Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngLợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%.

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%.





Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, tài chính, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tham dự cuộc tọa đàm.
Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tham dự cuộc tọa đàm.

Đây là nhận định của ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tác động của Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại Toạ đàm “Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều nay.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, hiện chúng ta đang đạt đến mức độ “chín muồi” về thời điểm cũng như các cơ sở về quyết tâm chính trị, nguồn lực để xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam.

Thứ nhất là mong muốn cao độ của người dân về một tuyến đường sắt tốc độ cao tiêu chuẩn quốc tế với tốc độ, sự tiện nghi, tiêu chuẩn cao, kết nối tốt hơn so với tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu.

Mong muốn này của người dân là chính đáng bởi hiện nay chúng ta chỉ có thể trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở nước ngoài. Không có gì vui hơn nếu người dân  Việt Nam được đi đường sắt tốc độ cao trên chính quê hương mình.

Thứ hai là chúng ta cũng có đầy đủ cơ sở chính trị và thực tiễn. Về cơ sở chính trị, chúng ta cũng đã có các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị từ việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao từ nay đến năm 2035.

Về cơ sở thực tiễn, chúng ta thấy rằng trong bảng quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đã đặt vấn đề hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Đây là sự cần thiết để có bước đột phá về hạ tầng, tạo tác động tích cực và lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.

Do hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, các dữ liệu mới chỉ là sơ bộ để đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên có thể đánh giá tác động của Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là đang trong quá trình xây dựng; giai đoạn thứ hai là đưa vào vận hành. Cả 2 giai đoạn này đều tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với giai đoạn xây dựng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, chi tiêu cho đầu tư cũng là một động lực tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong lịch sử đầu tư công của đất nước ta, đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến tổng chi xấp xỉ 70 tỷ USD. Mức chi đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian dự án thi công.

Qua đánh giá sơ bộ, nếu như số tiền này được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 thì tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Đây là con số hết sức đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Phân tích sâu hơn, công trình này có tác động trực tiếp đến khoảng 7 – 8 lĩnh vực. Thứ nhất tác động đến ngành xây dựng của chúng ta trong cơ cấu GDP.

Thứ hai là tác động đến các ngành phụ trợ phục vụ cho công trình này, như ngành cung cấp vật liệu cho xây dựng công trình, kể cả các vật liệu thông thường như cát, đá, sỏi hay vật liệu đặc chủng như sắt, thép để làm đường ray hoặc các công trình khác.

Thứ ba, tác động đến các ngành dịch vụ cung cấp cho công trình này như tài chính, ngân hàng hay dịch vụ về huy động vốn…

Thứ tư, tác động lan tỏa đến phát triển đô thị khi tuyến đường này chạy dọc xuyên suốt hành lang kinh tế Bắc – Nam với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Trong định hướng phát triển tuyến đường sắt này, mỗi ga đều có các khu đô thị đính kèm.

Trong tương lai chúng ta xác định phát triển đô thị là một động lực thì đây là một động lực tốt để phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ năm, tác động đến các ngành khai thác sau này khi dự án đi vào vận hành, đặc biệt là dịch vụ du lịch.

Thứ sáu, do đây là công trình quy mô cực lớn nên huy động lực lượng tham gia vào xây dựng công trình này sẽ tạo ra công ăn việc làm tương đối lớn.

Ngoài ra, sẽ tác động đến tăng trưởng của ngành vận tải mà chúng ta đang phân tích để hướng tới hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, tăng thêm doanh số, năng suất, công suất phục vụ cho giao thông vận tải với một đường sắt mới.

Khi Dự án được đưa vào khai thác, vận hành chắc chắn sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là giảm chi phí logistic, góp phần đáng kể cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh có sử dụng đến tuyến đường sắt này.

“Sơ bộ chúng tôi đánh giá như vậy và chắc chắn sau này sẽ có những con số cụ thể hơn trong bước nghiên cứu tiếp theo. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và có những đánh giá chi tiết hơn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, đối với Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc  Nam nói riêng, các dự án hạ tầng giao thông nói chung, chúng ta cần có thêm cách tiếp cận mới: lấy cung trước để tiếp cận cầu. Đây là câu chuyện đã bàn rất nhiều từ các công trình thực tế đã triển khai.

