Trang chủNewsThời sựMột số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam...

Một số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam học tập, vì sao?

Không chỉ chào đón người học từ Việt Nam, một số nước còn chú trọng hỗ trợ sinh viên bản địa đến Việt Nam học tập, thực tập… để hiểu thêm về văn hóa và con người.
 
Một số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam học tập, vì sao?

Phụ huynh và học sinh tìm hiểu về cơ hội du học New Zealand trong một hội thảo mới đây tại TP.HCM do chính phủ nước này tổ chức

ẢNH: NGỌC LONG

Trở thành điểm đến giáo dục quốc tế tại khu vực Đông Nam Á là một trong những mục tiêu mà ngành giáo dục ĐH của Việt Nam hướng tới, nhất là ở bối cảnh nhiều nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan, Singapore ngày càng thu hút du học sinh. Ở chiều ngược lại, một số nước như New Zealand, Úc cũng đang vận hành nhiều chương trình đưa sinh viên bản địa đến Việt Nam để tìm hiểu về con người và văn hóa châu Á.

Tài trợ toàn phần đến Việt Nam

Trao đổi với Thanh Niên bên lề ngày hội giáo dục New Zealand tổ chức cuối tuần trước ở TP.HCM, ông Ben Burrowes, quyền Giám đốc điều hành khối quốc tế ở Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), nói Việt Nam là nước duy nhất được tất cả các phân khúc giáo dục của New Zealand đầu tư trong số các thị trường trọng điểm, từ trung tâm tiếng Anh, trường phổ thông, trường phi công đến các cơ sở giáo dục ĐH…

Không chỉ hào hứng đón người học Việt Nam, ông Burrowes nói cũng muốn thấy nhiều sinh viên New Zealand đến Việt Nam hơn. Để thúc đẩy điều này, ENZ đang có chương trình Học bổng Thủ tướng cho châu Á (PMSA), tài trợ sinh viên New Zealand bậc ĐH, sau ĐH đến các nước châu Á để tham gia các khóa học ngắn hạn, chính quy hay đi thực tập, nghiên cứu trong thời gian quy định.

“Chúng tôi đang muốn khuyến khích nhiều sinh viên đến Việt Nam hơn thay vì chỉ chọn Trung Quốc hoặc Singapore. Sự dịch chuyển hai chiều này giúp công dân New Zealand nhận được nhiều giá trị. Bởi, khi đến một nơi mà bạn là thiểu số, bạn sẽ học được cách đối nhân xử thế, cách để cảm thấy được chào đón, cũng như học hỏi thêm từ những nền văn hóa, quan điểm khác biệt, phục vụ cho hành trình sau này”, lãnh đạo ENZ nhìn nhận.

Theo ENZ, từ 2013 đến nay, 3.685 công dân New Zealand đã đến châu Á và Mỹ Latinh thông qua các chương trình Học bổng của Thủ tướng cho châu Á. Riêng ở châu Á, sinh viên bản địa có thể chọn một trong những điểm đến: Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan hoặc Việt Nam với thời lượng chương trình tối thiểu 6 tuần.

Sinh viên nước ngoài hỗ trợ Việt Nam

Tại Úc, chính phủ nước này đã khởi động Kế hoạch tân Colombo (NCP) vào năm 2014, một sáng kiến nhằm giúp sinh viên Úc có thêm kiến thức sâu sắc, hiểu biết về châu Á đồng thời tăng cường liên kết nhân dân các nước. NCP có 2 loại, một là chương trình học bổng lên đến 19 tháng để học khóa chính quy, ngôn ngữ, thực tập và nhận cố vấn; hai là chương trình trao đổi linh hoạt cho các khóa chính quy, ngôn ngữ, thực tập, nghiên cứu… ngắn hơn.

Một số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam học tập, vì sao?

Nhóm sinh viên Úc thuộc chương trình NCP tham quan Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức vào năm 2022

ẢNH: HUB

Tại Việt Nam, chương trình NCP đã được triển khai từ đầu năm 2014, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho biết trong một thông cáo báo chí. Chương trình mang đến cơ hội cho sinh viên Úc học tập tối đa một năm tại các trường ĐH đồng thời có thể đi thực tập ở doanh nghiệp địa phương như một phần trong chương trình đào tạo. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Úc, hơn 5.000 sinh viên Úc đã đến Việt Nam tính đến năm 2024.

