Trang chủDestinationsKon TumKhai thác tiềm năng du lịch để phát triển bền vững

Khai thác tiềm năng du lịch để phát triển bền vững



03/05/2023 13:29


Với nhiều lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa truyền thống, những năm qua, tỉnh ta chú trọng đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng đa dạng về du lịch để phát triển bền vững.

Ông Đỗ Văn Minh- Trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, tỉnh ta đang không ngừng sáng tạo, đổi mới, phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cụ thể hóa bằng những chương trình, chính sách hiệu quả trong việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển du lịch. Theo đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo ưu tiên tập trung triển khai các giải pháp hướng du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh ngày càng cao, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển theo tinh thần của Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 18/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về “Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.








Tỉnh ta tổ chức nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh để thu hút du khách. Ảnh: H.T

 

Thời gian qua, tỉnh tổ chức nhiều hoạt động nhằm kết nối, giao lưu, tranh thủ sự ủng hộ, chia sẻ, hợp tác của các bộ, cơ quan, ban ngành, địa phương, các doanh nghiệp lữ hành để tạo “lực” đẩy nhanh quá trình phát triển du lịch của tỉnh nhà. Các hoạt động hướng đến khai thác các tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên, văn hóa và con người của địa phương nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, đặc trưng, hấp dẫn. Đồng thời, chú trọng liên kết vùng, quảng bá, phối hợp tuyên truyền trong các sản phẩm du lịch; tăng cường đào tạo, trao đổi nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ chuyên môn về lữ hành, khách sạn, đẩy mạnh chuyển đổi số.

Các giải pháp đa dạng đều hướng đến phát triển du lịch bền vững, toàn diện, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động và kinh tế của tỉnh.

Nhờ đó, lĩnh vực du lịch của tỉnh ngày càng phát triển mạnh, từng bước đổi mới về cả nội dung và hình thức, thu hút đông đảo du khách đến với Kon Tum. Tỉnh đang dần nâng cao vị thế của mình trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, thu hút nhiều du khách du lịch trong nước và quốc tế đến với địa phương.

Theo thống kê, lượng khách du lịch đến với Kon Tum ngày càng tăng qua các năm. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, tỉnh ta thu hút gần 711.000 lượt khách (đạt 158% so với cùng kỳ năm 2022) với doanh thu đạt 306.4 tỷ đồng; trong đó khách quốc tế đạt 700 lượt người. Chất lượng dịch vụ du lịch và tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch của tỉnh luôn được đảm bảo, được du khách đánh giá cao.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Tỉnh ta hiện có 166 cơ sở lưu trú với công suất khoảng  2.460 phòng. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch là 1.833 người.








Đẩy mạnh phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. Ảnh: HT

 

Theo ông Đỗ Văn Minh, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, ngành du lịch tỉnh có những bước đi vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Để khai thác tốt hơn thế mạnh sẵn có, tỉnh ta vẫn xác định phát triển du lịch bền vững, hướng đến du lịch xanh, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa, nâng cao trách nhiệm và lòng tự hào quê hương của người dân. Qua đó, góp phần xây dựng Kon Tum thực sự là một điểm đến an toàn, thân thiện, hiếu khách, đặc sắc, hấp dẫn.

Thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục đầu tư và thu hút đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm du lịch, ưu tiên sản phẩm du lịch đặc trưng, có bản sắc riêng; phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường, mở rộng và phát triển thị trường.

Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng khuyến khích xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng riêng, trọng tâm là sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử, tâm linh; du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới có tính đặc trưng, riêng có như: Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử; du lịch thể thao mạo hiểm khinh khí cầu, dù lượn tại huyện Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum; đu dây, chèo thuyền vượt ghềnh thác trên các lòng hồ thủy điện Sê San, Ya Ly, Plei Krông, thủy điện Thượng Kon Tum; du lịch sinh thái tại huyện Kon Plông, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (huyện Đăk Glei, huyện Tu Mơ Rông).

Trong năm 2023, tỉnh ta đặt mục tiêu thu hút 1,3 triệu lượt khách du lịch. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, với những lợi thế được thiên nhiên và lịch sử ban tặng, cùng với sự nỗ lực của các cấp ngành, đồng lòng của người dân, ngành du lịch tỉnh ta sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn trong tương lai, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đề ra.

Hoàng Thanh





Source link

Cùng chủ đề

Giá vàng chiều nay 14/11/2024: Tiếp tục bốc hơi

Giá vàng chiều nay 14/11/2024: Theo đà đi xuống của giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC cũng đồng loạt giảm nửa triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm gần 1 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI -...

Nghệ An: Thực hiện chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể...

Gen Z ‘thiếu chuyên nghiệp’, chưa sẵn sàng cho công việc, nhà tuyển dụng ngại

Tại Mỹ, có thể nói sinh viên gen Z vừa tốt nghiệp đã tràn ngập thị trường lao động. Những bạn trẻ này đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh cam go, đồng thời còn bị các nhà tuyển dụng hoài nghi. Dù...

Từ vụ phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất, đừng biến đám cưới thành dịp để khoe khoang

Việc cha mẹ tặng của hồi môn cho con gái dịp đám cưới được xem là nét văn hóa ý nghĩa. Tuy nhiên, tặng làm sao để mọi người đồng cảm, người cho và người nhận không bị phiền như vụ 600 công đất. ...

Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 12/11, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024). Thiếu tướng Trần Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Chính trị; Đại tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn; Đại tá Đỗ Văn Dạo, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đồng chủ trì họp báo.Quang cảnh buổi họp báo.Tại buổi họp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Về Đăk Tờ Re nghe hát kể sử thi

28/06/2023 13:06 ...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Sẽ giao Chính phủ quy định ngưỡng doanh thu hằng năm thuộc diện không chịu thuế VAT

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ về quy định mức ngưỡng doanh thu hằng năm thuộc diện không chịu thuế VAT, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đề nghị giao cho Chính phủ quy định. ...

Công an vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm đánh bầm tím chân học sinh lớp 6

Một nam sinh lớp 6 ở Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vỹ

Kinhtedothi - Ngày 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã có chuyến thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, Nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vỹ. Huyện Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) là đảo nằm xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, cách đường...

dự án hơn 900 tỷ đồng thi công đứt đoạn, khó về đích

Dự án thi công đứt đoạn Dự án thành phần 2 chia làm hai đoạn. Đoạn 1 dự án có điểm đầu tại Km27+400/ĐT.619 (đường Võ Chí Công), điểm cuối giao với đường nối từ QL1 đi vùng Đông Duy Xuyên, chiều dài 19,39km; trong đó đoạn qua địa phận huyện Thăng Bình dài 18,4km, 1km còn lại đi...

Peru trao Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định việc Nhà nước Peru quyết định trao tặng Huân chương cao quý này chính là thể hiện tình cảm đặc biệt của Nhà nước và Nhân dân Peru đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam cũng như đối với quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai...

Mới nhất