Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổThủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ...

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16.

Đứng trước nhiều câu hỏi lớn

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (23-24/10), Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng định hướng thảo luận cho Hội thảo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng, thế giới hiện đang ở một bước ngoặt sâu sắc. Sự chuyển dịch sang một thế giới đa cực không còn là một cuộc tranh luận học thuật trừu tượng. Đây là một thực tế đang diễn ra, đang định hình lại trật tự toàn cầu theo những cách thức vẫn còn chưa chắc chắn và nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây ra thảm họa.

Trong khi đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chỉ ra rằng, niềm tin vào các thể chế và chuẩn mực đã được thiết lập đang bị hao mòn. Khi niềm tin vào các khuôn khổ đa phương bị suy yếu, các biện pháp đơn phương sẽ thắng thế, bất chấp lợi ích của những bên khác và của cộng đồng toàn cầu. Điều này thu hẹp không gian đối thoại, ngoại giao và hợp tác, đẩy quốc phòng và răn đe lên hàng đầu trong các ưu tiên chiến lược của nhiều quốc gia.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, thế giới đang ngày càng trở nên phân cực, với ranh giới giữa “đúng” và “sai”, “sự thật” và “sự dối trá” bị lu mờ và lẫn lộn. Những “thông tin” và “câu chuyện” rất mâu thuẫn lẫn nhau đang được các bên tuyên truyền, đôi khi được phóng đại thông qua các công nghệ đột phá mới như trí tuệ nhân tạo.

Sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày nay không chỉ đơn thuần là về tài nguyên, lãnh thổ hoặc không gian hàng hải, không chỉ để thống trị về thương mại, công nghệ và năng lực quân sự, mà quan trọng là còn để thống trị các ý tưởng và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai.

Đây cũng là một “cuộc chiến nhận thức” – một cuộc đấu tranh để “kể” những câu chuyện làm nền tảng nhận thức cho các tranh chấp và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.

Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định, trong bối cảnh đó, việc Học viện Ngoại giao lựa chọn chủ đề cho Hội thảo Biển Đông năm nay, “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”, không thể kịp thời hơn.

Nhiều câu hỏi quan trọng được đặt ra như: Cơ sở của những câu chuyện này có vững chắc không? Chúng có dựa trên các giá trị và chuẩn mực được công nhận rộng rãi không? Làm thế nào chúng ta có thể định hướng giữa các câu chuyện cạnh tranh để bảo vệ lập trường của mình và duy trì sự bình yên và sáng suốt của tâm trí?

Tương tự như vậy, làm thế nào các cường quốc tầm trung và các quốc gia thành viên ASEAN có thể duy trì tầm nhìn và kể câu chuyện quốc gia của họ, đồng thời duy trì quyền tự chủ chiến lược và sự tự cường khu vực?

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt
Các đại biểu dự Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 chủ đề “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực”.

Nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu

“Giống như một thuỷ thủ cần một ngôi sao chỉ đường để tìm phương hướng, chúng ta cần các luật lệ và nguyên tắc đã được thiết lập để neo giữ các chính sách và hành động của mình”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt bày tỏ.

Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng cho rằng không thấy bất kỳ chuẩn mực và nguyên tắc nào phù hợp hơn đối với Biển Đông so với những chuẩn mực và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

“Việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu, vì nó cung cấp một khuôn khổ chung để các quốc gia giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và hợp tác”.

Năm nay kỷ niệm 30 năm ngày UNCLOS có hiệu lực. Cột mốc quan trọng này mang lại cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của Công ước, một khuôn khổ pháp lý toàn diện mà theo đó mọi hoạt động trên biển và đại dương phải tuân thủ và là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trên không gian biển và rằng tính toàn vẹn của Công ước cần phải được duy trì.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, sự phát triển của các thỏa thuận thực hiện UNCLOS trong những năm qua đã nhấn mạnh cam kết lâu dài của các quốc gia đối với Công ước. Ví dụ gần đây nhất và đáng chú ý nhất là thỏa thuận phân định Vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 giữa Việt Nam và Indonesia.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng dẫn chứng thêm một phần trong cam kết không lay chuyển của Việt Nam đối với UNCLOS là Việt Nam đã lần đầu tiên đề cử ứng cử viên vào vị trí Thẩm phán Tòa án quốc tế Luật biển (ITLOS) cho nhiệm kỳ 2026-2035: đó là Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam.

