Sau bão số 3, Quảng Ninh lại đối diện với nguy cơ cháy rừng với khoảng 6 triệu tấn gỗ cây keo, thông, bạch đàn gãy đổ, phủ dầy trên bề mặt rừng. Liên tiếp ghi nhận khoảng 30 điểm cháy, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để bảo vệ các diện tích rừng còn lại, coi nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng cấp thiết như phòng chống bão số 3.Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.Theo số liệu thống kê báo cáo 9 tháng đầu năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 1.483,23 ha rừng, tăng 1.236,07 ha so với cùng kỳ năm 2023 (tăng gấp 6 lần).Tỉnh Sơn La đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Để bảo đảm tiến độ giải ngân và hoàn thành mục tiêu của các nội dung chính sách, tỉnh đã chủ động điều chỉnh nguồn vốn theo đúng thẩm quyền được phân cấp.Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.Giang Thành là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang, với 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 21%. Những năm qua, công tác giảm nghèo cho đồng bào Khmer trên địa bàn huyện đã đạt nhiều thành công nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những bước tiến này, đã giúp đồng bào Khmer có điều kiện sống tốt hơn và một tương lai bền vững.Tỉnh Ninh Thuận là địa phương có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung đông nhất trong cả nước với nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp. Từ xa xưa, người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò, vị thế quan trọng trong đời sống gia đình, dòng tộc, thôn xóm. Trong xã hội hiện đại hôm nay, vai trò “mẫu hệ” của phụ nữ Chăm vẫn phát huy hiệu quả tích cực trong gia đình và ngoài xã hội.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây năm 2024″. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.Sáng 30/10, tại trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng diễn ra Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tham dự buổi lễ có các ông: Nguyễn Văn Khởi – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Phước Vĩnh – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; Võ Hoàng Thơ – Phó Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy.Ở vùng Đông Trường Sơn tỉnh Gia Lai, lò rèn của già làng Hmêh, làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang bao năm qua vẫn đỏ lửa. Từ chiếc lò rèn thô sơ, bao gồm lò thổi đắp bằng đất sét, quay tay, đe, búa, kẹp, than củi, già Hmêh đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn nông cụ cho đồng bào Ba Na lên rẫy, đào đất, làm nương…Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, địa phương đã ghi nhận 6 trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc có nọc độc. Đã có một người tử vong do ăn thịt cóc.Soạn giả Nguyễn Văn Bớt sinh năm 1969, quê gốc tại xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, hiện sinh sống, làm việc tại TP. Cần Thơ. Tuổi thơ gắn bó với miền đất bưng biền ven bờ sông Vàm Cỏ Đông tím sắc bông lục bình đã nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé tình yêu vọng cổ, cải lương sâu sắc. Để rồi sau này khi trưởng thành, thành danh, soạn giả Nguyễn Văn Bớt đã có một gia tài với hơn một trăm bài ca vọng cổ và hai kịch bản sân khấu cải lương có giá trị.
Theo thống kê, từ sau bão số 3 đến nay đã có hơn 30 điểm cháy tại các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Ba Chẽ, Móng Cái, Đầm Hà, Quảng Yên, với tổng diện tích khoảng 265ha. Địa phương đã phải huy động hơn 3.200 lượt người tham gia chữa cháy. Hiện nay có khoảng 6 triệu tấn vật liệu cháy đang khô nỏ là thân, cành lá từ 120.000ha rừng bị gãy đổ do bão số 3. Thời tiết dần chuyển vào mùa hanh khô trong khi diện tích rừng bị thiệt hại lớn, thiếu nhân công vệ sinh rừng nên mối lo cháy rừng ngày càng trở nên cấp thiết.
Ông Nguyễn Văn Quảng, Chủ tịch UBND phường Trưng Vương (TP. Uông Bí) chia sẻ: “Hiện nay nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng đã và đang là nhiệm vụ cấp bách. Địa phương đã phân công nhiệm vụ và trực ban 24/24; tăng cường nâng cao ý thức, tuyên truyền vận động Nhân dân trên hệ thống thông tin truyền thông của phường và khu phố và các nhóm zalo để người dân, các chủ rừng nâng cao nhận thức PCCC rừng”.
