Theo đó Tuyên Quang thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh phù hợp, mở ra các thị trường và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm, giúp người dân tham gia các hoạt động xã hội toàn diện, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành, để triển khai Chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên phạm vi toàn tỉnh.
Giao dịch viên Bưu điện huyện Na Hang tiếp nhận và chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
Với việc phát triển kinh tế số đến năm 2025 Tuyên Quang tập trung vào các nhiệm vụ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, phấn đấu đạt một số mục tiêu, như năng suất lao động tăng bình quân từ 5%/năm, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 7% trở lên, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7% trở lên, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 25% trở lên, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 50%.
Tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh tổng sản phẩm trên địa bàn năng suất lao động tăng bình quân từ 7%/năm, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 10% trở lên, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 10% trở lên, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50% trở lên, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và
Phát triển xã hội số về hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính cấp xã, trên 95% hộ gia đình, hoàn thành phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh, trên 50% tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, 100% Tổ công nghệ số cộng đồng tiếp tục được đào tạo nâng cao nhận thức số, kỹ năng số.
Thành phố trẻ Tuyên Quang chuyển mình mạnh mẽ ngày càng khang trang, hiện đại
Trong đó Tuyên Quang tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình chuyển đổi số của tỉnh; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần nâng cao hiệu quả thiết thực trong hoạt động của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số để phổ biến hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số “Make in Việt Nam”.
Hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nền tảng số trong việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kỹ năng số cho người dân thông qua việc sử dụng nền tảng số, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ số vào tỉnh.
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế số, xã hội số tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện về phát triển kinh tế số, xã hội số và kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch; lồng ghép nội dung về kinh tế số, xã hội số trong các sự kiện, triển lãm về phát triển kinh tế – xã hội, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn rộng khắp về các nền tảng số quốc gia, các mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình trên hệ thống truyền thông từ tỉnh đến cơ sở. Triển khai các kênh tư vấn, hỏi đáp, trợ lý ảo về kinh tế số, xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số. Sản xuất các tin, bài, phóng sự, câu chuyện, phim tài liệu về kinh tế số, xã hội số trên phát thanh, truyền hình; tìm kiếm, phổ biến kinh nghiệm, câu chuyện thành công về phát triển kinh tế số và xã hội số; mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về kinh tế số và xã hội số. Thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập, công bố kết quả thống kê, đo lường các chỉ tiêu kinh tế số và các mục tiêu cơ bản về kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Ưu tiên kinh phí từ ngân sách để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thuộc Kế hoạch này do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện, đầu tư xây dựng các hệ thống thông tin, nền tảng số, mua sắm phần cứng, phần mềm, công nghệ, trang thiết bị và xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
Nguồn kinh phí thường xuyên chi để thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng thể chế, chính sách; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; điều tra, khảo sát, thống kê, đo lường, đánh giá chỉ số phát triển, ảnh hưởng tác động; thuê, mua sử dụng, thúc đẩy phát triển các nền tảng số; tạo lập, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ, sử dụng dữ liệu số; đảm bảo an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực số, kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; hỗ trợ, tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp; thông tin, tuyên truyền; duy trì, vận hành các hệ thống thông tin, nền tảng số; các nhiệm vụ khác thuộc Kế hoạch có tính chất chi thường xuyên. Khuyến khích, ưu tiên sử dụng nguồn chi thường xuyên thuê, mua sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số, hệ thống thông tin thay vì đầu tư xây dựng.
Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo bố trí kinh phí từ ngân sách tự chủ của mình để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao. Các đơn vị có nguồn kinh phí được để lại theo quy định ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện kế hoạch phù hợp quy định của pháp luật, hình thành các điểm thu gom sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông hư hỏng, hết hạn sử dụng, rác thải công nghệ, rác thải điện tử; đẩy mạnh áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hướng tới một môi trường xanh và bảo vệ sức khỏe của người dân.
Thanh Tú