Trang chủNewsChính trịBốn giáo sư thuộc Đoàn ĐBQH Hà Nội “hiến kế” phát triển...

Bốn giáo sư thuộc Đoàn ĐBQH Hà Nội “hiến kế” phát triển kinh tế xã hội đất nước

Trong phiên họp Quốc hội diễn ra sáng ngày 26/10, cả 4 GS.TS là ĐBQH TP Hà Nội, vốn là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành của đất nước đã đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở tổ về: tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB); dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

GS.TS Nguyễn Anh Trí phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Vinh.
GS.TS Nguyễn Anh Trí phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Vinh.

Phát biểu tại tổ, GS.TS Nguyễn Anh Trí (ĐBQH Đoàn TP Hà Nội) cho biết, trong năm 2024, dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, nhưng kết quả đạt được của đất nước rất là to lớn. Trong đó, theo ông Trí có sự đóng góp rất lớn của ngành nông nghiệp vốn là “bệ đỡ” lớn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong ký kết, làm việc và hợp tác, tham gia các diễn đàn lớn với tư thế vững vàng.

Tuy nhiên, theo ông Trí vẫn còn nhiều việc “dang dở”. Cụ thể, giáo dục còn chật vật trong đổi mới toàn diện. Khó có thể yên tâm về việc đổi mới sách giáo khoa, thi cử, thiếu giáo viên, trường lớp, nhất là tại vùng khó khan. Ngành y tế thiếu thuốc trầm trọng chứ không phải là cục bộ. Tình trạng đấu thầu đất, giá đất “nhảy múa” chưa từng thấy.

Từ đó, ông Trí đề nghị, đã đến lúc Chính phủ cần tập trung các nhà khoa học về kinh tế, người quản lý đất đai giỏi để nghĩ cách ngăn chặn giá đất “nhảy múa”, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực vì giá đất ảnh hưởng lớn tới toàn bộ hoạt động sản xuất, các dự án.

Đối với chỉ tiêu của năm 2025, ông Trí kiến nghị, nên thay đổi chỉ tiêu số giường bệnh/1 vạn dân vì chỉ tiêu này chỉ phù hợp trong bối cảnh 10 năm về trước. Còn 2-3 năm gần đây chỉ tiêu này đều đã vượt. Đặc biệt, cần chú trọng, nâng chất lượng khám chữa bệnh/giường hơn là tăng số lượng giường bệnh.

Ông Trí cho biết, trên thế giới hiện nay chỉ quan tâm làm sao chữa được bệnh cho nhân dân, chứ không quan tâm có bao nhiêu giường bệnh. Do đó cần quan tâm hơn đến chất lượng công tác khám, chữa bệnh. “Cần quan tâm đến chỉ tiêu chuyển đổi số trong y tế. Chuyển đổi số tốt sẽ thay đổi rất lớn kể cả về tổ chức, sử dụng, vận hành, hiệu quả trên các lĩnh vực: y, dược, y tế dự phòng, và khám chữa bệnh. Ngành Y tế cần đưa ra chỉ số để đánh giá và đảm bảo rằng hàng năm chỉ tiêu này phải tăng lên để đưa nước ta trở thành nước tiên triến trên thế giới về chuyển đổi số trong y tế”-ông Trí khuyến nghị.

Ông Hoàng Văn Cường phát biểu tại tổ (Ảnh: Quang Vinh)
Ông Hoàng Văn Cường phát biểu tại tổ (Ảnh: Quang Vinh)

GS.TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, ĐBQH Đoàn TP Hà Nội cho hay, thành quả tăng trưởng của chúng ta trong thời gian qua chủ yếu dựa vào công nghiệp với 8,34%. Trong đó, chủ yếu là công nghiệp chế tạo, chế biến hướng vào xuất khẩu. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế đang phụ thuộc khá lớn vào tình hình kinh tế thế giới.

