Trang chủNewsThời sựLàng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ...

Làng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ Chương trình MTQG 1719

Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hoàn tất. Tính đến nay, toàn bộ 10/10 huyện, thành phố Cao Bằng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS. Qua đó, Đại hội, hội nghị cấp huyện, thành phố cũng đã chọn cử đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV – năm 2024, dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2024.Sáng 25/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hoàn tất. Tính đến nay, toàn bộ 10/10 huyện, thành phố Cao Bằng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS. Qua đó, Đại hội, hội nghị cấp huyện, thành phố cũng đã chọn cử đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV – năm 2024, dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2024.Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.Hơn 10 ngày nay, người dân sinh sống ở các đường phố trong khu vực nội thị Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cảm thấy lo lắng, bất an khi tham gia giao thông. Bởi những chiếc xe ben chở đất phục vụ các công trình xây dựng chạy với mật độ dày đặc, náo loạn đường phố, gây bụi đất mù mịt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.Một thời gian dài, những hủ tục, tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ người dân ở xã biên giới Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, là rào cản phát triển kinh tế – xã hội và gây mất đoàn kết trong cộng đồng thôn. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thì những hủ tục, tập tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ, cuộc sống mới nơi vùng biên đang từng ngày khởi sắc.Miễn phí gói ClipTV KM trong 12 tháng với đặc quyền xem 5 kênh K+ chất lượng SD và trải nghiệm trên 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, xài data thả ga không cần suy nghĩ, là những ưu đãi dành cho khách hàng MobiFone khi gia hạn, nâng cấp hoặc đăng ký mới các gói cước dài kỳ từ nay đến hết năm 2024.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và 227 cầu treo, cầu dân sinh bắc qua sông, suối nhỏ. Trong đó, nhiều ngầm tràn được làm bằng rọ đá và 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép, 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng. Thực trạng này đang gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại cầu treo, ngầm tràn.Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Để tập trung khắc phục hậu quả, cũng như bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã và đang khẩn trương điều chỉnh danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế.Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng 2024, tối 24/10 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.Tại Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất năm kết nối chiến lược để cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng; đồng thời chia sẻ bài học phát triển của Việt Nam về “kết nối, hội nhập, cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn” với 3 quan điểm lớn.

Hầu hết các khâu trong quy trình làm gốm như: Đập, ủ, nhào trộn đất, nặn sản phẩm ướt, phơi gốm, chỉnh hình, chà nạo, làm bóng sản phẩm trước khi nung,… đều do người phụ nữ đảm trách thao tác theo quy trình một cách rất tinh tế. 

Người đàn ông ở làng nghề này cũng có đóng vai trò khá quan trọng để hỗ trợ trong một số công đoạn của nghề gốm, đó là những công việc rất nặng nhọc như: Đi đào nguyên liệu đất sét vận chuyển về nhà, lấy củi, rơm, vận chuyển gốm từ nhà đến lò nung, nung gốm rồi gánh về nhà…

Theo Nghệ nhân ưu Tú Đơn Thị Hiệu cho biết, các khâu trong quy trình làm gốm của người Chăm Bình Đức từ xưa đến nay vẫn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật, phương thức theo lối thủ công truyền thống. Từ khâu lấy nguyên liệu đất sét, ủ đất, tỷ lệ pha trộn cát với đất sét, nhào nặn hình sản phẩm, rồi chỉnh hình chà bóng cho đến khâu nung gốm, chế biến nước màu trang trí lên gốm để tạo hoa văn đặc thù sau khi nung,… đều được người nghệ nhân thực hiện tuần tự theo quy trình thủ công truyền thống do tiền nhân lưu truyền lại. Đây là nét độc đáo hiếm thấy trong một xã hội hiện đại, khi mà khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển.

Nghệ nhân làng Bình Đức Dụng Thị Mai Linh đang làm sản phẩm gốm gia dụng chuyên về Hoả lò
Nghệ nhân làng Bình Đức Dụng Thị Mai Linh đang làm sản phẩm gốm gia dụng chuyên về hoả lò

Kỹ thuật nhào nặn tạo ra sản phẩm gốm không dùng bàn xoay mà được thực hiện bằng những công cụ giản đơn theo phương pháp thủ công truyền thống là nét độc đáo và đặc sắc nhất trong quy trình làm gốm của người Chăm Bình Đức. 

Bằng đôi bàn tay tài hoa, khéo léo và những bước chân kéo lùi theo nhịp điệu nhẹ nhàng di chuyển xoay quanh chiếc bàn kê cố định, người phụ nữ Chăm đã thổi hồn vào hòn đất sét vô tri vô giác thành những sản phẩm hết sức tinh tế. Do yêu cầu về độ tinh xảo và bền bỉ về chất liệu của các loại sản phẩm gốm làm ra, cho nên đòi hỏi nghệ nhân phải tự rèn cho mình tính kiên nhẫn và tỉ mỉ để đạt được trình độ tay nghề kỹ thuật cao.

