cầu, bao gồm quản trị kinh tế, để làm cho cấu trúc tài chính quốc tế trở nên toàn diện và công bằng hơn”.

Hội nghị năm nay cũng mở ra cánh cửa cho sự phát triển của một hệ thống thanh toán BRICS trong tương lai.

Tuyên bố chung nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận ra những lợi ích rộng rãi của các công cụ thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, chi phí thấp hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, an toàn hơn và toàn diện hơn được xây dựng dựa trên nguyên tắc giảm thiểu rào cản thương mại và tiếp cận không phân biệt đối xử. Chúng tôi hoan nghênh việc sử dụng nội tệ trong các giao dịch tài chính giữa các nước BRICS và các đối tác thương mại của họ”.

Với tinh thần đó, Hội nghị thượng đỉnh đã nhất trí “thảo luận và nghiên cứu tính khả thi của việc thành lập một cơ sở hạ tầng thanh toán và lưu ký xuyên biên giới độc lập, gọi là BRICS Clear (sáng kiến ​​bổ sung cho cơ sở hạ tầng thị trường tài chính hiện có), cũng như năng lực tái bảo hiểm độc lập của BRICS, bao gồm Công ty tái bảo hiểm BRICS, với sự tham gia trên cơ sở tự nguyện”.

Tuyên bố Kazan khẳng định sự ủng hộ đối với đề xuất của Nga về việc tạo ra một sàn giao dịch ngũ cốc thay thế cho các sàn giao dịch của phương Tây hiện đang thiết lập giá quốc tế cho các nền kinh tế nông nghiệp.

“Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến ​​của phía Nga trong việc thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc (hàng hóa) trong BRICS (Sàn giao dịch ngũ cốc BRICS) và sau đó phát triển sàn này, bao gồm mở rộng sang các lĩnh vực nông nghiệp khác”.

Tại sao BRICS theo đuổi mạnh mẽ mục tiêu?

Giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Tasmania, James Chin, nhận định, rất ít quốc gia sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn đồng USD. Nền kinh tế của họ bị ràng buộc quá chặt chẽ với đồng bạc xanh.

Chuyên gia này suy đoán rằng, một thỏa thuận tiền tệ song phương có vẻ là con đường hợp lý hơn để tiến về phía trước. Đồng USD có khả năng sẽ tiếp tục là đồng tiền dự trữ toàn cầu nhưng ở quy mô nhỏ hơn, trong khi các loại tiền tệ khác ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Ông nói: “Một thỏa thuận tiền tệ song phương có vẻ là cách dễ nhất”.

Điều này phù hợp với Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (Cips) hiện tại của Trung Quốc. Ngân hàng HSBC Hong Kong (Trung Quốc), một trong những tổ chức tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới, công bố sẽ chính thức gia nhập Cips.

Xung đột Nga-Ukraine: Nhật Bản liên thủ G7 trừng phạt Moscow, SWIFT sẵn sàng ‘tuân lệnh’ phương Tây. (Nguồn: financetnt.com)
Nga thúc đẩy mạnh mẽ các nước BRICS xem xét một hệ thống thanh toán để thay thế hệ thống tin nhắn tài chính toàn cầu SWIFT do phương Tây thống trị. (Nguồn: financetnt.com)

Ngoài ra còn có mBridge, một hệ thống thanh toán xuyên biên giới tức thời do Trung tâm đổi mới của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Hong Kong thành lập. Hiện tại, BIS có 5 thành viên chính thức, gồm Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Saudi Arabia và UAE, cùng hơn 30 thành viên quan sát.

Một trong những đề xuất thú vị nhất được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS là phát triển một sàn giao dịch kim loại quý để cạnh tranh với COMEX. Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, “cơ chế này sẽ bao gồm việc tạo ra các chỉ số giá cho kim loại, tiêu chuẩn sản xuất và buôn bán vàng, cũng như các công cụ để công nhận những người tham gia thị trường, thanh toán bù trừ và kiểm toán trong BRICS”.