“Chúng tôi tin tưởng, nếu được bầu, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh sẽ cống hiến hết mình cho ITLOS và đóng góp hiệu quả vào công việc của ITLOS, điều này cũng thể hiện trên thực tế cam kết mạnh mẽ và liên tục của chúng tôi đối với UNCLOS và rộng hơn là đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt chia sẻ.

Thông điệp về tầm nhìn, các chuẩn mực trân quý

Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc gần đây là minh chứng mạnh mẽ cho quyết tâm chung của chúng ta trong việc đương đầu với những thách thức đối với nhân loại thông qua hợp tác đa phương.

Để làm sáng rõ điều đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt dẫn lại phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “Chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau”, rằng phải “tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”, và rằng “Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu…”.

Theo Thứ trưởng, đó là những lời tâm huyết nhất về tầm nhìn, câu chuyện và các chuẩn mực trân quý của Việt Nam về tương lai chung, khi “chúng ta giương buồm tiến vào một kỷ nguyên mới”.

Trong kỷ nguyên mới đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho rằng Biển Đông sẽ là cầu nối của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, một trung tâm năng động đối với tăng trưởng và thịnh vượng toàn cầu.

Biển Đông sẽ đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một giao điểm văn hóa nơi các nền văn minh giao thoa và là cầu nối giữa các trung tâm quyền lực của thế giới.

Do vậy, theo Thứ trưởng, ASEAN cần được tin tưởng và sử dụng bởi tất cả các bên, nhất là trong vai trò là tổ chức trung gian, hoà giải, tổ chức cung cấp khuôn khổ cho các kết nối và tương tác, bởi vì các nguyên tắc cởi mở, dung nạp, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong khi không đe dọa bất kỳ bên nào.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp …

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về nỗ lực của Việt Nam trong việc …

Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do vậy, quản lý rủi ro …

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực

Sáng ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn …

Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát …





Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-do-hung-viet-noi-ve-chuan-muc-tai-bien-dong-thuy-thu-can-ngoi-sao-dan-duong-chung-ta-can-luat-le-neo-giu-291138.html

Cùng chủ đề

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Tin thế giới 1/11: Ngoại trưởng Nga-Triều hội đàm, Israel nêu điều kiện ngừng bắn với Hezbollah, Moscow vạch trần “thỏa thuận ngầm” Ukraine

Quan chức Mỹ cáo buộc nước ngoài can thiệp bầu cử, Nhật Bản - EU ký hiệp ước an ninh - quốc phòng mới, Nga triển khai vũ khí siêu thanh tới các vùng biển xa, Lebanon cáo buộc Israel "từ chối" ngừng bắn, Thủ tướng Malaysia thăm Trung Quốc… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hải quân Trung Quốc lần đầu tập trận với cả 2 tàu sân bay ở Biển Đông

(CLO) Hai tàu sân bay đang hoạt động của hải quân Trung Quốc - Liêu Ninh và Sơn Đông - đã hoàn thành cuộc tập trận tàu sân bay kép đầu tiên ở Biển Đông, theo CCTV đưa tin hôm 31/10. ...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Israel phá đường dây gián điệp Iran, Ukraine “kêu” Mỹ tăng hỗ trợ quân sự, Nga triệu Đại sứ Phần Lan phản đối tịch...

Nga tố phương Tây phá hoại không gian số, Venezuela triệu hồi Đại sứ tại Brazil về nước, Quân đội Triều Tiên xuất hiện tại Donetsk, Iran có thể tấn công Israel trước bầu cử tổng thống Mỹ, Hamas bác bỏ lệnh ngừng bắn ngắn hạn ở Gaza, Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài EEZ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới, nhưng sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá. Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía...

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập từ 15/12/2024 được quy định tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.

Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng...

