Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngCần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

Ngành công nghiệp hóa dược là ngành có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan toả đến các ngành kinh tế khác.

Tăng trưởng tốt, nhưng vẫn còn điểm yếu

Theo Cục Hoá chất (Bộ Công Thương), trong những năm qua, ngành công nghiệp dược phẩm nói chung và hóa dược Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng. Theo các thống kê, thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2020, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 10-15% mỗi năm trong những năm tới.

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược
Ngành công nghiệp hóa dược là ngành có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan toả đến các ngành kinh tế khác. Ảnh: HT

Ông Hoàng Quốc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, ngành công nghiệp dược Việt Nam trong những năm vừa qua đã có bước tăng trưởng khá tốt về sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp dược ở trong nước đã đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó một số đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc Japan-GMP.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp dược trong nước đều sản xuất các loại thuốc thông thường, phổ biến trên thị trường như một số loại kháng sinh, giảm đau, hạ sốt… Trong khi các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị có yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại chưa sản xuất được”- ông Hoàng Quốc Lâm chỉ ra.

Cục Hóa chất đánh giá, ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam nhìn chung chưa phát triển. Trong cả nước hiện nay chỉ có khoảng 8 doanh nghiệp hóa dược, trong đó có 3 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Sản phẩm của các doanh nghiệp này tương đối đơn giản bao gồm terpin hydrat, một số khoáng chất bổ sung như hydroxit magie, canxi cacbonat, canxi phosphate, gelatin.

Theo phân loại của UNIDO, công nghiệp dược của Việt Nam được xếp loại ở mức 3/5, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”, theo phân loại của WHO thì công nghiệp dược Việt Nam mới ở gần cấp độ 3 (bao gồm 4 mức) “có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được một số dược phẩm”. Hoạt động bào chế thuốc mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu thuốc tính theo số lượng và 50% tính theo giá trị, song sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu cầu sản xuất thuốc (khoảng 5,2% cho thuốc tân dược và khoảng 20% cho thuốc đông dược).

Do công nghiệp hóa dược chưa phát triển và sản phẩm của ngành chưa cạnh tranh được với sản phẩm của các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Ấn Độ nên phần lớn nguyên liệu sử dụng để bào chế thuốc và sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác đều phải nhập khẩu.

Bên cạnh đó, những điểm yếu, hạn chế của ngành công nghiệp hóa dược nước ta do nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động của một số yếu tố, bao gồm: Hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu thô còn thấp; chưa tận dụng được các điểm mạnh về kinh tế – xã hội của đất nước; cơ chế chính sách hiện hành còn một số bất cập nên chưa thu hút được các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư; mặt trái của các Hiệp định FTA.

Đặt mục tiêu xây dựng 2 khu công nghiệp hóa dược chất lượng cao

Theo Cục Hoá chất, trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nhận diện được thuận lợi và khó khăn, thách thức để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp hóa dược. Cụ thể Chương trình Phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 376/QĐ-TTg và Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng ban hành tại Quyết định số 1165/QĐ-TTg tháng 10/2023.

Chương trình hướng đến mục tiêu ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hóa dược là ngành kinh tế có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan toả cao đến các ngành kinh tế khác.

Chương trình phát triển công nghiệp hoá dược đang được Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) xây dựng đặt mục tiêu, đến năm 2030, sản xuất trong nước bảo đảm đáp ứng 15%, năm 2045 đáp ứng 30% nhu cầu nguyên liệu tính theo giá trị phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc, chế phẩm, vật tư ngành y tế phù hợp với mục tiêu của. Đáp ứng ít nhất 50% nhu cầu các chất chiết xuất từ dược liệu cho sản xuất thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement), thực phẩm chức năng (Functional Food) và mỹ phẩm đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng trong nước và xuất khẩu tới các nước sử dụng cuối cùng. Triển khai nghiên cứu và thử nghiệm dược chất phát minh, thuốc mới.

Có ít nhất 30 sản phẩm là nguyên liệu hóa dược, thành phần bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, tá dược từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên, dược liệu,…dựa trên kết quả nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm của Đề án đưa ra thị trường. Sản xuất 100 tạp chuẩn, 20 chất chuẩn cho ngành hóa dược và dược.

Đồng thời, hình thành và xây dựng 02 khu công nghiệp hóa dược tại miền Bắc và miền Trung. Hình thành và xây dựng Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư và chuyển giao công nghệ hóa dược và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và đánh giá tương đương sinh học.