Mặc dù có vẻ như các quốc gia BRICS sẽ không hành động nhanh chóng để triển khai các giải pháp thay thế cho USD, nhưng sẽ là không khôn ngoan nếu xem nhẹ khối này. Rõ ràng là nhóm đang giành được sức ảnh hưởng trên toàn cầu.

Có thể không dễ dàng để đưa tất cả các quốc gia BRICS cùng thống nhất về các chính sách hoặc hệ thống thanh toán cụ thể, nhưng họ đang lo ngại về việc vũ khí hóa đồng USD và có nhu cầu ngày càng tăng đối với các giải pháp thay thế đồng bạc xanh.

BRICS ngày càng có sức ảnh hưởng

Trên thực tế, Hội đồng Đại Tây Dương xác định sự trỗi dậy của BRICS là mối đe dọa đối với sự thống trị lâu dài của đồng USD.

Hội đồng “xác định BRICS là một thách thức tiềm tàng đối với vị thế của đồng USD do tín hiệu về ý định giao dịch nhiều hơn bằng các loại tiền tệ quốc gia của từng thành viên và thị phần ngày càng tăng của BRICS trong GDP toàn cầu”.

Ngay cả trước Hội nghị thượng đỉnh, người sáng lập nhóm nghiên cứu BRICS+ Analytics, Yaroslav Lissovolik đã nói rằng, một hệ thống thanh toán thay thế chắc chắn là khả thi, nhưng có thể sẽ mất thời gian để phát triển.

“Sau khi số lượng thành viên BRICS tăng đáng kể vào năm ngoái, việc đạt được sự đồng thuận có thể nói là sẽ khó khăn hơn”, ông nói.

Tất nhiên, trong thế giới địa chính trị, mọi thứ thường diễn ra chậm rãi rồi lại diễn ra cùng lúc. Và ngay cả sự suy giảm tương đối nhỏ về vị thế của đồng bạc xanh trong hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng đa cực, nơi USD không còn là “con gà trống” duy nhất trong chuồng gà nữa, cũng có thể gây hại cho nền kinh tế Mỹ.

Thực tế này đã diễn ra từ lâu trước Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Dự trữ USD trên toàn cầu đã giảm 14% kể từ năm 2002 và quá trình phi USD hóa đã tăng tốc sau khi Mỹ và các đồng minh phương Tây trừng phạt Nga một cách mạnh mẽ.

Bởi vì hệ thống tài chính toàn cầu hoạt động dựa trên đồng bạc xanh, thế giới cần rất nhiều USD và Mỹ phụ thuộc vào nhu cầu toàn cầu này để hỗ trợ cho chính phủ với nợ công ngày càng lớn. Lý do duy nhất khiến Washington có thể vay, chi tiêu và thâm hụt ngân sách lớn đến mức như vậy là do vai trò của USD là đồng tiền dự trữ của thế giới.

Nó tạo ra nhu cầu toàn cầu tích hợp đối với USD và các tài sản được định giá bằng đồng bạc xanh. Điều này hấp thụ việc in tiền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và giúp duy trì sức mạnh của USD bất chấp các chính sách kiềm chế lạm phát của Fed.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nhu cầu đó giảm? Điều gì sẽ xảy ra nếu các quốc gia BRICS và các nước khác không cần nhiều USD như vậy?

Việc phi USD hóa nền kinh tế thế giới sẽ gây ra tình trạng dư thừa USD. Giá trị của đồng tiền Mỹ sẽ tiếp tục mất giá.

