DNVN – Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) là xu hướng công nghệ hàng đầu, ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối góp phần quan trọng xây dựng hạ tầng số tiên tiến, bảo đảm an toàn dữ liệu trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, tạo lập nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ số, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quan
điểm này đã được thể hiện rõ trong Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển
công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban
hành kèm theo Quyết định số 1236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa được ban
hành ngày 22/10.
Ảnh minh họa.
Tầm
nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu
trong khu vực, có vị thế quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và khai thác công
nghệ chuỗi khối; đủ năng lực làm chủ, áp dụng công nghệ chuỗi khối trong tất cả
các lĩnh vực kinh tế – xã hội, hiện thực hoá mong muốn Việt Nam trở thành quốc
gia số ổn định và thịnh vượng.
Theo
đó, để thực hiện mục tiêu đến 2030, Việt Nam cần củng cố và mở rộng hạ tầng chuỗi
khối quốc gia cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài nước; ban hành tiêu chuẩn về ứng
dụng và phát triển chuỗi khối tại Việt Nam; xây dựng 20 thương hiệu blockchain
uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ chuỗi khối trong
khu vực; duy trì vận hành tối thiểu 03 trung tâm/đặc khu thử nghiệm về công nghệ
chuỗi khối tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối.
Có đại diện nằm trong Bảng xếp hạng nhóm 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chuỗi
khối dẫn đầu trong khu vực châu Á…
Trước
đó, trong ngắn hạn (tính đến thời điểm năm 2025) cần đạt được các mục tiêu: Thứ
nhất là thiết lập nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối với việc hình
thành hạ tầng chuỗi khối Việt Nam bảo đảm tuân thủ các quy định; thúc đẩy
nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại 03 trung tâm đổi mới
sáng tạo quốc gia; xây dựng và nâng cấp được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm
xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ chuỗi khối; công
nghệ chuỗi khối được đưa vào khung chương trình đào
tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề,
các cơ sở nghiên cứu…
Thứ hai là thúc đẩy, tăng cường ứng dụng công nghệ chuỗi
khối, trong đó lựa chọn, hình thành tối thiểu 01 trung tâm/đặc khu/địa bàn
thử nghiệm về chuỗi khối để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối; hình
thành hệ sinh thái “Blockchain+” thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ
chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực…
Để
giải bài toán này, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về: xây dựng
và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; phát triển hạ tầng hình thành hệ sinh thái
công nghiệp chuỗi khối; phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi khối; thúc
đẩy ứng dụng và phát triển thị trường; thúc đẩy nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuỗi khối.
Tại
Việt Nam, blockchain đang dần trở nên phổ biến nhưng vị trí, vai trò của công
nghệ này chưa thực sự được đánh giá đúng mức. Vì thế, Chiến lược này sẽ góp phần
mang đến cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về công nghệ chuỗi khối để nó phát
huy hết vai trò của mình trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Các mục tiêu chiến lược đến năm 2025 và xa hơn, đến năm 2030 về
công nghệ chuỗi khối sẽ là nền tảng vững chắc để nâng cao vị thế của Việt Nam
trong khu vực và trên trường quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế số
và thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025” do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022. Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại đây:https://hotrodoanhnghiep.cds.hanoi.gov.vn/KhaoSatCDS/KhaoSatMucDoCDS. |
Trúc Anh
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/chuyen-doi-so/kinh-te-so/phat-trien-cong-nghe-chuoi-khoi-xay-dung-ha-tang-so-phat-trien-o-viet-nam/20241031031927347