Bình luận trên tờ ABC News gần đây, giáo sư Trần Thị Lý cùng học giả danh dự Trevor Goddard từ ĐH Deakin (Úc), cho rằng các đối tác, cộng đồng địa phương rất mong muốn được tham gia sâu hơn vào việc thiết kế, thực hiện các chương trình NCP. Khi hiểu và tôn trọng mong muốn này, vị thế của họ sẽ là đối tác phát triển bình đẳng, thay vì chỉ là “người tiếp nhận” thụ động các sáng kiến từ Úc.

Đây là kết quả nghiên cứu sau khi nhóm tác giả khảo sát 1.371 sinh viên, cựu sinh viên từ 40 ĐH Úc, cùng 298 cuộc phỏng vấn với những cộng đồng ở Úc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Và không chỉ giúp sinh viên Úc, NCP còn có thể hỗ trợ các cộng đồng sở tại thực hiện được những mục tiêu riêng, như củng cố quan hệ hợp tác với các ĐH và tổ chức Úc, nâng cao hình ảnh và trách nhiệm xã hội…

Chẳng hạn, một đối tác Việt Nam cho biết sự có mặt của sinh viên Úc thông qua chương trình NCP giúp quảng bá thương hiệu của trường và thu hút thêm sinh viên địa phương. Trong khi đó, một tổ chức phi chính phủ Việt Nam chia sẻ sinh viên Úc đã cùng hợp tác với sinh viên Pháp để quảng bá du lịch Đà Bắc (Hòa Bình) khi làm phim giới thiệu cảnh đẹp và văn hóa ở nơi đây, sau đó được đăng trên trang web du lịch của vùng này.

Theo tin từ Bộ Ngoại giao Úc, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong hồi tháng 8 công bố sẽ thực hiện 3 thay đổi chính với NCP từ năm 2025, trong đó nêu rõ sẽ tăng gấp đôi số học bổng dài hạn cho các trường ĐH, tập trung mạnh hơn vào việc học ngôn ngữ bản địa, tăng thời lượng tối thiểu của các khóa trao đổi ngắn hạn từ 2 lên 4 tuần… nhằm giúp sinh viên phát triển tốt hơn, cũng như để chương trình NCP hiệu quả hơn.

Thanhnien.vn

Nguồn: https://thanhnien.vn/mot-so-nuoc-phuong-tay-muon-dua-sinh-vien-den-viet-nam-hoc-tap-vi-sao-185241025150929847.htm

Cùng chủ đề

Vị thế quốc tế mới đưa Việt Nam bước vào ‘kỷ nguyên vươn mình’

Ngày 23/9/2024, trong bài phát biểu chính sách tại Đại học Columbia (Mỹ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: “Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của...

Trên đất nước Lào, nơi đâu cũng có dấu chân của Quân tình nguyện Việt Nam

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì Hội thảo khoa học với chủ đề "Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm". Phát biểu tại hội thảo, Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, cách đây 75 năm, ngày 30/10/1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...

Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hoàn thành tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga. Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chia sẻ về kết quả của việc tham dự Hội nghị này? Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà...

Việt Nam lần đầu tiên góp mặt tại chung kết Thế vận hội của giới ẩm thực Bocuse d’Or

Đội tuyển Việt Nam lọt vào top 5 đội xuất sắc nhất tại vòng tuyển chọn Bocuse d’Or khu vực châu Á - Thái Bình Dương. ...

IMF: Việt Nam sẽ tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, chú ý thách thức từ lạm phát

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2024 với mức GDP dự kiến đạt 6,1%. Tuy nhiên, sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên 4,1% đặt ra thách thức lớn trong việc kiểm soát lạm phát. Theo dự báo mới nhất từ báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2024 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam sẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa tình yêu biển đảo

Tình yêu biển đảo không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Những năm qua, bằng các hoạt động xã hội đầy ý nghĩa, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để lan tỏa tình yêu biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền Tổ quốc.   Với sứ mệnh bảo vệ chủ quyền biển đảo và thực thi pháp luật trên biển, Cảnh...

‘Làm sao có thể an lòng trong văn phòng tiện nghi của mình…’

Nói về vấn đề kiên cố hóa trường lớp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng chưa thể an lòng trong ngôi nhà chắc chắn, ấm áp hay văn phòng tiện nghi, hiện đại khi mà cả nước còn hàng chục...

ông Trump bằng điểm bà Harris

Báo The New York Times và Đại học Siena vừa công bố kết quả khảo sát cuối cùng trước kỳ bầu cử Mỹ cho thấy hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris có tỷ lệ ủng hộ cân bằng. ...

Bài đọc nhiều

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố.21 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

Visimex cùng doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm tại Pháp

Từ ngày 19 – 23/10/2024, tại Thủ đô Paris, Pháp đã diễn ra Hội chợ Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Sial Paris 2024 (Sial Paris 2024). Nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu tại Châu Âu, đồng thời thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ hàng thực phẩm...