“Nhiều tuyến đường trong thời gian đầu khi vận hành lưu lượng xe khá thưa khiến có ý kiến lo ngại không hiệu quả nhưng chỉ cần 1-2 năm sau, con đường đó đã rất đông đúc, tắc nghẽn. Do đó chúng ta cần có một tầm nhìn dài hạn hơn khi hoạch định, triển khai các dự án hạ tầng giao thông”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương dẫn chứng.





Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sẵn sàng nguồn lực để đầu tư

Theo ông Nguyễn Danh Huy – Thứ trưởng Bộ GTVT, thời điểm này thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nhằm tái cơ cấu lại thị phần vận tải một cách thích hợp.

Hiện nay, quy mô nền kinh tế của chúng ta đã đạt 430 tỷ USD, nợ công cũng ở mức rất hợp lý khoảng 37% (năm 2023). Các điều kiện về nguồn lực của chúng ta cơ bản không phải là thách thức lớn.

Bên cạnh đó, những trăn trở về mặt kỹ thuật cũng đã Bộ GTVT và các cơ quan chức năng kiến giải đầy đủ, có sức thuyết phục, ví dụ như tại sao lại lựa chọn tốc độ 350 km/giờ, hay công năng sử dụng tại sao là vận tải hành khách.

Liên quan đến nguồn lực đầu tư Dự án, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, do đây là một dự án trọng điểm quốc gia và chúng ta có nhiều năm chuẩn bị cho công tác đầu tư.

Về chuẩn bị tài chính, các bộ, ngành thời gian qua đã phối hợp rất chặt chẽ và thống nhất đưa ra ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể và bốn phương pháp huy động nguồn lực.

Ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể gồm: Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, điều hành kinh tế xã hội linh hoạt, hiệu quả để góp phần tăng thu ngân sách hằng năm với tinh thần năm sau phải cao hơn năm trước.

Thứ hai, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả theo hướng triệt để tiết kiệm và chống lãng phí để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thứ ba, sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực trong lĩnh vực tài chính, đầu tư. Giải pháp này Chính phủ đã có tờ trình trình Quốc hội thảo luận, thông qua trong kỳ họp này.

Bốn phương án huy động nguồn lực cho Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam cũng đã được Chính phủ nghiên cứu, đề xuất.

Thứ nhất là xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm cho ba giai đoạn đến năm 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực để đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.

Trong đó, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, với tinh thần kết hợp cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lấy ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo.

Thứ hai, thu hút nguồn lực, huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, với điều kiện thị trường và tiến độ thực hiện của các dự án.

Thứ ba, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước bao gồm cả hình thức hợp tác công tư. Thứ tư, huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.

“Với ba giải pháp và bốn phương án huy động nguồn lực như thế, chúng ta tin tưởng rằng công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt và tiến độ thực hiện dự án đảm bảo theo đúng chủ trương Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10”, Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá.

Theo Tờ trình số 685/TTr – CP của Chính gửi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có điểm đầu tại TP. Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, được đầu tư bằng hình thức đầu tư công.
Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.
Theo đề xuất của Chính phủ, Dự án có mục tiêu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10.827 ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 3.655 ha (trong đó đất lúa nước từ 2 vụ trở lên là 3.102 ha); đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha; các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Số dân tái định cư khoảng 120.836 người. Tại Tờ trình số 685, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép trong quá trình vận hành khai thác, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đầu tư bổ sung một số vị trí nhà ga tại các khu đô thị có nhu cầu vận tải lớn.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD).
Chính phủ cho biết, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến đầu tư công trình tuyến khoảng 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất, nên suất đầu tư dự án khoảng 43,7 triệu USD/km.
Nguồn vốn thực hiện Dự án là nguồn vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc.
Trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu.
Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trong năm 2025-2026; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035.





Nguồn: https://baodautu.vn/loi-ich-nhieu-mat-khi-xay-dung-duong-sat-toc-do-cao-truc-bac—nam-d228663.html

Cùng chủ đề

Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế

Ngày 31/10, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. ...

