Trang chủDestinationsKon TumKhông đùn đẩy trách nhiệm

Không đùn đẩy trách nhiệm



08/05/2023 13:08


Có những sự mơ hồ không đáng có trong giải quyết thủ tục hành chính, khiến người dân bức xúc, gây trở ngại cho việc cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính công. Mà một trong những nguyên nhân của tình trạng ấy là sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Vì đặc thù nghề nghiệp, tôi biết những câu chuyện với nhiều uẩn khúc liên quan đến thủ tục hành chính và cơ quan, cá nhân có trách nhiệm giải quyết.

Gần đây nhất, anh bạn tôi bức xúc kể về cán bộ chức năng phường nọ, vì ngại “chưa có tiền lệ”, “đâu phải trách nhiệm của mình”, đã thẳng thừng từ chối xác nhận đơn, dù hợp lệ và hợp pháp, của anh.

Từ những câu chuyện có thật như vậy, tôi nhận ra rằng, luôn có những sự né tránh, đùn đẩy trách nhiệm không đáng có trong giải quyết thủ tục hành chính, khiến người dân bức xúc, gây trở ngại cho việc cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính công.

Chỉ đáng buồn, các ý kiến phản ánh của người dân thường chung chung, không nêu đích danh, cụ thể. Tuy bức xúc vì kiểu “né tránh, đùn đẩy tách nhiệm”, nhưng không ít người dân và doanh nghiệp lại e ngại, sợ đụng chạm, nên cũng… né tránh luôn.








Đối thoại trực tiếp với người dân để làm rõ trách nhiệm. Ảnh: H.L

 

Hoạt động hành chính có đặc trưng là gắn với đời sống thường nhật của người dân và bao quát mọi lĩnh vực xã hội. Những nỗ lực, dù từ cá nhân hay tổ chức, nhằm giúp nâng cao hình ảnh cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tuy nhiên, có những cán bộ, công chức, viên chức lại né tránh trách nhiệm, tìm cách đẩy sang cho người khác, đẩy lên cho cấp trên, đẩy cho cấp dưới, thậm chí đẩy vào… ngăn kéo (không làm gì cả) chính công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.

Bệnh này vốn dĩ đã có từ lâu trong bộ máy hành chính. Thông thường được chia thành 2 “đội”: Với những cán bộ vốn dĩ thiếu năng lực, trình độ chuyên môn yếu thì luôn e dè, làm gì cũng sợ sai, nên an phận, giữ ghế.

Còn với những cán bộ vốn dĩ đã thiếu ý thức trách nhiệm, thì luôn thuộc lòng câu “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai”.

Nhưng căn bệnh này “nặng” hơn sau những vụ khởi tố, bắt giam một số nguyên lãnh đạo các thời kỳ, liên quan đến các sai phạm về đất đai, dự án ở các tỉnh, thành phố.

Những lời đồn kiểu: Biết gì không, ông A sắp bị “sờ gáy” rồi đấy? hay “ông C sắp bị kiểm điểm trách nhiệm vì dám vượt rào” luôn được “rỉ tai” nhau và lây lan với tốc độ chóng mặt. Nên càng ngày, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm càng bộc lộ rõ.

Hậu quả của sự đùng đẩy, né tránh trách nhiệm là quá trình xử lý công việc bị kéo dài, gây cản trở và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; cá biệt có nơi rất trì trệ, làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra.

Đặc biệt, với những công việc nhạy cảm, phức tạp liên quan tới nhiều cơ quan, sở, ban, ngành, địa phương, như giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm càng gây tác hại.

Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Trong đó, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong chấp hành pháp luật, quy chế làm việc còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Xu hướng ưu tiên sự an toàn của bản thân, áp dụng triết lý “làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều, không làm không sai” đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ người đứng đầu, người có trách nhiệm.

Mặt khác, tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức còn chung chung, chưa tạo động lực cho cán bộ có tâm, có tài tích cực cống hiến, và chưa răn đe được cán bộ lười biếng, an phận thủ thường, “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ công vụ chưa được quan tâm đúng mức.








Không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trước dân. Ảnh: HL

 

Để tránh tình trạng người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, không khéo lại thua thiệt, rủi ro, còn người ù lỳ, không làm gì cả, thì lại hưởng lợi, Đảng ta đã kịp thời có Kết luận số 14- KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Mới đây, ngày 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 280/CĐ-TTg về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương.

Công điện nêu rõ, gần đây, thực tế ở một số bộ, cơ quan, địa phương và một bộ phận cán bộ, công chức đã xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, có tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền.

Có trường hợp đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc sang các bộ, cơ quan khác, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan, địa phương.

Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh tinh thần dám nói, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của đất nước, của nhân dân tại các bộ, cơ quan, địa phương và của cán bộ, công chức; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

Trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước- Công điện nêu rõ.

Nâng cao sức cạnh tranh của một địa phương không chỉ nằm ở sự thực  thi đúng các quy định và luật pháp, mà còn phụ thuộc vào tinh thần phục vụ và ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo vì lợi ích chung của những người thực thi công vụ.

Tất nhiên, dám nghĩ dám làm không đồng nghĩa với làm liều, làm ẩu. Dám làm vì lợi ích chung khác với dám làm nhằm vụ lợi. Mặt khác, người làm sai rõ ràng phải chịu tội, người dám làm và làm đúng cần được bảo vệ.       

Hồng Lam





Source link

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu về dự án Luật Điện lực …

Trước đó, tại phiên thảo luận tại Tổ diễn ra vào chiều ngày 26/10, Bộ Công Thương đã nhận được 104 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) và đánh giá cao sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt...

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí;...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế,...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội...

Mới nhất