Trang chủNewsThời sựVận hành thị trường carbon từ 2028: Việt Nam cần phương án...

Vận hành thị trường carbon từ 2028: Việt Nam cần phương án thực hiện ra sao?

Theo kế hoạch, đến tháng 6/2025, Việt Nam sẽ tiến hành phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính sau đó sẽ vận hành chính thức thị trường carbon từ năm 2028.

Phát triển rừng và các hệ sinh thái nhằm tăng cường hấp thụ khí nhà kính. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Phát triển rừng và các hệ sinh thái nhằm tăng cường hấp thụ khí nhà kính. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ tháng 6/2025, Việt Nam sẽ bắt đầu triển khai thí điểm hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS), sau đó sẽ vận hành chính thức thị trường carbon từ năm 2028 và kết nối thị trường trong nước với quốc tế từ sau năm 2030.

Tuy nhiên để thực hiện thành công mục ​tiêu trên, Việt Nam cần phải có lộ trình cụ thể về chuyển đổi năng lượng từ “nâu” sang “xanh” đồng thời có phương án thiết kế và quản lý đối với hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.

Phân bổ hạn ngạch ETS từ tháng 6/2025

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã tích cực tham gia các nỗ lực quốc tế về biến đổi khí hậu và chủ động đưa ra các cam kết lớn trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, tại Hội nghị COP 26, Việt Nam đã đưa ra tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Để đạt được các cam kết trên và mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam, theo ông Quang, một trong những giải pháp quan trọng là phải chuyển đổi năng lượng từ “nâu” (các nguồn năng lượng truyền thống như năng lượng hoá thạch gây ô nhiễm môi trường) sang “xanh” (các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo); đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thông qua sử dụng công nghệ tiên tiến, ít phát thải, triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn…

Cùng với đó, Việt Nam cần phải chuyển đổi sản xuất trong nông nghiệp theo hướng xanh hơn. Đơn cử như đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp chất lượng cao. Theo tính toán, áp dụng giải pháp này, ngành nông nghiệp sẽ giảm phát thải được từ 3-5 tấn CO2/ha lúa. Tiếp theo là phát triển rừng và các hệ sinh thái nhằm tăng cường hấp thụ khí nhà kính, bởi các hệ sinh thái ven biển rừng ngập mặn hấp thu nhiều gấp 4 lần rừng tự nhiên. Cuối cùng là biện pháp định giá carbon.

Theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế và trong nước để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp kiểm kê khí thải và giảm phát thải.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng thông qua các công cụ như: Thuế carbon và thị trường carbon, biện pháp này hiện kiểm soát khoảng trên 11 tỷ tấn carbon, tương đương với 20% lượng phát thải trên toàn cầu.

“Đây là xu thế tất yếu và Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho việc thiết lập thị trường carbon trong nước,” ông Quang nhấn mạnh.

Ông Quang cũng cho biết nội dung về việc thành lập thị trường carbon cũng như lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

“Theo kế hoạch, đến tháng 6/2025, Việt Nam sẽ tiến hành phân bổ hạn ngạch; sau đó thị trường bắt đầu tiến hành giao dịch, trao đổi hạn ngạch. Như vậy thời gian chuẩn bị để thực hiện không còn nhiều,” ông Quang lưu ý.

Lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu cũng cho biết hiện hành lang pháp lý và lộ trình thực đã có, song việc cần làm là phải đánh giá tính toán cụ thể xem mức độ ảnh hưởng vĩ mô, ảnh hưởng đến doanh nghiệp ra sao đồng thời có phương án thiết kế và quản lý đối với hệ thống ETS để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

“Việc đánh giá tác động của hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam sẽ do Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc chủ trì thực hiện, kéo dài từ nay đến tháng 6/2025, nhằm phục vụ triển khai giai đoạn thí điểm. Dự kiến trong giai đoạn thí điểm sắp tới, khoảng 150 doanh nghiệp, cơ sở phát thải lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép; xi măng; nhiệt điện sẽ được đưa vào thị trường carbon,” ông Quang thông tin.

vnp_o nhiem moi truong dl 18.JPG
Trong giai đoạn thí điểm sắp tới, khoảng 150 doanh nghiệp, cơ sở phát thải lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép, ximăng sẽ được đưa vào thị trường carbon. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức và quản lý các hoạt động trao đổi, thu hồi, nộp trả, vay mượn hạn ngạch. Sau đó, Việt Nam sẽ vận hành chính thức thị trường carbon từ năm 2028 và dự kiến kết nối thị trường trong nước với thị trường quốc tế, khu vực từ sau năm 2030.