Ở mức cực đoan, việc phi USD hóa toàn cầu có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Người dân sẽ cảm nhận được tác động thông qua lạm phát giá cả nhiều hơn, làm xói mòn sức mua của đồng bạc xanh. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể dẫn đến siêu lạm phát. Ngay cả một sự sụt giảm nhỏ trong nhu cầu USD cũng sẽ lan rộng khắp nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Có thể đã có những lo ngại quá mức về việc BRICS làm suy yếu sự thống trị của đồng bạc xanh, nhưng việc hoàn toàn phủ nhận sự phát triển của khối này là không khôn ngoan. Điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng sự trỗi dậy của nhóm này cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng đối với cách Mỹ sử dụng ảnh hưởng tiền tệ của mình như một công cụ chính sách đối ngoại. Những động thái khác nhau nhằm phi USD hóa và giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng tiền này có khả năng tiếp tục lan rộng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/usd-khong-con-la-con-ga-trong-duy-nhat-trong-chuong-brics-da-san-sang-phi-usd-hoa-se-khong-khon-ngoan-neu-my-lam-dieu-nay-291957.html

Cùng chủ đề

Việt Nam sẽ nghiên cứu quy chế nước đối tác của BRICS

Kinhtedothi - Việc Việt Nam tham gia các cơ chế đa phương trong khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu trên cơ sở phù hợp với lợi ích, điều kiện và khả năng của Việt Nam, theo đại diện Bộ Ngoại giao. Ngày 31/10, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đặt câu hỏi về triển vọng hợp tác của Việt Nam với nhóm BRICS trong tương lai. Về vấn đề này,...

Bộ Ngoại giao phản hồi về thông tin Việt Nam có trong danh sách đối tác BRICS

Trả lời câu hỏi họp báo thường kỳ về triển vọng hợp tác của Việt Nam với nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, cũng như thông tin Việt Nam nằm trong danh sách đối tác của nhóm BRICS, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, Việt Nam sẽ nghiên cứu các thông tin về quy chế của BRICS và xem xét tham gia các cơ chế phù hợp với lợi ích và điều...

Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là “đe dọa bằng lời nói”!

Nga-Trung ra tuyên bố về bán đảo Triều Tiên, Ukraine chịu mức nợ lịch sử, Iran phát tín hiệu cuộc trả đũa “tàn khốc”...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản từ chức, Ukraine mong gia nhập NATO, Hàn Quốc nâng cấp tàu tấn công đổ bộ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 30/10.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Mahmoud al-Mashhadani trở lại ghế Chủ tịch Quốc hội Iraq sau 16 năm

Ngày 31/10, các nhà lập pháp Iraq bầu ông Mahmoud al-Mashhadani làm Chủ tịch Quốc hội mới, sau khi vị trí này bị bỏ trống gần một năm do những bất đồng chính trị.

Trầm trồ trước khung cảnh siêu thực như hành tinh lạ ở vùng đất lửa và băng

Askja là một ngọn núi lửa nằm ở vùng cao nguyên xa xôi của Iceland. Askja nằm trong cánh đồng dung nham Odadahraun, vùng đất hoang vu rộng lớn giống như sa mạc có diện tích 5.000 km2 thuộc công viên quốc gia Vatnajokull. Trong ảnh: Hình ảnh các miệng hố từ vụ phun trào năm 1961 của núi lửa Askja. (Nguồn: Reuters) ...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Một AI của Trung Quốc tăng cường sức tấn công của drone, ra lệnh tấn công radar đối phương

Đo là một mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển có thể ra lệnh cho máy bay không người lái quân sự tấn công hệ thống radar của đối phương.

Dạy trẻ tự tin bước vào thời đại số…

Thời đại công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng phù hợp để có thể thích nghi và phát triển.

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Nam Phi

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giàu tiềm năng Trong chương trình làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Giá vàng được “đẩy thuyền” bởi bầu cử Mỹ, nhắm đích 2.800 USD, nhà đầu tư có nên “lên tàu”?

Giá vàng hôm nay 30/10/2024 giữ mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới, trong nước "bất động". Chuyên gia nhận thấy, các cuộc bầu cử đang cản trở nhu cầu bán ra, do đó bất kỳ chất xúc tác nào để tăng cường mua vào xuất hiện sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá.