Vào khoảng thập niên 90 trở về trước, ở làng gốm Bình Đức có rất nhiều nghệ nhân làm gốm nổi tiếng do tuổi cao nên đã qua đời, mang theo tay nghề chưa kịp trao truyền cho thế hệ kế thừa, đơn cử như cố nghệ nhân Đa Thị Đủng, chuyên làm một số sản phẩm gốm gia dụng hết sức tinh xảo như niêu kho cá (glah, klaih), hoả lò (gin) nồi nấu thuốc nam (gaok aom), khuôn bánh căn… 

Sau này, cố nghệ nhân Minh Thị Hồng chuyên làm sản phẩm khương, lu đựng nước (khang, kuang aia), cố nghệ nhân Đơn Thị Bậu chuyên làm dụ lớn để nấu bánh tét (buk praong), Nghệ nhân Ưu tú Đơn Thị Hiệu thì chuyên làm nồi nấu cơm (buk lisei) và ống nhổ (tacuec) rất tinh xảo… Bà Hiệu đã đào tạo rất nhiều truyền nhân kế thừa trong tộc họ, hiện nay bà đã nghỉ làm gốm vì tuổi đã ngoài bát tuần.

Các nghệ nhân làng Bình Đức đang sắp xếp sản phẩm gốm gia dụng để nung ngoài trời.
Các nghệ nhân làng Bình Đức đang sắp xếp sản phẩm gốm gia dụng để nung ngoài trời.

Các loại hình sản phẩm gốm thủ công truyền thống của người Chăm làng Bình Đức sản xuất chủ yếu là đồ gia dụng. Dựa vào tính năng sử dụng của nó, có thể phân chia ra thành hai nhóm: Nhóm đồ đun nấu và nhóm đồ đựng; nhóm đồ đun nấu gồm có: trã (niêu đất), nồi, ấm, khương, dụ, hỏa lò, khuôn bánh xèo, khuôn bánh căn…; nhóm đồ đựng gồm: Lu, chum lớn, chum nhỏ, chậu, ống nhổ… 

Các sản phẩm này có những tính năng đặc biệt trong văn hóa ẩm thực, dùng để nấu nướng, chế biến thức ăn sẽ thơm ngon hơn nhiều so với các dụng cụ bằng đồng, nhôm, gang hoặc inox. Sản phẩm gốm Chăm như trã kho cá, nồi cơm niêu có tính năng giữ nhiệt độ rất lâu hay lu đựng nước lã lâu ngày, uống mát lạnh. Vì vậy, không chỉ cộng đồng người Chăm mà cả người Việt đều rất ưa chuộng, sử dụng khá phổ biến từ trong gia đình đến các nhà hàng, quán ăn,…

Hiện nay, nghề gốm mỹ nghệ đang được một số nghệ nhân làng Bình Đức tiếp cận và tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo… vẫn từ những chất liệu tại chỗ nhưng có hàm lượng thẩm mỹ cao hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nghệ nhân Lương Thị Hòa, xã Phan Hiệp cho biết, từ năm 19 tuổi, bà đã được truyền nghề làm gốm. 

Các nghệ nhân làng Bình Đức đang nung gốm ngoài trời.
Các nghệ nhân làng Bình Đức đang nung gốm ngoài trời.

Năm 2001, tỉnh Bình Thuận tổ chức cho bà tham gia lớp học gốm mỹ nghệ và học nâng cao tại một số địa phương ngoài tỉnh, từ đó bà chuyển sang làm các sản phẩm gốm mỹ nghệ. Sản phẩm khá đa dạng như tháp Chăm, bình nước, bình hoa, linga… theo đơn đặt hàng hoặc khách đặt làm theo mẫu. Tuy nhiên sản phẩm tiêu thụ còn rất hạn chế, chủ yếu ở các triển lãm, trưng bày.

Còn đối với các sản phẩm gốm gia dụng Bình Đức chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh nhất là Thị Trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc và TP. Phan Thiết. Gần đây có một số cửa hàng ăn uống thuộc Thành Phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh cũng tìm đến đặc hàng nhất sản phẩm nồi cơm niêu và trã nấu lẩu…

Giải pháp phát triển làng gốm

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm gốm truyền thống làng Bình Đức có nguy cơ mai một đi nhiều. Theo số liệu thống kê năm 2023 của chính quyền địa phương thì hiện nay, thôn Bình Đức chỉ còn khoảng 48 hộ gia đình với 63 nghệ nhân còn thường xuyên duy trì làm nghề gốm. Số lượng nghệ nhân làm nghề gốm truyền thống ngày càng suy giảm theo thời gian.

