Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTại sao người trẻ cũng mắc bệnh glôcôm?

Tại sao người trẻ cũng mắc bệnh glôcôm?

Bệnh glôcôm là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, thế nhưng không đồng nghĩa với việc người trẻ không mắc bệnh lý này.

Tại sao người trẻ cũng mắc bệnh glôcôm? - Ảnh 1.

Bác sĩ khám, đo thị lực cho bệnh nhân tại một bệnh viện – Ảnh: BVCC

Bệnh xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài khiến nhiều người không biết, bỏ qua giai đoạn đầu, điều trị muộn, nguy cơ mù lòa tăng cao.

Ngày càng nhiều người trẻ dưới 40 tuổi mắc bệnh glôcôm, cách nào để giảm thiểu mù lòa?

Người trẻ mắc bệnh glôcôm

Lặng lẽ ngồi chờ đến lượt thăm khám, chị H. (27 tuổi, Hà Nội) không nghĩ rằng mình lại mắc bệnh glôcôm và có thể không còn nhìn thấy ánh sáng khi tuổi đời còn quá trẻ. Chị H. chia sẻ trước đó chị là công nhân may và thường xuyên bị ngứa, khô mắt.

“Chỉ nghĩ do bụi, làm việc căng thẳng nên tôi không quá bận tâm mà tự mua thuốc nhỏ mắt về nhỏ. Cứ dùng thuốc thì đỡ, nhưng dừng là lại ngứa nên tôi dùng thuốc liên tục nhiều năm. 

Cho đến khi nhìn mờ, mắt đau nhức hơn tôi mới đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ nói tôi mắc bệnh glôcôm, lúc ấy tôi còn chẳng biết đây là bệnh gì”, chị H. kể lại.

Sau khi được bác sĩ tư vấn, giải thích chị H. mới biết về căn bệnh này. May mắn, chị mới ở giai đoạn đầu của bệnh, dù thị lực không thể cải thiện nhưng có thể điều trị để duy trì thị lực.

Còn trường hợp chị Khuyên (30 tuổi) dù có cha đã mù cả hai mắt do bị bệnh glôcôm nhưng khi xuất hiện những cơn đau, nhức mắt chị không nghĩ rằng mình có thể mắc căn bệnh này. Chỉ đến khi thị lực suy giảm, chị mới đến viện thăm khám, được bác sĩ chẩn đoán mắc glôcôm do di truyền.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng – phó trưởng khoa mắt, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) – cho hay bệnh glôcôm là một nhóm các rối loạn liên quan đến mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt.

“Bệnh thường xuất hiện ở người 40 tuổi trở lên, tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn. Tuy nhiên, thực tế tại bệnh viện vẫn ghi nhận một số trường hợp người trẻ mắc bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền hoặc tự ý dùng thuốc có chứa corticoid kéo dài”, bác sĩ Thắng cho hay.

Ai có nguy cơ mắc bệnh glôcôm?

Theo PGS Cung Hồng Sơn, phó giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương, thuật ngữ glôcôm được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thị thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu. Glôcôm là một căn bệnh nguy hiểm, gây mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn.

“Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, có một số người có nguy cơ mắc bệnh như trên 40 tuổi (tuổi càng cao, khả năng bị glôcôm càng lớn); những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm (yếu tố di truyền); bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).

Hoặc những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp. Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu… là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn glôcôm”, ông Sơn cho hay.

Coi chừng mù lòa do không biết bệnh

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh glôcôm khá mờ nhạt, thậm chí nhiều trường hợp không có triệu chứng, vì vậy nhiều người bệnh đến cơ sở y tế ở giai đoạn muộn.

“Có một số triệu chứng nghi ngờ mà người bệnh cần lưu ý như mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên; bệnh thường khởi phát đột ngột vào chiều tối; nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi; mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ.

Đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết gỉ mắt, mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc phù nề mờ đục…

Khi có những biểu hiện này cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá. Đặc biệt, người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh hoặc thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid cần tầm soát sớm để điều trị kịp thời”, bác sĩ Thắng khuyến cáo.

Theo các chuyên gia y tế, khi mắc bệnh glôcôm việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác. Việc điều trị không thể làm hồi phục thị giác.