Giá vàng đón cơn “cuồng phong”; SJC, vàng nhẫn “phấp phơi”; có tiền cũng khó mua

Giá vàng hôm nay 31/10/2024 trên thị trường thế giới và trong nước đón cơn "cuồng phong", liên tục phá đỉnh lịch sử. Trong thời gian tới, giá vàng giao ngay sẽ đứng trước ngưỡng kháng cự 2.800 USD/ounce, sau đó là 2.826 USD/ounce.

Cùng chuyên mục

CDC Mỹ đánh giá cao khả năng ứng phó dịch bệnh tiềm tàng của Việt Nam

Đó là khẳng định của Giám đốc quốc gia Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) tại Việt Nam, bác sĩ Eric Dziuban trong buổi gặp gỡ báo chí vừa qua.  “Bệnh dịch không có biên giới, hoàn toàn có thể lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác. Giúp Việt Nam an toàn hơn thì về phía Mỹ cũng như phần còn lại của thế giới cũng an toàn và khỏe mạnh hơn....

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng kéo dài nhiều thập kỷ, GDP sẽ đạt 7% trong năm 2024

Mớ đây, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có tiềm năng vượt trội, đặc biệt khi đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược “thế trận” cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang nỗ lực trong cuộc chiến bảo đảm tương lai của ngành năng lượng Mặt trời. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây liệu có thể đảo ngược "thế trận"?

Thế giới leo dốc nhẹ; trong nước tăng giảm trái chiều

Giá xăng dầu hôm nay 1/11, giá dầu WTI tăng xấp xỉ 2%, lên mức 70,52 USD/thùng; giá dầu Brent duy trì mức 73,61 USD/thùng. Chiều qua (31/10), giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng - giảm trái chiều, với giá xăng giảm, giá dầu tăng.

Giá cà phê lại “quay xe”, Brazil tung ra lượng hàng khủng, nguồn cung đang dần hồi phục giá sẽ thế nào?

Nguồn cung cà phê đang dần phục hồi sau 2 năm liên tiếp thiếu hụt kỷ lục. Thị trường thế giới niên vụ 2023 - 2024 dự kiến sẽ dư thừa khoảng 100.000 tấn, tuy nhiên, trước đó trong niên vụ 2022 - 2023, nguồn cung toàn cầu thiếu hụt khoảng 300.000 tấn, còn niên vụ trước thiếu hụt kỷ lục 516.000 tấn, theo ICO.

Mới nhất

Những điểm nhấn của du lịch Nam Bộ trong những tháng cuối năm

Du lịch Nam Bộ đổi mới nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng gắn tài nguyên du lịch biển đảo, đồng thời có các chương trình kích cầu, thu hút du khách những tháng cuối năm.Đẩy mạnh liên kết, tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Đông Nam BộBài 1: Trung tâm công...

Thầy hiệu trưởng về hưu, ngàn học trò nhớ: ‘Muốn được yêu mến, mình phải trải lòng với học trò’

Thầy hiệu trưởng trong clip '1.400 học sinh chia tay trước ngày nghỉ hưu' nói muốn được yêu mến, thầy giáo trước tiên phải trải lòng với học trò. Thầy là cha mẹ, nhưng cũng là bạn để các em tâm sự những nỗi niềm tuổi mới...

Khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong phụ nữ Quân đội...

(Bqp.vn) - Sáng 29/10, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam trong phụ nữ Quân đội năm 2024, với chủ đề “Lời ru giữ bình yên Tổ quốc”. Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm...

Gỡ ‘điểm nghẽn’ chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Ngày 1/11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại...

Chính thức sát nhập hai công ty vận tải đường sắt

Từ hôm nay, ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất   Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương...

Mới nhất

Dịch sởi đang tăng cao