Trang chủKinh tếNông nghiệpNhững công trình của tình đoàn kết

Những công trình của tình đoàn kết


Nhiều công trình hạ tầng kinh tế – xã hội tại các huyện đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn hỗ trợ từ các quận. Trợ lực quan trọng góp phần đưa nhiều địa phương về đích nông thôn mới.

Hỗ trợ thiết thực, kịp thời

Là địa phương thuần nông, điều kiện kinh tế – xã hội của xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ) hết sức khó khăn. Trong đó, hạ tầng giáo dục là một trong những bài toán nan giải nhất của địa phương trong suốt nhiều năm.

Tháng 9/2024 vừa qua, hàng trăm em nhỏ trên địa bàn xã Phụng Thượng đón nhận niềm vui lớn, khi ngôi trường mầm non khang trang, rộng đẹp chính thức khánh thành. Công trình được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 78 tỷ đồng, trong đó có 50 tỷ đồng là kinh phí do quận Tây Hồ hỗ trợ.

Đình Mai Nội tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) được tu bổ, tôn tạo nhờ nguồn vốn hỗ trợ của quận Hoàn Kiếm.
Đình Mai Nội tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) được tu bổ, tôn tạo nhờ nguồn vốn hỗ trợ của quận Hoàn Kiếm.

Cô Nguyễn Thị Mai Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phụng Thượng cho biết, do điều kiện khó khăn nên trước đây, cô trò nhà trường phải “ở ghép” với Trường Tiểu học xã Phụng Thượng. Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều bề. Từ khi ngôi trường mới được xây dựng, trang thiết bị cơ sở vật chất cũng được mua sắm, bố trí đầy đủ tiện nghi. Hàng trăm trẻ em nơi đây đã có điều kiện được chăm sóc, tiếp cận giáo dục tốt hơn rất nhiều.

Ít năm về trước, người dân trên địa bàn một số thôn, xóm thuộc các xã: Tản Hồng, Phú Cường, Sơn Đà, Tòng Bạt (huyện Ba Vì) thường xuyên phải sống chung với tình cảnh hễ mưa lớn là úng ngập. Nguyên nhân là do hệ thống cống, rãnh thoát nước trên các tuyến đường chưa được đầu tư.

Năm 2023, UBND quận Bắc Từ Liêm đã hỗ trợ huyện Ba Vì 50 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án cải tạo, nâng cấp cống, rãnh thoát nước đường trục chính xã Tản Hồng – Phú Cường và đường trục chính xã Sơn Đà – Tòng Bạt. Nhờ đó đến nay tình trạng “hễ mưa là đường ngập úng” đã được khắc phục.

“Hệ thống rãnh thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ của quận Bắc Từ Liêm đã giúp địa phương củng cố tiêu chí hạ tầng giao thông. Quan trọng hơn là người dân đã không còn lấm lem bùn đất mỗi khi trở về nhà sau những ngày mưa lớn…” – Chủ tịch UBND xã Tản Hồng Hoàng Minh Sơn chia sẻ.

Cũng là địa phương có xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Mỹ Đức đã nhận được hỗ trợ khá nhiều từ các quận nội thành trong những năm qua, nhất là về thiết chế hạ tầng văn hóa. Chị Dương Thị Hưng ở thôn Áng Thượng (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức), cho biết trước năm 2021, mỗi khi có kỳ cuộc hội họp, người dân phải tổ chức nhờ tại trường mầm non.

Tuy nhiên, việc cậy nhờ trên chỉ đáp ứng được nhu cầu họp hành đơn thuần, muốn tổ chức các hoạt động cộng đồng thì vô cùng bất tiện. Niềm vui đến với người dân thôn Áng Thượng, khi hai năm trước, quận Hà Đông đã hỗ trợ xã Lê Thanh 1,25 tỷ đồng để xây dựng nhà hội họp của thôn. Công trình hoàn thành sau đó gần 1 năm đã giúp địa phương giải quyết bài toán điểm sinh hoạt cộng đồng, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân.

Gần 1.100 tỷ đồng hỗ trợ các huyện

Sau khi Nghị quyết 115/2020/QH14 được ban hành, căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi HĐND TP Hà Nội xem xét cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn xây dựng nông thôn mới.

Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội khóa XV, lần đầu tiên một nghị quyết cụ thể hóa Nghị quyết 115/2020/QH14 của Quốc hội khoá XIV được ban hành, cho phép một số quận hỗ trợ các huyện đầu tư nâng cấp các công trình thiết chế văn hóa. Đây là bước đi đầu tiên, cụ thể hóa việc triển khai Nghị quyết 115/2020/QH14 của HĐND TP Hà Nội, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo chung của Thành ủy Hà Nội.

Một tuyến đường khang trang, rộng đẹp tại xã Tản Hồng (huyện Ba Vì). Ảnh: Trọng Tùng
Một tuyến đường khang trang, rộng đẹp tại xã Tản Hồng (huyện Ba Vì). Ảnh: Trọng Tùng

Trên cơ sở Nghị quyết 115/2020/QH14, HĐND TP Hà Nội đã ban hành các nghị quyết về việc cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới; đồng thời đề nghị các huyện sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ từ các quận, cần khẩn trương giao kế hoạch vốn đến từng dự án, bảo đảm đúng quy định pháp luật về đầu tư công.