Bên cạnh đó, bệnh nhân khi đã mắc bệnh glôcôm phải đi khám định kỳ, được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.

Cẩn trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt

PGS Cung Hồng Sơn nhấn mạnh vấn đề người dân tùy tiện dùng thuốc nhỏ mắt rất đáng báo động. Theo ông, thuốc nhỏ mắt có nhiều loại khác nhau, từ kháng sinh đến corticoid… và mỗi loại bệnh lại có chỉ định riêng.

Tuy nhiên, người dân dễ dàng tự ý mua thuốc không có chỉ định, dẫn đến nhiều người dùng thuốc corticoid kéo dài, dẫn đến nguy cơ gây bệnh glôcôm.

Theo thống kê của bệnh viện, bệnh nhân bị glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31,7 – 33,1%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25-59) chiếm 63,1%.

Bởi vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần corticoid để tránh nguy cơ mắc bệnh glôcôm. Khi gặp vấn đề về mắt cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Gần 50% người bệnh glôcôm không biết mình có bệnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể.

Dự báo số lượng bệnh nhân có thể tăng tới hơn 100 triệu người vào năm 2040. Đáng nói, trong tổng số bệnh nhân mắc glôcôm trên toàn thế giới, châu Á chiếm tới 47%, trong đó gần 50% không biết mình có bệnh.

Tại Việt Nam, nhiều người chưa biết đến bệnh glôcôm cho đến khi mắc bệnh. Chính vì không biết về căn bệnh này nên các triệu chứng ban đầu thường bị bỏ qua, khiến nhiều người đến viện trong tình trạng muộn.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tai-sao-nguoi-tre-cung-mac-benh-glocom-20241029085103879.htm

Cùng chủ đề

Sở Y Hà Nội tặng thuốc chữa bệnh cho người dân vùng lũ Chương Mỹ

Thay mặt ngành y tế Hà Nội, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế đã tặng 100 kiện nước muối sinh lý và 55 kiện thuốc thiết yếu điều trị bệnh về mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa nhằm phục vụ nhu cầu dự phòng và điều trị bệnh thường gặp của người dân trong mùa mưa lũ. Thông tin nhanh tình hình ngập lụt trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện...

Dấu hiệu trẻ mắc u nguyên bào võng mạc

Bé gái 3 tuổi được chẩn đoán ung thư võng mạc, đã mất thị lực một mắt, nỗ lực giữ lại ánh sáng cho bên mắt còn lại bằng phương pháp lạnh đông võng mạc. Gia đình chị D. sớm phát hiện con gái có bất thường khi mới 7 tháng tuổi, mắt có đốm sáng khi nhìn trong bóng tối. Chị đưa con lên TP.HCM...

Thị lực 10/10 vẫn bị đục thủy tinh thể

Nam bệnh nhân, 37 tuổi ở Hà Nội mặc dù đo thị lực 10/10 cả hai mắt song thường bị nhìn lóa khi ra ngoài trời nắng to, đi khám bác sĩ kết luận bị đục thủy tinh thể. Bệnh nhân làm nghề giám sát công trình. Tầm 1 năm trở lại đây, anh thường bị lóa mắt, nhìn nhòe khi làm việc ở ngoài...

Hơn 900 người đã hiến giác mạc mang ánh sáng đến cho nhiều bệnh nhân mù lòa

Ngày 13/6, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 ra mắt Ngân hàng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Đoạn tuyến cao tốc Thái Bình - Nam Định nằm trong tuyến cao tốc Hải Phòng - Ninh Bình dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện...

‘Người nổi tiếng’ Trần Hùng Huy mở cơ hội tín dụng xanh cho các start-up xanh

Tại talkshow Xây dựng thương hiệu từ điểm xuất phát, 'banker' Trần Hùng Huy - chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), đã có một cuộc trò chuyện ngắn với các start-up trẻ về xây dựng thương hiệu cũng như cơ hội tiếp cận tín dụng xanh. ...

