Du lịch ngày càng có vai trò rất quan trọng du khách đến Việt Nam ngày càng nhiều vì sức hấp dẫn họ đi khám phá văn hóa lịch sử và thiên nhiên đa dạng và phong phú do đó Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Việt Nam. Hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, thân thiện hơn với du khách sự tăng trưởng không ngừng về khách du lịch đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của Du lịch Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Theo đó thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, rộng hơn là cả khu vực miền Bắc, gắn kết đa dạng và bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử với du lịch biển, di sản thế giới. Khu vực động lực phát triển du lịch Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh: Tạo sự hỗ trợ theo hướng kết hợp đa dạng sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng với du lịch biển, du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số vùng núi. Khu vực động lực phát triển du lịch Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; kết nối các di sản thế giới trong nước với quốc tế, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển. Khu vực động lực phát triển du lịch Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận: Thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với vùng Tây Nguyên; đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở kết nối giữa du lịch nghỉ dưỡng núi với nghỉ dưỡng biển, văn hoá vùng đồng bằng với không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế phía Nam. Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế ven biển thuộc hành lang kinh tế phía Nam.
Với tổng nhu cầu đầu tư dự kiến khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng, tương đương 160 tỷ USD, theo tỷ giá hiện hành; trong đó: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 3% – 5% bao gồm cả vốn ODA nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân chiếm 95% – 97% gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đi đôi với phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đặc biệt phát triển sản phẩm du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia và phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá và phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch, các khu vực tập trung ưu tiên đầu tư, các khu vực động lực phát triển du lịch, các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.
Cùng với việc tổ chức không gian lãnh thổ du lịch, định hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch, xác định các dự án lớn, có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước, theo vùng để ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.
Đặc biệt phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch có thương hiệu, năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du lịch khu vực và thế giới; đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp du lịch phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển, phát triển nguồn nhân lực bảo đảm đủ số lượng, yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các định hướng phát triển sản phẩm, tổ chức không gian. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững; hướng tới xây dựng đội ngũ nhân lực của ngành du lịch có chất lượng cao, có ý thức, trách nhiệm trong việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường xanh sạch đẹp. Tập trung nâng cao kỹ năng nghề, năng lực quản trị và quản lý nhà nước về du lịch, đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch toàn cầu. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số; đầu tư phát triển hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; quảng bá, phát triển thương hiệu; bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường…, có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết, tạo đột phá cho phát triển du lịch gắn với hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch, hệ thống các Khu du lịch quốc gia và các hành lang kết nối phát triển du lịch để thúc đẩy, lan tỏa phát triển du lịch, kinh tế – xã hội trên các vùng và cả nước.
Có thể nói, du lịch Việt Nam phát triển đã tăng cường mối quan hệ và tình hữu nghị giữa với bạn bè thế giới với hình ảnh con người, đất nước tươi đẹp, hiền hòa, thân thiện, an toàn, môi trường chính trị ổn định của Việt Nam đang dần trở nên quen thuộc, gần gũi đối với du khách năm châu qua đó khẳng định vị thế Việt Nam đang ở tầm cao mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Hương Giang