Trang chủNewsNhân quyềnĐể chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của...

Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phác thảo rõ nét bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam, cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư.

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023
Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang phát biểu tại Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 ngày 29/10, tại Hà Nội. (Ảnh: Thu Trang)

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Hà Nội ngày 29/10, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ ra những điểm đáng chú ý của ấn bản này, cũng như những kết quả nổi bật trong việc thúc đẩy di cư an toàn của Việt Nam thời gian qua.

Xin bà cho biết ý nghĩa của Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 và những nét nổi bật của ấn bản này?

Hồ sơ Di cư có mục đích đánh giá hiện trạng di cư, mối liên hệ của di cư với phát triển, nâng cao việc sử dụng thông tin di cư trong hoạch định chính sách. Đây là một công cụ chính sách, không chỉ giúp đánh giá tình hình di cư và chính sách liên quan đến di cư trong một giai đoạn nhất định mà còn tăng cường sự gắn kết chính sách và thúc đẩy xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng do di cư là vấn đề đa chiều, đa lĩnh vực và cần có cách tiếp cận liên ngành.

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 là ấn bản thứ ba sau hai Hồ sơ Di cư được công bố năm 2011 và 2016. Những thông tin, đánh giá tại Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 sẽ giúp chúng ta nhìn lại tình hình di cư của Việt Nam cũng như những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư trong giai đoạn 2017-2023 và nhận diện những vấn đề thách thức.

Các khuyến nghị được đưa ra tại Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023, theo tôi là những nội dung hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách để tiếp tục nghiên cứu, triển khai nhằm tăng cường hơn nữa phối hợp liên ngành trong quản lý di cư, bảo vệ, hỗ trợ người di cư, giải quyết hiệu quả các thách thức của di cư và đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

So với 2 ấn bản trước, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 có một số điểm nổi bật đáng chú ý như sau:

Một là, lần đầu tiên bổ sung phân tích các dòng di cư của người nước ngoài vào Việt Nam và chính sách, pháp luật liên quan đến di cư của người nước ngoài.

Hai là, nhờ có hệ thống dữ liệu, thông tin đầy đủ hơn về di cư quốc tế, ấn bản này đã phác thảo rõ nét hơn bức tranh tổng quan về di cư quốc tế của Việt Nam với nhiều mảng số liệu có phân tổ thống kê mà hai Hồ sơ Di cư trước đây chưa thể bao quát hết.

Ba là, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã phân tích đánh giá đầy đủ hơn về chính sách và thực tiễn bảo đảm quyền của phụ nữ trong quá trình di cư và cung cấp thông tin, kết quả việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM) của Việt Nam theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023
Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tại Hà Nội, ngày 29/10. (Ảnh: Thu Trang)

Di cư quốc tế tiếp tục diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng mạnh mẽ đặt ra những thách thức gì trong công tác quản lý di cư của Việt Nam, thưa bà?

Trong giai đoạn 2017-2023, trừ giai đoạn chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài cũng như người nước ngoài di cư vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Đối với dòng di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, di cư lao động là loại hình chủ yếu, với trung bình mỗi năm hơn 100.000 người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Di cư du học cũng duy trì đà tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ Cục Lãnh sự nhận được và tổng hợp, mỗi năm có hơn 10.000 công dân ra nước ngoài học tập theo diện tự túc và ước tính hiện có hơn 250.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, còn có các loại hình di cư khác như kết hôn có yếu tố nước ngoài, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, đoàn tụ gia đình, đầu tư kinh doanh…

Đối với dòng di cư của người nước ngoài vào Việt Nam, nhìn chung các loại hình di cư cũng tương đối đa dạng, di cư lao động vẫn là loại hình chiếm chủ yếu, với 475.198 người nước ngoài được cấp phép lao động từ 2017-2022.

Di cư quốc tế đã tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam khi góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển thị trường lao động lành mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bổ sung dự trữ ngoại hối…

Bên cạnh những mặt tích cực của di cư, chúng ta cũng gặp một số thách thức trong công tác quản lý di cư. Đó là vấn đề mua bán người qua biên giới, đưa người di cư trái phép; tình trạng di cư qua các kênh không chính thức, thiếu an toàn; tình trạng người lao động, du học sinh bỏ trốn, ở lại trái phép nước ngoài; người lao động Việt Nam tại một số địa bàn bị xâm phạm quyền và lợi ích; vấn đề chảy máu chất xám; người nước ngoài nhập cảnh, cư trú trái phép hoặc sử dụng Việt Nam làm điểm trung chuyển để đi nước thứ ba, hoạt động vi phạm pháp luật…

Những vấn đề này không phải là mới, song đang trở nên ngày càng phức tạp do có nhiều nhân tố đan xen tác động. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần theo sát, nhận diện một cách chính xác nguyên nhân của từng vấn đề, dựa trên bằng chứng, hay nói cách khác, dựa trên số liệu cụ thể, xác định và điều chỉnh các biện pháp ứng phó cũng như có phản ứng chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý di cư quốc tế, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư.

