Cụ thể:
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Việc tạm khóa tài khoản ngân hàng thường là biện pháp bảo mật mà người dùng có thể sử dụng khi phát hiện hoặc nghi ngờ có sự xâm phạm bất hợp pháp vào tài khoản của mình. Quy định về việc tạm khóa tài khoản ngân hàng phụ thuộc vào từng ngân hàng và quốc gia nhưng về cơ bản, quy trình này thường được quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
Khi muốn tạm khóa tài khoản ngân hàng, điều đầu tiên cần làm là liên hệ ngay với ngân hàng mà bạn đang sử dụng dịch vụ. Hầu hết các ngân hàng đều có đường dây nóng hoặc tổng đài hỗ trợ khách hàng hoạt động 24/7 để xử lý các tình huống khẩn cấp.
Quy trình tạm khóa tài khoản ngân hàng thường bao gồm việc xác minh danh tính của chủ tài khoản để đảm bảo rằng yêu cầu tạm khóa đến từ đúng chủ tài khoản. Sau khi xác minh, ngân hàng sẽ tiến hành khóa tạm thời tài khoản, ngăn chặn mọi giao dịch rút tiền, chuyển khoản, hay thanh toán từ tài khoản đó.
Một số ngân hàng còn cung cấp dịch vụ tạm khóa tài khoản trực tuyến thông qua ứng dụng di động hoặc website ngân hàng. Điều này giúp khách hàmg có thể tự thực hiện tạm khóa tài khoản một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng.
Tạm khóa tài khoản ngân hàng có thể được thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn như khi khách làm mất thẻ ATM, phát hiện các giao dịch bất thường trên tài khoản, hoặc nghi ngờ rằng tài khoản của mình bị xâm nhập. Ngoài ra, nếu bạn có kế hoạch đi du lịch hoặc công tác dài ngày và không muốn sử dụng tài khoản thì cũng có thể yêu cầu ngân hàng tạm khóa tài khoản để đảm bảo an toàn.
Sau khi tài khoản đã được tạm khóa, bạn cần phối hợp với ngân hàng để giải quyết các vấn đề liên quan và xác định thời điểm mở khóa tài khoản. Quy trình mở khóa tài khoản thường bao gồm việc xác minh danh tính và kiểm tra các giao dịch trong thời gian tài khoản bị tạm khóa để đảm bảo không có sự xâm nhập bất hợp pháp.
Nguồn: https://vtcnews.vn/tam-khoa-tai-khoan-ngan-hang-duoc-quy-dinh-ra-sao-ar904346.html