Đến năm 2045, đảm bảo đáp ứng 30% nhu cầu nguyên liệu hóa dược tính theo giá trị phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc và các chế phẩm y tế. Đáp ứng ít nhất 75% nhu cầu các chất chiết xuất từ dược liệu cho sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng trong nước và xuất khẩu tới các nước sử dụng cuối cùng. Triển khai sản xuất dược chất phát minh, thuốc mới.

Để đạt được mục tiêu trên, theo ông Hoàng Quốc Lâm, Chương trình xây dựng phát triển công nghiệp hoá dược đề xuất 7 giải pháp, bao gồm: Hoàn thiện thể chế chính sách; giải pháp về quy hoạch; giải pháp về tài chính và hỗ trợ đầu tư; giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp hợp tá quốc tế; giải pháp về đào tạo nhân lực và giải pháp về xúc tiến thương mại.

Cùng với đó, đẩy mạnh quá trình xây dựng ngành công nghiệp hoá dược trên cơ sở hình thành và phát triển bền vững các doanh nghiệp hoá dược thuộc mọi thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách cụ thể ưu đãi đặc biệt cho đầu tư sản xuấ hoá dược, nhất là dược chất để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá dược; đẩy nhanh thủ tục chuyển giao và đổi mới công nghệ, dây chuyền máy móc thiết bị; ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất các sản phẩm hoá dược có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và tạo lập thị trường thuận lợi cho các sản phẩm hoá dược.

Liên quan đến các giải pháp về chính sách, Cục Hoá chất cũng đề xuất đưa các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thuốc sản xuất trong nước và danh mục thuốc bảo hiểm y tế. Ưu tiên đấu thầu thuốc vào bệnh viện đối với thuốc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời, tạo điều liện thuận lợi về trình tự, thủ tục đăng ký lưu hành thuốc đối với thuốc sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước. Kết hợp đầu tư ngân sách nhà nước với hy động các nguồn lực khác cho phát triển công nghiệp hoá dược.



Nguồn: https://congthuong.vn/can-co-che-dot-pha-phat-trien-nganh-cong-nghiep-hoa-duoc-356019.html

Cùng chủ đề

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng...

ASEAN thúc đẩy chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo cơ hội việc làm và thu hẹp khoảng cách giới trong lực lượng lao động không thể bị đánh giá thấp. Hiện có hơn 70 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ASEAN. Trong số đó, 65,5 triệu doanh nghiệp ở Indonesia, phần lớn còn lại ở Thái Lan (3,2 triệu doanh nghiệp), Malaysia (1,2 triệu...

Lạc quan một cách thận trọng!

Động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 được dự đoán là đầu tư công, chi tiêu tiêu dùng và phục hồi xuất nhập khẩu.

Đâu là động lực tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam?

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và của Quốc hội đã đề ra, việc khôi phục các động lực tăng trưởng hiện hữu và tìm kiếm các động lực mới là vấn đề vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cũng như đến năm 2025 và năm 2030.

Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu là đòn bẩy cho kinh tế Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển...

Hội nhập càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), bên cạnh lợi ích phát triển kinh tế, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức dài hạn và dai dẳng do dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Nội dung trên được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước chia sẻ tại hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia GVC hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu. Trước thông tin nho sữa Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Thái Lan, nhiều ý kiến lo ngại, nho sữa từ Trung Quốc cũng có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho...

Lý do Nga biến xe tăng ‘huyền thoại’ thành xe rà phá bom mìn

Lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành chuyển đổi xe tăng T-62M từ vai trò chiến đấu chủ lực thành phương tiện rà phá bom mìn trên chiến trường Ukraine. Gần đây, lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành chuyển đổi xe tăng T-62M từ vai trò chiến đấu chủ lực thành phương tiện rà phá bom mìn, nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý các chướng ngại vật và bãi mìn đang gia...

Dự án “Hy vọng” ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân. Dự án “Hy vọng” của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) không chỉ cưu mang kịp thời những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà còn giúp cho những tấm lòng đẹp được thoả ước vọng...

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu. Hiện nay nhiều sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Temu,... trong đó sàn thương mại điện tử Temu cung cấp hàng hóa giá rẻ gây lo ngại sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các...

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 216 tấn quế với trị giá đạt 0,5 triệu USD, giảm 14,6% so với...

Bài đọc nhiều

KCN Phước Đông (Tây Ninh)

Hội tụ nhiều yếu tố tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư, KCN Phước Đông đang tăng tốc bứt phá, đón dòng vốn FDI chảy về ồ ạt vào những tháng cuối năm. KCN Phước Đông (Tây Ninh) - “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn FDIHội tụ nhiều yếu tố tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư, KCN Phước Đông đang tăng tốc bứt phá, đón dòng vốn FDI chảy về ồ ạt vào...