Còn tại huyện Đầm Hà, sau ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn có gần 4.000ha rừng bị ảnh hưởng, tiềm ẩn khả năng cao cháy rừng khi thời tiết đang trong giai đoạn nắng, hanh khô. Ước tính thiệt hại về rừng bị đổ, gãy trên địa bàn huyện khoảng 150 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà Trần Anh Cường cho biết: “Để khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất lâm nghiệp, cùng với việc thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, huyện đã triển khai các phương án, định hướng trồng mới, thay thế diện tích rừng bị hư hại. Đối với các chủ rừng đang tiến hành tận thu rừng, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện kiểm đếm thiệt hại, tăng cường tuyên truyền cho chủ rừng về phòng, chống cháy rừng và huy động lực lượng tại địa phương tiến hành thu dọn, cắt tỉa, tạo đường băng cản lửa phòng, chống cháy rừng đảm bảo an toàn”.
Nhận diện những mối nguy lớn nếu để xảy ra cháy rừng hàng loạt, tỉnh Quảng Ninh đã phát động đợt cao điểm 30 ngày đêm đến 31/10 tận thu lâm sản, vệ sinh rừng với mục tiêu cao nhất là hạn chế những thiệt hại do bão gây ra. Ông Nguyễn Thanh Khương, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tâm lý chủ quan của người dân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng thời gian qua.
“Các hộ gia đình cá nhân, các công ty doanh nghiệp muốn xử lý thực bì để đốt phải đăng ký với chính quyền địa phương cấp xã, đăng ký với lực lượng kiểm lâm để chúng tôi lên kiểm tra xem an toàn chưa thì mới cho đốt. Đốt là phải đăng ký, không phải cứ đăng ký mà cho đốt toàn bộ mà phải lần lượt từng hộ, từng cá nhân và đốt trong khung giờ phải đảm bảo cho việc PCCC nếu giữa trưa chúng ta đốt, thì rất nguy hiểm và không cho đốt cùng lúc vì sẽ gây ra thảm họa môi trường do khói, bụi và không tránh được việc cháy lan”, ông Khương cho biết thêm.
Hiện nay, gần 50% diện tích rừng trồng bị gãy ở độ tuổi 2-3 năm, giá trị lâm sản tận thu cơ bản không đủ chi phí thuê nhân công, dọn vệ sinh rừng dẫn đến việc chủ rừng chưa chủ động dọn dẹp thực bì để trồng rừng trong năm tới. Riêng với hàng nghìn ha rừng tự nhiên liền kề với các khu rừng trồng bị thiệt hại do bão, cũng cần được ngành lâm nghiệp đặc biệt quan tâm, triển khai ngay các biện pháp hạn chế nguy cơ cháy.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh hiện đã có kế hoạch phân vùng nguy cơ cháy rừng và phương án PCCC rừng sau bão số 3. Theo đó, yêu cầu tất cả các chủ rừng là tổ chức, công ty lâm nghiệp và hộ gia đình tự giác dọn dẹp rừng, làm đường băng cản lửa và xử lý (đốt) thực bì đúng thời gian quy định.
Mới đây nhất, ngày 28/10, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp nghe báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghiêm Xuân Cường đánh giá, thời gian qua tần suất cháy rừng trên địa bàn tỉnh diễn ra liên tục, nhất là trong tháng 10 năm 2024.
Theo đó, Phó Chủ tịch tỉnh đã yêu cầu, cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; các địa phương từ cấp thôn trở lên, cho đến các chủ rừng phải có phương án tối ưu về công tác quản lý tài sản, phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng và ban hành phương án phân vùng nguy cơ cháy, phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; các địa phương khẩn trương chỉ đạo triển khai phương án thu dọn, vệ sinh hiện trường rừng bị thiệt hại; vận động các chủ rừng không đốt vật liệu, thực bì tại hiện trường rừng bị thiệt hại vào những ngày nắng, hanh khô…
Nguồn: https://baodantoc.vn/sau-bao-so-3-quang-ninh-tiep-tuc-doi-dien-voi-nguy-co-chay-rung-lon-1730184795769.htm