Để nâng cao trách nhiệm của các huyện được hỗ trợ, TP Hà Nội cũng đề nghị các huyện cân đối, bố trí bổ sung nguồn vốn còn thiếu từ ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư các dự án; huy động mọi nguồn lực để sớm hoàn thành các công trình được hỗ trợ trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, từ tháng 6/2020 (thời điểm Nghị quyết 115/2020/QH14 chính thức được ban hành) cho đến tháng 10/2024, các quận đã hỗ trợ gần 1.100 tỷ đồng cho các huyện khó khăn xây dựng nông thôn mới. Từ nguồn lực hỗ trợ, 53 công trình hạ tầng kinh tế – xã hội tại các địa phương đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp.

Căn cứ vào các tiêu chí nông thôn mới còn thiếu của các huyện và mục tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, các quận đã hỗ trợ nhiều hạng mục công trình khác nhau như trạm y tế, nhà văn hóa, trường học, tu bổ – tôn tạo di tích, xây dựng sân chơi cộng đồng/ khu thể thao ngoài trời, nâng cấp các tuyến đường giao thông…

Ghi nhận cho thấy, đến nay hàng chục công trình hạ tầng kinh tế – xã hội đã được các huyện hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực. Không chỉ giúp các địa phương hoàn thiện nhiều tiêu chí, tiến thêm một bước đến mục tiêu nông thôn mới, mà còn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, tăng cường tình đoàn kết giữa các quận, huyện.

Tại nhiều hội nghị giao ban thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU giai đoạn 2021 – 2025, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình thường xuyên nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết số 115/2020/QH14 và chủ trương các quận hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đề nghị các quận tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các huyện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cũng yêu cầu các huyện đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng các công trình được các quận hỗ trợ thực sự hiệu quả, đúng mục đích. Trước hết là tránh lãng phí tài sản công; thứ nữa là không phụ tấm lòng của Nhân dân các quận.

(còn nữa)



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nhung-cong-trinh-cua-tinh-doan-ket-804156.html

Cùng chủ đề

Đưa nông thôn tiến gần thành thị

Quan trọng hơn là tăng cường gắn kết, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các quận - huyện trên địa bàn Thủ đô. Duy trì vị thế lá cờ đầu Theo đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, nguồn vốn hỗ trợ của các quận dành cho các huyện đã giúp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn...

Thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Cairo

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mục đích chuyến công tác nhằm củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô các nước; trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác...

Xây dựng phương án giao biên chế năm 2025 phù hợp với đặc thù của từng đơn vị

Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; các thành viên Ban Chỉ đạo... Tinh giản biên chế gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế TP Hà Nội, trong quý III năm 2024, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện...

Tầm vóc của Ngày Giải phóng Thủ đô mãi là nguồn cổ vũ to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển...

Tại cuộc gặp mặt tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp, sáng 3-10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã có bài phát biểu quan trọng. Qua đó khẳng định, cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân,...

đời sống của người dân được đảm bảo trong bão số 3

Sáng 28/9, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì đầu cầu TP Hà Nội dự Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3 của Thường trực Chính phủ. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và đại diện các sở, ban, ngành, 30 quận, huyện, thị xã. Thiệt hại gần 2.300 tỷ đồng Bão số 3 và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội kết nối – vươn xa: quảng bá sản phẩm làng nghề của phụ nữ

Kinhtedothi - Tối 8/11, chương trình Hà Nội kết nối - vươn xa đã khai mạc, nhằm quảng bá các sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thường trực Thành...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: công tác PCCC&CNCH luôn được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những...

nên tổ chức học văn hóa cho trẻ 12-18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma tuý

Kinhtedothi - Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, trong khi chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này. Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa Chiều 8/11, thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

7 lợi ích của nước mía mà ít người biết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước mía là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. 1. Nguồn năng lượng tự nhiên giúp phục hồi nhanh chóng Với thành phần chứa nhiều sucrose - một loại đường tự nhiên, nước mía có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là sau khi vận động hoặc làm việc căng thẳng. Bác sĩ M. Kavitha từ Bệnh viện Prashanth,...

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Cùng chuyên mục

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn;...

Vườn cà phê bị chặt phá với mục đích kỳ lạ gây hoang mang ở Gia Lai

Vườn cà phê chuẩn bị đến ngày thu hoạch thì bị kẻ gian phá hoại, gây thiệt hại cho một hộ dân. ...

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo ngày 11/11 không khí lạnh tiếp tục tăng cường đẩy đường đi của...

Bão số 7 sắp đổ bộ miền Trung, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống

Lo an toàn đê điều, hồ chứa Thông tin tại cuộc họp ứng phó bão số 7 cuối giờ chiều nay (8/11), Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17. Trong những giờ tới, bão số 7 được nhận định sẽ tiếp tục...

Mang cà phê trộm đi bán, bị bắt vì sự tinh ý của chủ đại lý

Vào đại lý bán hơn 200kg cà phê xanh hái trộm, Ngô Văn Bảng, trú tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, một đối tượng từng có tiền án, bất ngờ khi bị bắt. ...

Mới nhất

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm - Vietnam Foodexpo 2024 do Bộ Công Thương chủ trì sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 16/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh. Từ ngày 13 đến 16/11, Bộ Công Thương chủ trì giao cho Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đối tác trong...

Đà tăng có còn tiếp diễn hay không?

Dự báo giá tiêu ngày 9/11: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 9/11. Theo dự báo, giá tiêu ngày 9/11 có xu hướng tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ tiêu vào mùa lễ hội...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Mới nhất