Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế3 phương pháp giảm nhức răng tự nhiên mà không dùng thuốc

3 phương pháp giảm nhức răng tự nhiên mà không dùng thuốc

Nhức răng luôn mang đến cảm giác khó chịu và ảnh hưởng lớn đến ăn uống. Cường độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc nguyên nhân gây đau và mức độ viêm nhiễm.

Có nhiều nguyên nhân gây nhức răng khác nhau, từ sâu răng đến bệnh nướu răng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nướu răng là đau nhức khi cắn, răng nhạy cảm, nhức răng nhẹ khi ăn đồ ngọt, nướu sưng đỏ, hôi miệng và một số triệu chứng khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

3 phương pháp giảm nhức răng tự nhiên mà không dùng thuốc- Ảnh 1.

Tỏi có tác dụng giúp giảm đau nhức răng nướu do viêm nhiễm

Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nhức răng mà không phải dùng thuốc gồm:

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách giảm nhức răng phổ biến nhất. Nước muối có tác dụng như chất khử trùng tự nhiên, giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau nướu và loại bỏ các hạt thức ăn kẹt giữa 2 răng.

Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng giảm lượng vi khuẩn trong miệng, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các mô miệng. Để làm nước muối, mọi người hãy cho 1/2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm rồi súc miệng trong 30 giây. Lặp lại vài lần trong ngày.

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách hiệu quả làm tê cảm giác đau và giảm sưng liên quan đến đau nhức răng nướu. Nhiệt độ lạnh sẽ làm mạch máu co lại và góp phần giảm viêm. Hiệp hội Nội nha Mỹ khuyến cáo chườm lạnh vào bên ngoài má, ngay vị trí đau nhức có thể giúp giảm đau tạm thời.

Cách chuẩn bị chườm lạnh rất đơn giản, chỉ cần lấy vài viên đá, dùng vải bọc lại rồi chườm lên má khoảng 15 đến 20 phút/lần. Nếu cần thiết, người bị nhức răng nướu có thể chườm vài lần trong ngày. Để tránh tổn thương da, thời gian cách giữa 2 lần chườm ít nhất là 20 phút.

Dùng tỏi

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh nhờ hàm lượng chất allicin cao. Chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây viêm nhiễm răng nướu. Nghiên cứu trên chuyên san Phytotherapy Research đã chứng minh tỏi có tính kháng khuẩn mạnh, giúp giảm đau răng nướu bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Khi dùng tỏi, mọi người hãy giã nát một tép tỏi để giải phóng chất allicin ra ngoài. Sau đó, đắp trực tiếp phần tỏi đã giã này lên vùng răng nướu bị đau. Cách khác là nhai một tép tỏi một cách từ từ để chất allicin thấm vào vùng răng nướu bị đau, theo Healthline.




Nguồn: https://thanhnien.vn/3-phuong-phap-giam-nhuc-rang-tu-nhien-ma-khong-dung-thuoc-185241029131537431.htm

Cùng chủ đề

Để tiền tiểu đường không phát triển thành tiểu đường

'Tiền tiểu đường dù đường huyết cao bất thường nhưng chưa đến mức là tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì tiền tiểu đường sẽ phát triển thành tiểu đường'. Hãy bắt đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 địa điểm lưu trú ấn tượng tại Bắc Ireland

Bishop's Gate Hotel Bishop's Gate Hotel tọa lạc ngay trung tâm Derry-Londonderry, là một khách sạn sang trọng...

Mỹ lần đầu phát hiện lợn nhiễm cúm gia cầm H5N1

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 30.10 thông báo lần đầu tiên phát hiện cúm gia cầm ở lợn, tại một trang trại bang Oregon. ...

Cà rốt tốt cho mắt nhưng ăn nhiều có bị vàng da?

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là các chất chống oxy hóa, cà rốt giúp bảo vệ mắt khỏi những tổn thương và bệnh tật. ...

Danh sách những món ăn nên thử khi đến Bắc Ireland

Với nguyên liệu tươi mới, cách chế biến đơn giản nhưng tinh tế, các món ăn của Bắc...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ em

Hỏi:Tôi được biết nhiều trẻ mắc viêm màng não nhưng thường đến bệnh viện...

Tình trạng thiếu thuốc đã được khắc phục đến đâu?

Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này. Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc...

Người phụ nữ 54 tuổi ở Hà Nội đi cấp cứu sau khi trải đệm ngủ dưới sàn nhà

GĐXH - Trong khi ngủ, bà H bất ngờ nghe tiếng sột soạt, cảm giác đau nhói sâu bên trong tai. Dị vật lạ khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa ngáy không ăn, không ngủ được. ...

Hy vọng vào công nghệ liệu pháp tế bào trong khám chữa bệnh

Theo GS.Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec về liệu pháp tế bào nan y là một cuộc cách mạng trong y học. Theo vị giáo sư này, hiện các bệnh được phép điều trị bằng tế bào gốc là xơ gan, teo mật, chấn thương tủy sống, thoái hóa khớp gối và hiện đang nghiên...

Cùng chuyên mục

Tiêm tan mỡ tại spa, cô gái nhập viện vì biến chứng

Tin lời người bạn, chị N.T.H. (35 tuổi) đến một cơ sở spa gần nơi sinh sống để tiêm tan mỡ vùng bụng. Thế nhưng đẹp đâu chưa thấy, chị đã phải đến viện vì gặp biến chứng. Ngày 31-10, ThS.BS Nguyễn Minh Nghĩa...

Một bệnh nhân hồi phục diệu kỳ sau 80 ngày sống thực vật

Sau 80 ngày nhập viện, bệnh nhân tỉnh lại với những dấu hiệu hồi phục thần kinh đáng kể như có ý thức, hiểu được tiếng Anh và có thể giơ tay phải, nắm tay... Sáng 31-10, theo thông tin từ Bệnh viện FV...

Cà rốt tốt cho mắt nhưng ăn nhiều có bị vàng da?

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là các chất chống oxy hóa, cà rốt giúp bảo vệ mắt khỏi những tổn thương và bệnh tật. ...

Giải pháp tình thế hay giải pháp bền vững?

Theo Thông tư số 22/2024/TT-BYT, từ ngày 1/1/2025, nếu các bệnh viện không cung cấp đủ thuốc, vật tư y tế thì người bệnh sẽ được kê đơn và được Bảo hiểm Y tế thanh toán. Tuy nhiên Bộ Y tế khẳng định đây chỉ là giải pháp tình thế để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người bệnh phải tự bỏ tiền túi mua thuốc ngoài để điều trị. Ngày 30/10, Bộ Y tế...

Phát hiện viên sỏi ‘khủng’ trong bàng quang người đàn ông 34 tuổi ở Ninh Bình

GĐXH - Phát hiện viên sỏi khá lớn, kích thước khoảng 10cm gây biến chứng viêm bàng quang và trào ngược thận niệu quản 2 bên, bác sỹ đưa ra quyết định mổ mở lấy sỏi. ...

Mới nhất

Đề thi bàn về lối sống phông bạt giới trẻ, bắt theo trend cần lưu ý gì?

Đề thi môn văn vốn thường bị dư luận than phiền là lối mòn, cũ kỹ, rập khuôn. Việc ra đề thi bắt theo trend như "lối sống phông bạt" là hướng đi mới, nhưng cần cẩn trọng. ...

Tiêm tan mỡ tại spa, cô gái nhập viện vì biến chứng

Tin lời người bạn, chị N.T.H. (35 tuổi) đến một cơ sở spa gần nơi sinh sống để tiêm tan mỡ vùng bụng. Thế nhưng đẹp đâu chưa thấy, chị đã phải đến viện vì gặp biến chứng. ...

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mạiBản Ghi nhớ có nội dung thiết lập cơ chế và khuôn khổ hợp tác dài hạn giữa hai Bên trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, đầu tư,...

Những lưu ý về nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, có rất nhiều vấn đề bạn cần lưu tâm, và nhiệt độ phòng nằm trong số đó. Bởi nhiệt độ phòng thích hợp sẽ giúp bé cảm thấy...

Tháng 11 ĐBSCL đối mặt triều cường vượt mức báo động III trong nhiều ngày

Theo cơ quan chức năng, trong tháng 11, vùng ĐBSCL có triều cường vượt mức báo động III trong nhiều ngày. Có tỉnh nhiều ngày liên tục có triều cường vượt...

Mới nhất