Thống đốc bang Washington ngày 1/11 cho biết ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Việt Nam ‘mở cửa’ kỷ nguyên số

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới" đã tạo ra bước đột phá trong việc nhận thức về tiến trình chuyển đổi số đúng với bản chất, vai trò và vị trí đối với sự phát triển của đất nước.

Bài đọc nhiều

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại Anh

Một tiết mục biểu diễn tại chương trình. ...

Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Ông Ngô Thanh Phong, 47 tuổi, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; là Thuyền trưởng tàu cá QNg 95179 TS gặp nạn trên biển do bị bỏng nặng. Trước đó, khoảng 22 giờ, ngày 29/10/2024, bệnh nhân đi kiểm tra bếp nấu...

Sớm nâng cấp lối mở A Pa Chải (Điện Biên) – Long Phú (Trung Quốc) thành cửa khẩu song phương

Ngày 29/10, tại Thành phố Phổ Nhĩ (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã diễn ra hội đàm giữa Đoàn đại biểu Chi đội Quản lý biên giới Phổ Nhĩ, Trạm Kiểm tra Biên phòng Xuất Nhập cảnh Mường Khang (Trung Quốc) với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên (Việt Nam). Hội đàm giữa Đoàn đại biểu...

Nếp sống mới ở bản biên giới Ché Lầu

Ché Lầu là một trong những bản biên giới khó khăn của xã biên giới Na Mèo thuộc huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Bản được hình thành từ năm 1989 trong những lần di cư của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Nhi Sơn và xã Pù Nhi của huyện Mường Lát. Bản nằm chông chênh trên sườn những đỉnh núi cao, nên trước khi chưa có đường, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đường đi...

Việt Nam – Lào – Campuchia nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu...

Sáng 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng, làm việc tại Thủ đô Vientiane, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet tại cuộc ăn sáng làm việc. Ảnh: VGP Tại cuộc gặp, ba Thủ tướng nhấn mạnh truyền thống đoàn...

Cùng chuyên mục

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Tăng cường phối hợp trong công tác đối ngoại nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài

(ĐCSVN) - Ngày 31/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh phối hợp với Thành đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân và người Việt Nam ở...

Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Ông Ngô Thanh Phong, 47 tuổi, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; là Thuyền trưởng tàu cá QNg 95179 TS gặp nạn trên biển do bị bỏng nặng. Trước đó, khoảng 22 giờ, ngày 29/10/2024, bệnh nhân đi kiểm tra bếp nấu...

Ươm mầm hữu nghị biên cương

Bước lên sân khấu của chương trình "Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào: Sắt son một niềm tin" vào tháng 10/2024 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cô bé Nang Tùn Pheng Khăm Sỉ, học sinh lớp 11 trường PTTH cụm Xi Bun Hâu, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) rạng rỡ nở nụ cười khi gặp lại những người lính biên phòng Việt...

Thủ tướng đề nghị sớm thành lập Hội người Việt Nam tại Saudi Arabia

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; sớm tiến thành lập Hội Người Việt Nam tại Saudi Arabia... Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, tối 29/10 theo giờ địa phương tại thủ đô Riyadh, Thủ...

Mới nhất

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số

Vừa qua, Đoàn công tác của Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có đợt kiểm tra, khảo sát về việc “Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030" tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh...

Đơn vị vận chuyển tăng tốc đầu tư hạ tầng

Đẩy mạnh đầu tư kho bãi, tăng cường dịch vụ để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm thiểu chi phí… đang là cuộc đua của nhiều doanh nghiệp giao nhận nhằm tiếp tục mở rộng thị phần. Đẩy mạnh đầu tư kho bãi, tăng cường dịch vụ để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm...

Khó nhưng vẫn chọn, vì sao?

Đề tham khảo tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được đánh giá là dài và khó, nhất là khi phải...

Hết thời khan hiếm nguồn cung, tại sao giá nhà vẫn tăng?

Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án hoàn thành, được cấp phép mới và đủ điều kiện bán nhà “trên giấy" đều tăng lên trong quý III/2024. Tuy nhiên, khi nguồn cung đã dồi dào, thị trường vẫn có những lý do khiến giá nhà tăng cao. Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án hoàn thành, được cấp...

Mới nhất