1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập miễn phí tại Nga

NDO - Hiện nay có khoảng hơn 3.000 sinh viên đang học tập tại Liên bang Nga, trong số đó có 2.300 sinh viên đang học tập theo diện học bổng, hiệp định hoặc theo các chương trình hợp tác giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an... Đại diện các trường đại học Nga tại buổi gặp mặt báo chí ở Hà Nội. (Ảnh THÚY QUỲNH) Ngày 24/10, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức...

Sinh Tồn Đông: Nơi tình yêu Tổ quốc hóa thành sức mạnh

Đến với đảo Sinh Tồn Đông, giữa biển trời mênh mông Tổ quốc, tất cả đều được chứng kiến cuộc sống và sự cống hiến thầm lặng của những người lính đảo nơi đầu sóng ngọn gió. Vietnamplus.vn

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế của FTA, dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đến hết năm 2024 ước đạt 26-27 tỷ USD. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này tại Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa tình yêu biển đảo

Tình yêu biển đảo không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Những năm qua, bằng các hoạt động xã hội đầy ý nghĩa, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để lan tỏa tình yêu biển đảo đến mọi tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền Tổ quốc.   Với sứ mệnh bảo vệ chủ quyền biển đảo và thực thi pháp luật trên biển, Cảnh...

Tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong lập quy hoạch

Đại biểu Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu kỹ để có sự thống nhất trên toàn hệ thống, tránh chồng chéo nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm trong lập quy hoạch. Sáng nay (25.10), tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Phát biểu tại hội trường, đại biểu Quốc...

Tổng thống Mỹ xin lỗi vì chính sách trường nội trú cho người bản địa

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức xin lỗi vì vai trò của chính phủ trong việc ép trẻ em bản địa vào trường nội trú, nơi nhiều trẻ bị lạm dụng thể chất và tình dục, khiến gần 1.000 trẻ tử vong. ...

Ông Trump dẫn trước bà Harris trong cuộc thăm dò toàn quốc

Cuộc thăm dò mới nhất do HarrisX/Forbes thực hiện cho thấy ông Trump dẫn trước bà Harris 2 điểm phần trăm trên toàn quốc. Cuộc thăm dò của CNBC cũng cho thấy kết quả tương tự.   Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris - Ảnh: THE HILL Trong cuộc thăm dò toàn quốc mới nhất của tạp chí Forbes phối hợp với công ty tư vấn chiến lược, phân tích dữ...

Chàng trai bỏ tiền túi xây thư viện miễn phí, 6 năm vẫn bị gọi là ‘kẻ điên’

Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người. Vay nợ để mở thư viện miễn phí Gần 14h, Hoàng Quang Khải (SN 1996, trú tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đến thư viện nhỏ của mình mở cửa, bật điều hòa, xếp ngay ngắn bàn ghế và các đầu sách để sẵn sàng...

Mới nhất

Lý do Bộ GD&ĐT đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945

Đề xuất này được Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT đang được lấy ý kiến rộng rãi.Theo dự thảo, nhóm học sinh là "con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày...

Lớp học SAT đặc biệt trên hành trình đi để trở về của Quán quân Olympia

Trên hành trình vươn ra biển lớn để trở thành những công dân toàn cầu, thế hệ trẻ Việt Nam không thể thiếu một “bàn đạp” quan trọng – đó chính là tiếng Anh. Là chìa khóa mở ra cánh cửa tri thức và cơ hội, tiếng Anh không chỉ là công cụ học tập, mà còn là phương tiện để các bạn trẻ khám phá bản thân, mở rộng thế giới quan và đón nhận những trải nghiệm mới mẻ từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Ông Trump dẫn trước bà Harris trong cuộc thăm dò toàn quốc

Cuộc thăm dò mới nhất do HarrisX/Forbes thực hiện cho thấy ông Trump dẫn trước bà Harris 2 điểm phần trăm trên toàn quốc. Cuộc thăm dò của CNBC cũng cho thấy kết quả tương tự.   Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris - Ảnh: THE...

Chàng trai bỏ tiền túi xây thư viện miễn phí, 6 năm vẫn bị gọi là ‘kẻ điên’

Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người. Vay nợ để mở thư viện miễn phí Gần 14h, Hoàng Quang Khải (SN 1996, trú tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đến thư viện...

Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam sẽ bị can thiệp như thế nào?

Ngày 24/10, Chính phủ ban hành Nghị định số 139 quy định thể thức bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. ...

Mới nhất