Hàng ngàn học sinh Hà Nội tinh khôi trong ‘Hành khúc học sinh thủ đô’

Sáng 10-11, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, gần 3.000 học sinh, giáo viên, đại diện các đơn vị, trường học đã tham gia chương trình "Hành khúc học sinh thủ đô" và thưởng thức những màn diễu hành ấn tượng. ...

Những câu hỏi nóng mà Quốc hội muốn chất vấn 3 ‘tư lệnh’ ngành

Trước thềm phiên chất đối với 3 'tư lệnh' ngành vào sáng mai (11-11), đã có nhiều câu hỏi 'nóng' được đại biểu Quốc hội chia sẻ mong muốn nhận lời giải đáp. Theo chương trình kỳ họp, sáng mai (11-11), Quốc hội sẽ...

Suntory PepsiCo – 30 năm song hành phát triển bền vững cùng Việt Nam Xanh

Gian hàng Suntory PepsiCo Việt Nam tại ngày hội Việt Nam xanh do báo Tuổi Trẻ tổ chức thu hút với hành trình phát triển bền vững khởi nguồn từ rất sớm và liên tục tiên phong trong những sáng kiến vì môi trường ...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức

Dần dần thiếu động lực tập thể dục Vì hệ thần kinh trung ương mệt mỏi, bạn sẽ dần mất đi động lực tập thể dục, thậm chí có thể muốn từ bỏ hoàn toàn việc tập thể dục. Trên thực tế, đây là cơ thể đang mách bảo: bạn đã tập luyện quá sức và cần nghỉ ngơi. Đau nhức bất thường sau khi tập thể dục vất vả Đau nhức sau khi tập thể dục là bình thường, nhưng...

Những câu hỏi nóng mà Quốc hội muốn chất vấn 3 ‘tư lệnh’ ngành

Trước thềm phiên chất đối với 3 'tư lệnh' ngành vào sáng mai (11-11), đã có nhiều câu hỏi 'nóng' được đại biểu Quốc hội chia sẻ mong muốn nhận lời giải đáp. Theo chương trình kỳ họp, sáng mai (11-11), Quốc hội sẽ...

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bụp giấm

Bụp giấm là cây gì?Cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa) là vị thuốc quý có nguồn gốc từ Tây Phi. Bụp giấm tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm huyết áp, trị ho, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa glucose huyết.Bụp giấm là cây sống hằng năm, chiều cao từ 1,5 – 2m. Cây phân nhánh ở gốc, thân có màu tím đỏ nhạt, lá nguyên, phiến lá hình trứng và mép có răng cưa...

Người đàn ông 59 tuổi giật mình vì tiểu ra máu tươi, đi khám bất ngờ mắc bệnh hiểm

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu ra máu đỏ tươi, máu cục, đau tức hông, bí tiểu do máu đông nhiều trong bàng quang. Các bác sĩ phát hiện một bướu thận bên phải với kích thước 47x52x72mm đã lan vào bể thận. ...

Lá ổi trị được bệnh gì?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly nước, uống hai lần một ngày. Trong trường hợp mắc bệnh kiết lỵ, cắt rễ và lá của cây ổi,...

Mới nhất

Nga phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện với Triều Tiên

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên, trong đó bao gồm điều khoản phòng...

Chủ tịch Vietnam Airlines lo cạnh tranh khốc liệt, 'cá nhanh nuốt cá chậm'

Ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, cho rằng điểm nghẽn lớn nhất cần tháo gỡ nhất là cơ chế. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt toàn cầu, không phải ‘cá lớn nuốt cá bé’ mà là ‘cá nhanh nuốt cá chậm’. Có những đối tác giảm 700 triệu USD với những hợp đồng đã ký Tại Hội...

Chuyên gia bi quan về tình hình thị trường vàng trong tuần tới

Chuyên gia quốc tế cho rằng, thị trường vàng sẽ giảm xuống mức 2.680 USD/ounce do lo ngại chính sách áp thuế và cắt giảm thuế sau khi ông Trump đắc cử. Thị trường vàng biến động mạnh sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã ảnh...

Biết tạo dựng thương hiệu khác biệt, gạo Việt Nam đứng đầu khu vực về giá

Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực nhờ sự tạo dựng ngành hàng lúa gạo tương đối khác biệt so với các nước.

Mới nhất