 Nguyên nhân do gốm truyền thống khó cạnh tranh với đồ gốm Trung Quốc và các mặt hàng gia dụng khác, hơn nữa chi phí mua nguyên vật liệu đất sét và chất đốt thì rất cao, giá thành sản phẩm lại không được tăng giá nên người làm gốm khó sống được với nghề.

Các nghệ nhân làng Bình Đức hướng dẫn học viên làm gốm tại Lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống cho các học viên người Chăm theo Chương trình MTQG 1719
Các nghệ nhân làng Bình Đức hướng dẫn học viên làm gốm tại Lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống cho các học viên người Chăm theo Chương trình MTQG 1719

Từ thực trạng khó khăn có thể dẫn đến nguy cơ thất truyền nghề gốm thủ công truyền thống của làng Bình Đức, ngày 19/8/2021, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra Quyết định số 2097/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp”, huyện Bắc Bình với 5 mục tiêu và 7 giải pháp rất căn bản, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các ngành chức năng liên quan mang đầy đủ cơ sở yếu tố pháp lý. 

Đây thật sự là “luồng gió mới” thổi mát lòng, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng mong đợi của đồng bào Chăm huyện Bắc Bình nói chung và làng Bình Đức xã Phan Hiệp nói riêng.

Bên cạnh đó, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, thời gian qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã giao cho Bảo tàng tỉnh phối hợp với UBND huyện Bắc Bình và xã Phan Hiệp, triển khai mở lớp truyền dạy đào tạo tay nghề làm gốm cho 35 học viên làng Bình Đức.

 Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Toạ đàm đề xuất giải pháp để góp phần bảo tồn và phát huy nghề gốm thủ công truyền thống của người Chăm.

Các nghệ nhân ở làng Bình Đức Bình Thuận và làng Bàu Trúc - Ninh Thuận đang thi tay nghề sản phẩm gốm gia dụng và gốm Mỹ nghệ tại Trung tâm TB văn hóa Chăm Bình Thuận dịp Katê năm 2024
Các nghệ nhân ở làng Bình Đức Bình Thuận và làng Bàu Trúc – Ninh Thuận đang thi tay nghề sản phẩm gốm gia dụng và gốm mỹ nghệ tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận dịp Katê năm 2024

Hi vọng, với “luồng gió mới” từ Dự án 6 và Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp”, gốm Chăm Bình Đức sẽ có cơ hội vươn lên, phát triển gắn địa chỉ làng nghề du lịch và sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Thuận.

Nghề làm gốm Chăm Bình Đức được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể năm 2012. Ngày 29/11/2022, tổ chức UNESCO chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Hiện nay, vùng đồng bào Chăm chỉ còn 2 làng duy trì nghề thủ công làm gốm truyền thống là làng gốm Bàu Trúc, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và làng gốm Bình Đức, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Đầu tư nâng cao chuỗi giá trị cho sản phẩm gốm Chăm





Nguồn: https://baodantoc.vn/lang-nghe-gom-cham-binh-duc-nhieu-co-hoi-phat-trien-nho-chuong-trinh-mtqg-1719-1729825993666.htm

Cùng chủ đề

Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư cho nhiều dự án trung tâm thương mại, căn hộ

Thành phố Đà Nẵng đã cấp chủ trương đầu tư cho 5 dự án ngoài khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng; trong đó có nhiều dự án trung tâm thương mại và căn hộ. Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư cho nhiều dự án trung tâm thương mại, căn hộ Thành phố Đà Nẵng đã cấp chủ trương đầu tư cho 5 dự án ngoài khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư...

Nghệ An giao gần 273.000 m2 đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu đô thị

Công ty TNHH đầu tư phát triển bất động sản Eurowindow Sport City được tỉnh Nghệ An giao gần 273.000 m2 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới theo quy hoạch. Nghệ An giao gần 273.000 m2 đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu đô thịCông ty TNHH đầu tư phát triển bất động sản Eurowindow Sport City được tỉnh Nghệ An giao gần 273.000 m2 để thực hiện dự án đầu...

Thái Bình biểu dương 26 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu

Đây là những doanh nghiệp điển hình tiêu biểu được xét chọn trong hơn 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Có những doanh nghiệp nhiều năm liên tiếp được biểu dương, khen thưởng. Đây là những doanh nghiệp điển hình tiêu biểu được xét chọn trong hơn 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Có những doanh nghiệp nhiều năm liên tiếp được biểu dương,...

Sắp sửa đổi loạt quy chế tại VDSC

Chưa đến 10 ngày nữa, