Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐưa môn Hà Nội học vào giảng dạy trong nhà trường: Sẽ tính...

Đưa môn Hà Nội học vào giảng dạy trong nhà trường: Sẽ tính toán hợp lý để tránh quá tải cho học sinh


Tuy nhiên, trong bối cảnh thời lượng các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới hiện đang khá nặng đối với học sinh các cấp, việc đưa Hà Nội học cùng chương trình Giáo dục địa phương vào khung chương trình năm học đòi hỏi cần có sự tính toán hợp lý, tránh gây quá tải cho học sinh.

980.jpg -0
Học sinh say mê tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Thủ đô. (Ảnh minh họa)

Theo Kế hoạch số 182/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”, Hà Nội sẽ hoàn thiện tài liệu và nghiên cứu đưa nội dung môn Hà Nội học vào chương trình giảng dạy tại các nhà trường, thực hiện tiêu chí Trường học hạnh phúc… Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cũng nêu rõ, nội dung bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học sẽ bám sát vào môn học Giáo dục địa phương của TP Hà Nội để cung cấp kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về Hà Nội nhằm giúp đội ngũ giáo viên vững vàng về kiến thức để giảng dạy môn Giáo dục địa phương ở các cấp học. Đối với cấp Tiểu học và THCS, tập trung giới thiệu những vấn đề cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; địa lí, dân cư, cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; một số nội dung về kinh tế, xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. Đối với cấp THPT, tập trung giới thiệu các chuyên đề với các nội dung giới thiệu địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… những lĩnh vực ngành, nghề thế mạnh của địa phương hiện tại và tương lai nhằm giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố trong xu thế phát triển như hiện nay.

TS. Lê Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Văn hoá & Du lịch, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết: Thực tế Hà Nội học là môn học nghiên cứu và phổ biến những tri thức về Hà Nội, về mối quan hệ tổng hòa giữa con người với thiên nhiên, con người với con người trên một địa bàn có lịch sử văn hiến ngàn năm. Yếu tố cốt lõi của Hà Nội học là nghiên cứu chủ yếu về lịch sử và văn hóa Thủ đô nhưng cũng thông qua các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, chính trị, hành chính, các hoạt động kinh tế, xã hội. Đồng thời, Hà Nội học là một môn liên ngành nên rất cần sự nghiên cứu sâu và có sự tổng hợp. Khi đưa môn Hà Nội học vào dạy ở các nhà trường thì bên cạnh dựa vào kết quả nghiên cứu cơ bản đã có sẵn thì người dạy cũng cần có sự nghiên cứu ứng dụng để tùy vào đối tượng học sinh mà giảng dạy với các phương pháp, cách thức phù hợp. Hiện nay, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang chủ trì và kết hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai Đề án “Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng, Hà Nội hiện là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với 2.913 trường học với 2,3 triệu học sinh. Công tác giáo dục luôn được thành phố đặc biệt quan tâm với mục tiêu đào tạo thế hệ học sinh tiệm cận công dân toàn cầu, giỏi ngoại ngữ, chuyên môn và am hiểu lịch sử. Thời gian qua, ngành Giáo dục Thủ đô đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Trường Đại học Thủ đô biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, trong đó có kiến thức về Hà Nội học. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã tập huấn cho cán bộ, giáo viên để mỗi thầy cô giáo là một tuyên truyền viên tích cực lan tỏa hình ảnh đẹp của Thủ đô văn hiến, văn minh, nghĩa tình.

Tuy vậy, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, việc đưa môn Hà Nội học và giáo dục lịch sử địa phương vào trong các nhà trường hiện nay đang vướng phải một số rào cản. Trong đó, có vấn đề thời lượng chương trình học hiện nay đã quá nặng đối với học sinh các cấp. Cụ thể, khung chương trình năm học theo Chương trình GDPT 2018 đang quy định quy định cấp THCS có 1.032 tiết học/năm, tức là khoảng 29,5 tiết học/tuần; cấp THPT có 1.015 tiết học/năm, khoảng 29 tiết học/tuần. Do đó, để đưa Hà Nội học cùng chương trình Giáo dục địa phương vào khung chương trình năm học đòi hỏi ngành giáo dục cần có sự tính toán hợp lý, tránh quá tải cho học sinh. “Hiện nay, Luật Thủ đô sửa đổi đã cho phép Hà Nội chủ động trong việc này. Thời gian tới, khi được sự cho phép, chúng tôi chắc chắn sẽ triển khai đưa môn Hà Nội học vào chương trình giảng dạy trong các nhà trường”, ông Trần Thế Cương cho hay.



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/dua-mon-ha-noi-hoc-vao-giang-day-trong-nha-truong-se-tinh-toan-hop-ly-de-tranh-qua-tai-cho-hoc-sinh-i748803/

Cùng chủ đề

Thị trường cá cược mùa bầu cử Mỹ nở rộ, đặt cược nghiêng về ông Trump

Các nền tảng cung cấp dịch vụ cá cược ai sẽ trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo đang nở rộ khi chỉ còn vài ngày nữa cuộc bầu cử sẽ chính thức được diễn ra.   Tỉ lệ đặt cược trên các nền tảng như Polymarket hay Betfair cho thấy nhiêu cử tri tin rằng ông Trump sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ - Ảnh: ABC Khi ngày bầu cử tổng thống Mỹ 5-11 đang cận kề...

Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36m2

UBND TP.HCM quy định diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn từ 36m2 - 80m2. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: ‘Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển’

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ phải tiếp tục thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển.   Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN Sáng 31-10, nêu ý kiến thảo luận tổ về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết nhiều đại biểu băn khoăn liên quan cơ chế chính quyền đô thị thế nào, cơ chế...

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay. Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong tuần làm việc thứ 2 một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đó là Chính phủ trình Quốc hội về nội dung...

Cận cảnh “lá chắn thép” khổng lồ chặn mặn ở miền Tây

(Dân trí) - Cống âu Nguyễn Tấn Thành (Tiền Giang) đã hoàn thành, vượt tiến độ sớm một tháng. Đây là cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang). Theo Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10, dự án cống âu Nguyễn Tấn Thành có tổng mức đầu tư hơn 518 tỷ đồng. Công trình được khởi công vào ngày 11/11/2022. Thời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một số kinh nghiệm đưa học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các cuộc thi khoa học và kỹ thuật quốc tế

Với vai trò cầu nối quan trọng giữa các tài năng trẻ Việt Nam và cộng đồng khoa học quốc tế, RIVA đã tổ chức và dẫn dắt nhiều đội tuyển tham gia các kỳ thi quốc tế danh giá như Silicon Valley International Invention Fair (SVIIF), cuộc thi Phát minh và Sáng chế Quốc tế (INTARG) tại...

Trường THPT tuyển sinh “chui” 174 chỉ tiêu: Sở GD&ĐT Hà Nội nói gì?

Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành, quận Hà Đông, Hà Nội tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, chiều 30/10, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết nhà trường đã có báo cáo giải trình. Trước mắt, Sở sẽ khẩn trương phối hợp với các...

Đoàn Thanh niên VietinBank tổ chức thành công Chương trình hiến máu tình nguyện năm 2024

Chương trình hiến máu tình nguyện “Trao giọt máu hồng - Sẻ chia sự sống” được Đoàn Thanh niên VietinBank tổ chức để khơi dậy tinh thần xung kích tình nguyện của các cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), người lao động (NLĐ) VietinBank tham gia hoạt động xã hội, phát huy truyền thống tương...

Học sinh tiểu học mệt mỏi vì phải học 6 tiết 1 buổi

Theo phản ánh của một số phụ huynh học sinh (PHHS) Trường tiểu học Hồ Văn Thanh, hiện học sinh của trường đang phải học 6 tiết/buổi. Điều này trái với các quy định về chuyên môn của giáo dục tiểu học do Bộ GD&ĐT cũng như Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh. Học sinh của trường này phải...

Freedom House lại tái diễn luận điệu xuyên tạc về quyền tự do Internet tại Việt Nam

Những ngày qua, một số website hải ngoại đưa thông tin về việc Freedom House ngày 16/10/2024 công bố báo cáo về tự do Internet toàn cầu, trong đó tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm không có tự...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Thành phố Sơn La đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3

Hội nghị Thành phố học tập khu vực ASEAN+3 đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan là bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy nỗ lực hợp tác giữa các thành phố đang định hình chương trình nghị sự toàn cầu. Thành phố Sơn La đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam đã tham gia và có bài chia sẻ tại Hội nghị này.

Thành phố Sơn La đẩy mạnh vai trò của giáo dục mầm non trong lĩnh vực học tập suốt đời

Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng ngày 7/10, thành phố học tập toàn cầu Sơn La tổ chức Hội thảo Vai trò của giáo dục mầm non trong học tập suốt đời.

Cùng con nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp

Không chỉ nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp cho con, các bà mẹ còn chú trọng nuôi dưỡng các tố chất: đam mê, ham học hỏi và trách nhiệm để con tự tin khẳng định bản thân, có...

Cùng chuyên mục

Đề thi bàn về lối sống phông bạt giới trẻ, bắt theo trend cần lưu ý gì?

Đề thi môn văn vốn thường bị dư luận than phiền là lối mòn, cũ kỹ, rập khuôn. Việc ra đề thi bắt theo trend như "lối sống phông bạt" là hướng đi mới, nhưng cần cẩn trọng. Đề kiểm tra giữa kỳ của...

Trường đại học nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ từ 2025

Từ năm 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM không xét tuyển học bạ. Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng, cho biết trước đây nhà trường xét tuyển học bạ độc lập (khoảng 10%) chỉ tiêu hoặc kết hợp điểm học bạ với điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt  (30-40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường sẽ không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức này. Lý do là theo chương...

Bộ GDĐT yêu cầu báo cáo

Bộ GDĐT vừa có công văn trả lời về việc tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh Bắc, ở địa chỉ TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. ...

Tỉ lệ tốt nghiệp THPT liên tục tăng trong nhiều năm, cao nhất 99,40%

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thông tin về các kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 -2024 cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp liên tục tăng trong nhiều năm qua với con số gần tuyệt đối. ...

Lần đầu tiên Ban cơ yếu Chính phủ tham gia

Bộ GDĐT thông tin, kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều thay đổi và sẽ đảm bảo giảm áp lực cho thí sinh. Đặc biệt, lần đầu tiên Ban cơ yếu Chính phủ tham gia để bảo mật đề thi. ...

Mới nhất

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả từ bảo đảm dân chủ ở cơ sở

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Cao Bằng giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu...

Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, hoạt động hiệu quả

Kinhtedothi - Sáng 31/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Phát triển theo hướng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô...

6 sinh viên xuất sắc TP.HCM tuyển làm việc ở cơ quan nào?

Kỳ tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024 TP.HCM đã tuyển được 6 sinh viên. ...

Đề thi bàn về lối sống phông bạt giới trẻ, bắt theo trend cần lưu ý gì?

Đề thi môn văn vốn thường bị dư luận than phiền là lối mòn, cũ kỹ, rập khuôn. Việc ra đề thi bắt theo trend như "lối sống phông bạt" là hướng đi mới, nhưng cần cẩn trọng. ...

Tiêm tan mỡ tại spa, cô gái nhập viện vì biến chứng

Tin lời người bạn, chị N.T.H. (35 tuổi) đến một cơ sở spa gần nơi sinh sống để tiêm tan mỡ vùng bụng. Thế nhưng đẹp đâu chưa thấy, chị đã phải đến viện vì gặp biến chứng. ...

Mới nhất