Tin tức sáng 31-10: Lịch trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 11

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo; Giá USD ngân hàng cùng 'chợ đen' bất ngờ quay đầu giảm; Một sếp Vietcombank xin từ nhiệm... ...

Phải bỏ việc không làm được thì cấm và cơ chế xin  cho

Sáng 30/10, tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Nội dung này cũng được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ ngay sau đó. Phải bỏ việc “không làm được thì cấm” và cơ chế “xin – cho” Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch...

Nguyên Chánh án TAND Hà Nội: Thiết bị y tế 40 tỷ bị kê biên sau đó bỏ không

Nguyên Chánh án TAND Hà Nội Nguyễn Hữu Chính dẫn chứng về vụ án có thiết bị y tế 40 tỷ bị phong tỏa kê biên. Sau xử lý vụ án, thiết bị được điều chuyển cho bệnh viện khác cũng không ai dám nhận nên phải bỏ không. Sáng 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một...

Quốc hội xem xét sửa đổi các luật quan trọng về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc sửa đổi nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cấp thiết trong thực tiễn triển khai liên quan đến công tác quy hoạch, đầu tư và đấu thầu. Ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế làm gì để giải quyết vấn nạn thiếu thuốc?

Vấn nạn thiếu thuốc là một thách thức lớn đối với ngành Y tế và để cải thiện tình trạng này, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ với kỳ vọng việc này sớm chấm dứt. Vấn nạn thiếu thuốc là một thách thức lớn đối với ngành Y tế và để cải thiện tình trạng này, Bộ Y tế đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ với kỳ vọng việc...

Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT

Xóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư và mức đầu tư tối thiểu, nâng tỷ lệ vốn Nhà nước cao hơn 50%, tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT… những quy định này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án PPP, khơi thông nguồn lực. Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BTXóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư...

Nhiều công ty khởi nghiệp mong đợi được VinVentures đồng hành

Giới chuyên gia tin tưởng, với nền tảng vững chắc và tầm nhìn mở, Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures sẽ là bệ phóng mạnh mẽ cho startup Việt cũng như tạo nền tảng cho nền công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam. Chuyên gia: Nhiều công ty khởi nghiệp mong đợi được VinVentures đồng hành Giới chuyên gia tin tưởng, với nền tảng vững chắc và tầm nhìn mở, Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures sẽ là bệ...

Vingroup, VinFast ký kết hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung Đông

Trong khuôn khổ chuyến công du tới Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa Tập đoàn Vingroup, Công ty VinFast với 4 đối tác hàng đầu tại khu vực Trung Đông. Vingroup, VinFast ký kết hợp tác chiến lược với 4 đối tác hàng đầu tại Trung ĐôngTrong khuôn khổ chuyến công du tới Các Tiểu Vương quốc...

Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tức

Sau thông báo tạm ứng cổ tức của Phốt pho Apatit Việt Nam, Hóa chất Đức Giang cũng lên lịch tạm ứng với tỷ lệ 30%. Nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch Đào Hữu Huyền ước tính nhận về hàng trăm tỷ đồng từ hai đợt trên. Hóa chất Đức Giang chuẩn bị chi 1.140 tỷ đồng trả cổ tứcSau thông báo tạm ứng cổ tức của Phốt pho Apatit Việt Nam, Hóa chất Đức Giang cũng lên...

Bài đọc nhiều

KCN Phước Đông (Tây Ninh)

Hội tụ nhiều yếu tố tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư, KCN Phước Đông đang tăng tốc bứt phá, đón dòng vốn FDI chảy về ồ ạt vào những tháng cuối năm. KCN Phước Đông (Tây Ninh) - “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn FDIHội tụ nhiều yếu tố tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư, KCN Phước Đông đang tăng tốc bứt phá, đón dòng vốn FDI chảy về ồ ạt vào...

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh). Đây là triển lãm được tổ chức thường niên, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm dùng cho các ngành công nghiệp chủ chốt như máy móc, thiết bị công nghiệp, gia công cơ khí, tự động hóa, công nghệ in và thiết...