Bà hãy chia sẻ về quá trình phối hợp bộ, ngành và hợp tác quốc tế để xây dựng Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023?

Tại Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM ban hành kèm theo Quyết định số 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ định kỳ xây dựng Hồ sơ Di cư.

Đối với Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023, ấn phẩm này là một trong những kết quả của Dự án “Hỗ trợ chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng trong bối cảnh di cư xuyên biên giới ở Việt Nam” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam thực hiện.

Để triển khai Dự án, Bộ Ngoại giao đã thành lập Nhóm công tác liên ngành thực hiện Dự án do Cục Lãnh sự làm Trưởng nhóm với sự tham gia của 23 đơn vị thuộc 18 bộ, cơ quan liên quan. Quá trình biên soạn Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 do Cục Lãnh sự chủ trì đã nhận được sự tham gia, phối hợp tích cực và nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan, các thành viên Nhóm công tác liên ngành thực hiện Dự án và các nhà khoa học.

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Từ chính sách đến thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư
Hội thảo tập huấn về quản lý và phân tích dữ liệu ngày 22/8 tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật gì trong việc thúc đẩy di cư an toàn?

Chính sách nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, phòng, chống di cư qua các kênh không chính thức, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư, bao gồm công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài và người nước ngoài di cư vào Việt Nam. Đối với thúc đẩy di cư an toàn, tôi cho rằng, thời gian qua đã đạt một số kết quả nổi bật như sau:

Thứ nhất, việc tuyên truyền về các kênh di cư hợp pháp, an toàn đã được tiếp tục triển khai sâu rộng và mạnh mẽ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm chuyển tải thông tin một cách chính xác, đầy đủ đến các nhóm di cư tiềm năng, các khu vực thường xảy ra các vấn đề di cư thiếu an toàn.

Các khuyến cáo, cảnh báo về tình hình đi lại, rủi ro của di cư qua các kênh không chính thức, các thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người, đưa người di cư trái phép, cũng đã được phổ biến kịp thời, đặc biệt trong bối cảnh mua bán người nhằm mục đích cưỡng ép thực hiện hành vi phạm tội đang diễn biến phức tạp trong khu vực.

Thứ hai, thể chế, chính sách liên quan đến di cư được tiếp tục hoàn thiện, tạo thuận lợi cho di cư hợp pháp, an toàn.

Chỉ nói riêng trong lĩnh vực di cư lao động, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp dịch vụ, tăng cường công tác quản lý nhà nước, giúp giảm bớt chi phí di cư và bảo đảm di cư an toàn cho người lao động. Bên cạnh đó, nội dung tư vấn về di cư an toàn cũng đã được đề cập tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới.

Thứ ba, trong thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, sự phối hợp liên ngành ngày càng chặt chẽ, đồng bộ trong triển khai, hoạch định chính sách, giải pháp cũng như trong xử lý các vấn đề liên quan đến di cư và người di cư nhằm kịp thời bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thứ tư, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến di cư tiếp tục được tăng cường nhằm mở rộng các kênh di cư hợp pháp, an toàn.

Những năm qua, Việt Nam đã thúc đẩy ký kết các văn kiện hợp tác về lao động ở cấp Chính phủ, cấp Bộ, cũng như ở cấp địa phương, trong đó có nhiều thỏa thuận có tính chất linh hoạt hơn về thời hạn làm việc và đối tượng di cư, cụ thể hóa quy trình, trách nhiệm của mỗi bên ký kết trong việc hỗ trợ người lao động di cư Việt Nam.

Song song với việc mở rộng các kênh di cư hợp pháp, Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia trong phòng, chống di cư qua các kênh không chính thức, phòng, chống đưa người di cư trái phép, phòng, chống mua bán người, tập trung vào những tuyến đường di cư trái phép mà các đường dây đưa người thường xuyên sử dụng.

Thứ năm, Việt Nam đã và đang tích cực triển khai Thỏa thuận GCM (được thông qua vào ngày 19/12/2018 tại kỳ họp khóa 73 của Đại hội đồng Liên hợp quốc) từ cấp trung ương đến địa phương. Có thể nói, đây là một nỗ lực rất quan trọng trong thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM từ rất sớm. Một số sáng kiến của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận GCM cũng đã được quốc tế đánh giá cao như việc thành lập mô hình Văn phòng Dịch vụ một điểm đến của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm thực hiện tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho phụ nữ di cư hồi hương về các vấn đề pháp lý, tâm lý, việc làm, giáo dục

Xin cảm ơn bà!

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023
Cán bộ tư vấn cho phụ nữ di cư hồi hương tại Văn phòng Dịch vụ một điểm đến của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ở Cần Thơ. (Nguồn: Hội LHPNVN)





Nguồn: https://baoquocte.vn/ho-so-di-cu-viet-nam-2023-de-chinh-sach-song-hanh-voi-thuc-tien-bao-dam-quyen-cua-nguoi-di-cu-291956.html

Cùng chủ đề

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.