Trong xuất khẩu, theo ông Cường chúng ta đang phụ thuộc chủ yếu vào nhóm của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI. Bình quân thặng dư xuất khẩu của chúng ta là khoảng 20,7 tỷ USD, riêng nhóm FDI đóng góp 38 tỷ USD, trong khi đó nhóm các doanh nghiệp trong nước âm 17 tỷ. Nghĩa là xuất khẩu đang trông chờ vào FDI.

Ông Cường bày tỏ lo ngại về việc số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động có tăng, nhưng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn tăng cao hơn. Điều đó chứng tỏ phục hồi của nền kinh tế trong nước còn đang “có vấn đề”. Nếu so sánh với năm 2023 có thể thấy rằng, số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động đang bị thấp hơn, trong khi đó số doanh nghiệp rời khỏi thị trường lại lớn hơn năm 2023.

Ông Cường cho rằng, nền kinh tế đang bị lệ thuộc lớn khá lớn. Tính tự chủ, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước còn rất yếu. Do đó để phục hồi bền vững cần có giải pháp tăng cường năng lực kinh tế trong nước. Khó có thể tăng cho cả hệ thống 94% số doanh nghiệp, cho nên phải tập trung cho các doanh nghiệp trụ cột, đầu mối trong nước để tạo ra trụ đỡ.

Bà Nguyễn Thị Lan phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Vinh
Bà Nguyễn Thị Lan phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Vinh

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐBQH Đoàn TP Hà Nội nêu vấn đề, hiện nay khoa học công nghệ đang có nhiều điểm nghẽn cần Chính phủ và các bộ ngành khơi thông để tháo gỡ. Theo đó cần thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, sản phẩm nghiên cứu. “Thực hiện nhiều kết quả nghiên cứu nhưng làm thế nào để kết quả này có thể chuyển giao vào thực tiễn để các doanh nghiệp, cơ sở có thể tiếp nhận các kết quả nghiên cứu này, hay các thành quả nghiên cứu của các viện, trường đại học”-bà Lan kiến nghị.

Bà Lan cũng đề nghị, khơi thông điểm nghẽn về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. “Cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ ngành quan tâm đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ học phí cho các em có học lực giỏi tại các vùng nông thôn, có chính sách để sau này các em có thể trở về quê hương để công tác và cống hiến”-bà Lan bày tỏ.

Ông Lê Quân phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Vinh.
Ông Lê Quân phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Vinh.

Liên quan đến vấn đề đầu tư công, GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội, ĐBQH Đoàn TP Hà Nội kiến nghị, Quốc hội sớm tính toán, nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan đến quản lý vốn ODA đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Dẫn chứng, Đại học quốc gia Hà Nội phải mất 3 năm để giải ngân vốn ODA vì luật “vô lý” khi quy định tỷ lệ vay lại 40%. “Với một đơn vị đại học không ai vay cả. Không ai làm giáo dục để có khả năng trả nợ. Do đó phải mất thời gian dài để giải ngân. Các bộ ngành biết nhưng thiếu cơ chế để xử lý nhanh nên cần xem xét sửa đổi Luật Đầu tư công, tháo gỡ các quy định về ODA. ODA chi phối rất nhiều, nhất là trong kế hoạch phát triển của quốc gia trong 10 năm tới cho nên vẫn phải dùng ODA”-ông Quân nói.



Nguồn: https://daidoanket.vn/bon-giao-su-thuoc-doan-dbqh-ha-noi-hien-ke-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-dat-nuoc-10293148.html

Cùng chủ đề

Quốc hội ‘chốt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 4.900 USD

Theo nghị quyết được thông qua, Quốc hội quyết nghị mục tiêu năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu 7 - 7,5%. Chiều 12-11, với 424/426 đại biểu Quốc hội có mặt tán...

Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp: Làm sao để vượt qua rào cản thương mại

Niềm vui đang lan tỏa khắp các bản làng ở Mường Ảng, Điện Biên khi giá cà phê tươi bất ngờ tăng vọt từ 8-10 nghìn đồng/kg lên 16-17 nghìn đồng/kg. Với nhiều hộ nông dân, đây được xem là một “mùa bội thu”. Ông Nguyễn Văn Hải, một nông dân ở xã Ảng Nưa, huyện Mường Ảng chia sẻ: “Gia đình tôi rất phấn khởi vì giá cà phê năm nay cao hơn hẳn so với mọi...

Phấn đấu tăng trưởng cả năm trên 7%

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%. Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới Chính sách tiền tệ...

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

Các dự án phát triển hạ tầng giao thông giúp người dân miền núi cải thiện cuộc sống

Ngày 9/11, tại Gia Lai đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vùng miền Trung - Tây Nguyên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Bản tin Mặt trận sáng 13/11

Bản tin Mặt trận sáng 13/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Ủy ban Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampot thăm tỉnh Kiên Giang; Quảng Nam: Chủ tịch Mặt trận tỉnh chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Pà Ong… ...

Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. ...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Ngày hội Đại đoàn kết ở Vĩnh Phúc

Tối 12/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - Ngày hội văn hóa Quân - Dân thôn Chiến Thắng, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. ...

Ủy ban Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampot thăm tỉnh Kiên Giang

Chiều 12/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang đón tiếp đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Kampot đến thăm, chúc mừng Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền Thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 -18/11/2024). ...

Bài đọc nhiều

Tập trung đầu tư để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành là cực tăng trưởng của khu vực phía Nam, là trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước. Tuy nhiên nơi đây đang được xem là...

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. ...

Chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn. ...

UBND tỉnh Cà Mau có tân Chủ tịch

Ngày 11/11, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND tỉnh thống nhất bầu ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. ...

TP Đông Triều sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập

Sau sáp nhập các xã phường trên địa bàn, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đang khẩn trương sắp xếp lực lượng cán bộ dôi dư. Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhậpTheo Nghị quyết số 1199 của Ủy...

Cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN - BAO TRÙM - TĂNG TRƯỞNG ...

Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Ngày 12/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam; khởi động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau và ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc. ...

Ông Đỗ Văn Tiến giữ chức Phó Giám đốc Sở Tài chính

Ngày 12/11, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND về công tác cán bộ. Ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phải bứt phá, phải tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải bứt phá, phải tăng trưởng, và đây là điểm nghẽn phải tháo gỡ trong không những nhiệm kỳ này mà còn nhiệm kỳ tới. Phải bứt phá, tăng trưởngChiều 12/11, Quốc hội...

Muốn nâng cao hiệu quả bộ máy phải phân cấp, phân quyền

Chiều 12/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tái khởi động dự án điện hạt nhân Trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã...

Mới nhất

Chốt chưa tăng lương hưu trong năm 2025

Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025. ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển

Phó Chủ tịch đề nghị Chính phủ Thụy Điển tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Tiếp tục chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, ngày 12/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân...

Chỉ số thông thạo tiếng Anh: Việt Nam đứng thứ 63 trong 116 quốc gia khảo sát

Chỉ thống thông thạo tiếng Anh EPI của Việt Nam năm 2024 giảm so với năm 2023, dẫn đến sự tuột bậc trên bảng xếp hạng. ...

Hang Kia, Pà Cò – điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông Hòa Bình

Hai xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm có mây, sương mù bao phủ với hình thái thời tiết của 4 mùa trong một ngày. Du lịch tại Hang Kia, Pà Cò, du khách...

Cà phê – thức uống nhiều lợi ích tiềm năng

Cà phê là một trong những thức uống được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều người cho rằng cà phê chứa chất kích thích có thể ảnh hưởng chức năng tuyến giáp. Thực tế đây là thức uống nhiều lợi ích tiềm năng. ...

Mới nhất