TP.HCM cần 21,7 tỷ USD để đầu tư 6 tuyến metro từ nay đến năm 2030

Giai đoạn 2026-2030, TP.HCM cần 21,7 tỷ USD, tương đương 514.441 tỷ đồng để đầu tư 6 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, dự kiến vốn ngân sách địa phương là 12,9 tỷ USD, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 8,7 tỷ USD. TP.HCM cần 21,7 tỷ USD để đầu tư 6 tuyến metro trong giai đoạn 2026 - 2030Giai đoạn 2026-2030, TP.HCM cần 21,7 tỷ USD, tương đương 514.441 tỷ đồng để đầu tư 6 tuyến đường...

Hơn 1 tỷ USD vốn đổ vào KCN Phú Hà Viglacera

Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như BYD (Trung Quốc), Hanyang Digitech (Hàn Quốc), INOUE (Nhật Bản)… Khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ) đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu...

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Từ ngày 11 - 13/12/2024, Triển lãm ASEAN Ceramics & ASEAN Stone 2024 (tương lai của ngành gốm sứ và đá tự nhiên Đông Nam Á) sẽ được tổ chức tại TP.HCM. Sự kiện được tổ chức bởi MMI Asia - công ty con hoạt động ở khu vực châu Á của Tập đoàn Messe München GmbH (Đức) và Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam (VIBCA). Đây là thông tin được Ban tổ chức...

Cùng chuyên mục

Diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở TPHCM là 36m2

(Dân trí) - TPHCM vừa ban hành quy định điều kiện để tách thửa đất ở và đất nông nghiệp. Diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở là 36m2, các huyện ngoại thành là 80m2. Ngày 31/10, ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TPHCM, ký ban hành quyết định quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn. Quyết...

Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội tăng nhiệt dịp cuối năm

(CLO) Biệt thự, liền kề phía Tây Hà Nội đang là phân khúc nóng tại thị trường bất động sản Thủ đô, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên tới 300 triệu/m2. Đâu là lực đẩy khiến thị trường bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội có...

Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT

Xóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư và mức đầu tư tối thiểu, nâng tỷ lệ vốn Nhà nước cao hơn 50%, tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT… những quy định này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho các dự án PPP, khơi thông nguồn lực. Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BTXóa bỏ hạn chế về lĩnh vực đầu tư...

Đà Nẵng thu hồi gần 7.500m2 đất biệt thự suối Đá cấp sai quy định

(Dân trí) - UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng) có thông báo thu hồi khu đất biệt thự suối Đá trên bán đảo Sơn Trà với lý do giao đất không đúng đối tượng theo quy định của Luật Đất đai năm 2024. UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng) vừa có thông báo thu hồi đất tại thửa số 9, tờ bản đồ số L, Khu biệt thự suối Đá (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà).Lô đất này của ông...

Kiến nghị 5 huyện ven TPHCM được “phân lô bán nền”

(NLĐO)- Theo HoREA, TP HCM cần xác định các khu vực chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật … ở 5 huyện ...

Mới nhất

Giá hồ tiêu quay đầu giảm thêm, tại sao?

Giá hồ tiêu chưa bật tăng như kỳ vọng, thậm chí những ngày gần đây tiếp tục giảm thêm. Nguyên nhân được cho là gặp nhiều tác động cả trong và ngoài nước. ...

Công tác tuyên truyền về biển, đảo đạt được những kết quả to lớn

Công tác tuyên truyền về biển, đảo góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và tình yêu biển, đảo của nhân dân, động viên các lực lượng đang thực thi quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.   Ngày 31/10, tại thành phố Nha Trang, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy...

Tăng cường quan hệ đối tác để thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành bền vững

NDO - Theo Văn phòng UNESCO Hà Nội, UNESCO vừa ký một thỏa thuận hợp tác mới với IMEXCO, một đối tác từ khu vực doanh nghiệp tư nhân để khởi động dự án nhằm nâng cao lợi ích cộng đồng địa phương thông qua tăng cường quan hệ đối tác để thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành...

Trường đại học nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ từ 2025

Từ năm 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM không xét tuyển học bạ. Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng, cho biết trước đây nhà trường xét tuyển học bạ độc lập (khoảng 10%) chỉ tiêu hoặc kết hợp điểm học bạ với điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt  (30-40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025,...

Mới nhất