Ý đón trở lại nhóm người di cư sau khi bị Albania trả lại

(CLO) Một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Ý đã đón các người di cư đang bị giữ trong các trung tâm tiếp nhận ở Albania và chuyển họ về Ý vào thứ Bảy, sau một phán quyết của tòa án ở Ý. ...

Người nhập cư châu Á nhìn nhận cuộc sống ở Mỹ như thế nào?

Khoảng 54% trong số 24 triệu người Mỹ gốc Á sống tại Mỹ là người nhập cư. Họ đến từ khắp nơi trên châu Á và chiếm một phần đáng kể trong tổng dân số nhập cư của Mỹ: 3/4 nhóm dân số nhập cư lớn nhất của Mỹ đến từ...

Người lao động nhập cư ở Lebanon không biết đi về đâu

Suốt 11 tháng qua, khi các cuộc không kích tấn công vào những ngôi làng gần nhà, Lakmani và mẹ cô là Sonia đã quyết định ở lại ngôi làng Jouaiya phía nam Lebanon, cách Tyre khoảng 25 phút lái xe về phía đông và cách biên giới phía nam...

Khởi động dự án mới nhằm tăng cường hợp tác trong phòng, chống mua bán người và tội phạm xuyên biên giới

Ngày 2/10, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam đồng tổ chức lễ khởi động dự án 2 năm nhằm nâng cao năng lực phòng chống mua bán người ở khu vực biên giới cửa khẩu và trên biển của Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nếu phương Tây hỗ trợ Ukraine, tại sao Triều Tiên lại không thể giúp chúng tôi?

Mới đây, Nga đã tiếp tục bảo vệ mối quan hệ hợp tác với Triều Tiên, trong bối cảnh phương Tây ngày càng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về cái "bắt tay" này.

Tạo khác biệt, đưa kinh tế nông nghiệp Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Baoquocte.vn. Với mong muốn và khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh cao, thời gian tới, Hà Nội chủ trương xây dựng: “Nông nghiệp sinh thái, Nông thôn hiện đại, Nông dân văn minh”.

Thủ tướng Mikati lạc quan thận trọng, hé lộ “con đường sống”, Israel tính điều kiện ngừng bắn

Mới đây, đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đã ám chỉ rằng, lệnh ngừng bắn cho xung đột Israel-Hezbollah có thể đạt được trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11.

Giá cà phê đảo chiều “chóng mặt”, nguồn cung toàn cầu hồi phục, chuyên gia dự báo gì về giá?

Sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm từ 5% đến 10% so với niên vụ trước, lý giải vì sao giá cà phê đầu vụ duy trì ở mức cao, theo Reuters.

Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.

Bài đọc nhiều

Kiên Giang đa dạng hóa hoạt động bình đẳng giới

Trong Kế hoạch Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới", Kiên Giang đưa ra nhiều hoạt động phong phú và đa dạng. Kiên Giang là tỉnh có nhiều đảo và vùng biển, có tốc...

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày 29/10 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với...

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.

Hà Lan siết chặt vấn đề tị nạn, đưa ra một khái niệm “khu vực an toàn” mới

Hà Lan sẽ bãi bỏ giấy phép cư trú vô thời hạn cho người tị nạn và giảm giấy phép tị nạn 5 năm hiện tại xuống còn 3 năm.

Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…

Cùng chuyên mục

Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc đối tượng chính sách

Đà Nẵng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Triển khai các mô hình kết nối giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động. Tập trung triển khai các chương trình, chính sách ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính...

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.

Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…

Những câu chuyện đau lòng từ người trẻ nghiện ma túy

(LĐXH) - Tình trạng nghiện ma túy đang trở thành vấn đề nhức nhối hơn bao giờ hết, đặc biệt khi đối tượng nghiện ngày càng trẻ hóa và lan đến tầng lớp học sinh sinh viên (HSSV). Không chỉ có xu hướng gia tăng mà độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa. Điều này không những gây hệ lụy về sức khỏe mà còn tác động sâu rộng đến an ninh trật tự và đời...

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2023, di cư lao động tiếp tục là loại hình di cư chủ yếu của Việt Nam với gần 860.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tương đương hơn 100.000 người mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày 29/10 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với...

Mới nhất

Khẩn trương tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới việc đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc...

Bộ GDĐT yêu cầu báo cáo

Bộ GDĐT vừa có công văn trả lời về việc tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh Bắc, ở địa chỉ TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. ...

Quy định mới về tách thửa, hợp thửa tại TP.HCM

Ngày 31/10, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ký ban hành quyết định quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 60/2017/QĐ-UBND...

TP HCM sắp có 1.000 căn hộ giá chỉ khoảng 37 triệu đồng/m2 tung ra thị trường | Dự án | Tài Chính

(NLĐO)- Gần 1.000 căn hộ tại dự án Conic Boulevard đã xây hoàn thiện, chuẩn tung ra thị trường với giá chỉ khoảng 37 triệu đồng/m2. Công ty...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy không phát triển được, nên cần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư. Sáng 31/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố...

Mới nhất