Hơn 1 tỷ USD vốn đổ vào KCN Phú Hà Viglacera

Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như BYD (Trung Quốc), Hanyang Digitech (Hàn Quốc), INOUE (Nhật Bản)… Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu...

TP.HCM cần 21,7 tỷ USD để đầu tư 6 tuyến metro từ nay đến năm 2030

Giai đoạn 2026-2030, TP.HCM cần 21,7 tỷ USD, tương đương 514.441 tỷ đồng để đầu tư 6 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, dự kiến vốn ngân sách địa phương là 12,9 tỷ USD, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 8,7 tỷ USD. TP.HCM cần 21,7 tỷ USD để đầu tư 6 tuyến metro trong giai đoạn 2026 - 2030Giai đoạn 2026-2030, TP.HCM cần 21,7 tỷ USD, tương đương 514.441 tỷ đồng để đầu tư 6 tuyến đường...

Hàng loạt Khu công nghiệp gặp vướng sẽ được tháo gỡ nhanh

Chủ tịch UBND TP.HCM vừa chỉ đạo cơ quan chức năng nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho hàng loạt Khu công nghiệp như Hiệp Phước giai đoạn 2, Lê Minh Xuân mở rộng, Phạm Văn Hai. TP.HCM: Hàng loạt Khu công nghiệp gặp vướng sẽ được tháo gỡ nhanh Chủ tịch UBND TP.HCM vừa chỉ đạo cơ quan chức năng nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho hàng loạt Khu công nghiệp như Hiệp Phước giai đoạn 2, Lê...

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh). Đây là triển lãm được tổ chức thường niên, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm dùng cho các ngành công nghiệp chủ chốt như máy móc, thiết bị công nghiệp, gia công cơ khí, tự động hóa, công nghệ in và thiết...

Cùng chuyên mục

TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án đường bộ trên địa bàn huyện Hóc Môn và Bình Chánh, theo hình thức BT trả chậm bằng vốn ngân sách Nhà nước. TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sáchSở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án đường bộ trên địa bàn huyện Hóc Môn và Bình Chánh, theo hình thức...

Kiến nghị giảm tỉ lệ % tính đơn giá thuê đất

(NLĐO)- HoREA kiến nghị giảm tỉ lệ áp dụng tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ...

Quảng Nam tìm giải pháp để quy hoạch hiệu quả

Ngày 31/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo về nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030. Phần lớn các chuyên gia cho rằng, Quảng Nam cần đưa ra những lựa chọn ưu tiên trong quá trình triển khai quy hoạch. Trong đó tập trung vào các mục tiêu kinh tế liên quan đến dự án công nghệ cao và thông minh sáng tạo;...

Người dân Đông Nam Bộ dù có thu nhập ở mức cao nhưng không đuổi kịp giá nhà

(CLO) Dù mức thu nhập của người dân vùng Đông Nam Bộ nằm trong nhóm cao so với nhiều khu vực khác, nhưng để sở hữu một căn hộ với mức giá khoảng 2 tỷ đồng, trung bình mỗi người dân vẫn cần tới 10 năm tiết kiệm toàn bộ thu...

Kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất với bất động sản

TPO - Giới chuyên gia cho rằng, giai đoạn 2025 - 2030 thị trường bất động sản sẽ sôi động trên mọi phân khúc nhưng không bùng phát cực đoan. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. TPO - Giới chuyên gia cho rằng, giai đoạn 2025 - 2030 thị trường bất động sản sẽ sôi động trên mọi phân khúc nhưng không bùng phát cực đoan. Đây là kịch bản có nhiều...

Mới nhất

Xúc động màn chia tay ‘thầy hiệu trưởng mãi đỉnh’ của hàng nghìn học sinh

Khi biết thầy hiệu trưởng nhận quyết định nghỉ hưu từ 1/11, giáo viên và hàng nghìn học sinh Trường THPT Phan Chu Trinh (huyện Ea H'leo, Đắk Lắk) đã có màn chia tay khiến thầy bất ngờ, xúc động. XEM CLIP: Nguồn Trường THPT Phan Chu Trinh   Ngày 31/10, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại hình ảnh...

Phát hiện kho sang chiết ‘khí cười’ quy mô lớn ở Đà Nẵng

Kiểm tra một nhà kho ở đường Huỳnh Bá Chánh (Đà Nẵng), lực lượng chức năng phát hiện hệ thống mô tơ, giàn chiết xuất, máy nén khí, bình chứa “khí cười”. Ngày 31/10, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng cho biết, lực lượng biên phòng đã phát hiện một kho sang chiết “khí cười” quy...

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sản xuất nhiều chương trình, sự kiện và giải thi đấu Vovinam

(CLO) Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục...

Mới nhất