Xác định quan điểm chuyển đổi số là giải pháp đột phá, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm thúc đấy phát triến kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của tỉnh. Hà Giang đã và đang tích cực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đồng bộ trên cả ba trụ cột gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế – xã hội tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Người dân tìm hiểu các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang trên sàn giao dịch thương mại điện tử – Nguồn:baohagiang.vn.
Với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành, cả trong khu vực công và khu vực tư để triển khai Chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh. Phát triển kinh tế số, xã hội số giúp người dân giàu có hơn, hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa tỉnh Hà Giang phát triển nhanh và bền vững.
Về phát triển kinh tế số theo đó mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%, tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Đối với phát triển xã hội số đến năm 2025 tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%, tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%, tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 70%, tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%, tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%, tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%, tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%.
Đề án 06 là một trong những điểm sáng của chuyển đổi số trong 2 năm qua.
Trong đó, cụ thể là triển khai mở rộng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ kết nối trực tuyến; thử nghiệm hệ thống hỏi đáp tự động về dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; kết nối nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia của các bộ ngành, trung ương; kết nối hệ thống định danh, xác thực điện tử; xây dựng tài liệu hướng dẫn Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia công tác chuyển đổi số ở các thôn bản trên địa bàn tỉnh; phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 3.0 và kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh phiên bản 1.0 theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông; kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban điều hành chuyển đổi số của tỉnh, phát huy vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong công tác chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin.
Cùng với việc thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; điều tra, khảo sát, thống kê, đo lường, đánh giá chỉ số phát triển, ảnh hưởng tác động; thuê, mua sử dụng, thúc đẩy phát triển các nền tảng số; tạo lập, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ, sử dụng dữ liệu số; đảm bảo an toàn thông tin mạng; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực số, kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; hỗ trợ, tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp; thông tin, tuyên truyền. Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ 05 nhóm tiện ích đã xác định trong Đề án 06 của Chính phủ. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo đảm quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế số, xã hội số.
Với các doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh trong đó các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp bưu chính ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng số, hạ tầng bưu chính rộng khắp trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, cùng với các cơ quan nhà nước tham gia đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng các kỹ năng số, động phát triển các nền tảng số, tham gia Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia, giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng hệ sinh thái nội dung hấp dẫn, lành mạnh để tạo thói quen trực tuyến cho người dân. Tiên phong chuyển đổi số, phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành; chuyển đổi thành các doanh nghiệp công nghệ số, hình thành hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số xung quanh mảng kinh doanh lõi.
Kim Oanh