Quốc tế định giá carbon thế nào?

Để đạt được các cam kết xanh và mục tiêu giảm phát thải trên, giới chuyên gia cho rằng một trong những biện pháp quan trọng là định giá carbon.

Tại Hội thảo “Khởi động Đánh giá tác động của hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam” do Cục Biến đổi khí hậu tổ chức mới đây, tiến sỹ Robert Ritz (Đại học Cambridge), cho biết việc định giá carbon có khả năng giảm phát thải một cách nhanh chóng và hiệu quả về chi phí.

“Đơn cử tại Anh, việc áp dụng thuế carbon trong ngành điện đã giúp giảm 26% lượng CO₂ liên quan đến sản xuất điện chỉ trong vòng ba năm. Và từ ngày 1/10//2024, Anh đã dừng sản xuất điện tử than đá,” tiến sỹ Robert Ritz dẫn ví dụ và nhấn mạnh quy định hạn ngạch phát thải chính là yếu tố thúc đẩy việc định giá carbon.

Tuy vậy, tiến sỹ Robert Ritz cũng lưu ý nhà quản lý cần tính đến hỗ trợ chính sách nhằm hạn chế việc chuyển chi phí carbon (hay tăng giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng) để bù đắp chi phí tăng thêm do giá carbon.

Ông Frederic Ggnon – Lebrun, chuyên gia tư vấn từ South Pole cũng cho rằng cùng với minh bạch trong cơ chế quản lý, chính phủ cần đơn giản hóa các quy tắc và yêu cầu để thuận tiện cho công tác quản lý và giúp các bên tham gia thị trường carbon dễ dàng thiết lập mô hình tài chính.

Bà Nguyễn Hồng Loan – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiến tạo Khí hậu xanh (GreenCIC), Trưởng nhóm chuyên gia chính sách khí hậu, nhấn mạnh để hướng tới vận hành hiệu quả thị trường carbon tại Việt Nam trong thời gian tới, việc đánh giá tác động của hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon là rất quan trọng.

Do vậy, với vai trò là nhóm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam, nhóm sẽ phân tích khung pháp lý của Việt Nam và xem xét kinh nghiệm quốc tế để xác định các phương án thiết kế; quản lý đối với việc xây dựng Hệ thống trao đổi hạn ngạch ETS, tập trung vào các phương án khả thi cho vận hành thí điểm thị trường carbon giai đoạn 2025-2027.

Theo kế hoạch, nhóm tư vấn sẽ đánh giá và mô hình hóa tác động của các phương án quản lý ETS tại Việt Nam, bao gồm việc phân tích các tác động cụ thể về kinh tế-xã hội và môi trường của những phương án này, đặc biệt là tác động đối với các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng; đánh giá và mô hình hóa các tác động kinh tế-xã hội và môi trường của việc giao dịch tín chỉ carbon và các kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam ra quốc tế.

“Trên cơ sở đó, nhóm tư vấn sẽ cung cấp các khuyến nghị, nhằm xác định các phương án quản lý tối ưu đối với tín chỉ carbon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính để hỗ trợ quá trình xây dựng hệ thống pháp lý quốc gia, hướng tới vận hành hiệu quả thị trường carbon tại Việt Nam,” bà Loan nói.

Vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/van-hanh-thi-truong-carbon-tu-2028-viet-nam-can-phuong-an-thuc-hien-ra-sao-post988514.vnp

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

"Điện Biên Phủ trên không" là đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến phòng không

Chiến thắng của cuộc tập kích trên không tháng 12/1972 của ta đã làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dien-bien-phu-tren-khong-la-dinh-cao-cua-nghe-thuat-tac-chien-phong-khong-post1002603.vnp

Chiêm ngưỡng Khu di tích Quốc gia đặc biệt – Kinh thành cổ Lam Kinh

Khu di tích Lam Kinh mang giá trị văn hóa thiêng liêng và còn là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa cung đình, minh chứng bước phát triển rực rỡ của kiến trúc Việt Nam.Câu chuyện cây Lim làm nên màu sắc tâm linh, kỳ bí tại đất Lam Kinh Thanh HóaĐiềm báo từ cây Đa-Thị 400 năm tuổi trong thành cổ Lam Kinh Lễ hội Lam Kinh năm 2023: Khởi nghĩa Lam...

Yum Cha – Nét ẩm thực độc đáo của người cao tuổi Hong Kong

Dù già hay trẻ, người Hong Kong đều thích thưởng thức Yum Cha, bởi đây không chỉ đơn thuần là một bữa ăn, mà còn là một nét văn hóa độc đáo, giúp gắn kết gia đình và bạn bè. Yum Cha (nghĩa là uống trà) trong tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) và khi nói đến Yum Cha, người ta thường nghĩ ngay đến việc thưởng thức trà kèm với các...

Khai mạc Triển lãm "Thanh niên Việt Nam-Tự tin bước vào kỷ nguyên mới"

Triển lãm được chia làm ba khu vực, với không gian được lấy cảm hứng từ bản đồ Tổ quốc Việt Nam kết hợp các họa tiết mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu dân tộc. Ngoài ra, Triển lãm còn có khu vực các gian hàng sản phẩm công nghệ của thanh niên và gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các...

Tìm hiểu thông tin về những biểu tượng của Lễ Giáng sinh

Lễ Giáng Sinh còn gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Christmas, Xmas hay Noel kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời; qua thời gian trở thành ngày lễ quốc tế và được biết nhiều hơn với cây thông, ông già Noel.Đường phố trên khắp thế giới rực rỡ trong không khí chờ đón Giáng sinhThái Lan: Không khí Giáng sinh hiện diện khắp thủ đô BangkokCây thông Giáng sinh độc đáo thắp sáng bầu trời Đà Nẵng Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tim-hieu-thong-tin-ve-nhung-bieu-tuong-cua-le-giang-sinh-post1002537.vnp

Bài đọc nhiều

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

Cùng chuyên mục

Hàm Yên (Tuyên Quang): Người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo

Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53...

Hơn 300 văn nghệ sĩ Thủ đô tham gia quán triệt về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Kinhtedothi - Sáng 17/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tới văn nghệ sĩ Thủ đô. Hơn 300 đại biểu đại diện cho văn nghệ sĩ Thủ đô thuộc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tham...

"Điện Biên Phủ trên không" là đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến phòng không

Chiến thắng của cuộc tập kích trên không tháng 12/1972 của ta đã làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dien-bien-phu-tren-khong-la-dinh-cao-cua-nghe-thuat-tac-chien-phong-khong-post1002603.vnp

Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX

(ĐCSVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX diễn ra trong 2 ngày 17-18/12. Đại hội là ngày hội lớn của thanh niên Việt Nam, ngày hội đoàn kết các thành phần thanh niên Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên. Sáng 17/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc...

Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. ...

Mới nhất

Xây dựng y tế xanh là một nhiệm vụ rất quan trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trí Thức nhấn mạnh xây dựng y tế xanh là nhiệm vụ rất quan trọng với ngành y đến năm 2030. ...

Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024

Ngày 17/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi chủ trì hội...

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm vinh quang của Đảng

(MPI) - Gần 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; với ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển đất...

Nghệ An phấn đấu là trung tâm thể thao hàng đầu vùng Bắc Trung Bộ và quốc gia

Ngày 15/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1189/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược được ban hành là cơ sở pháp lý...

Mới nhất

Năm 2025, tỉnh Bà Rịa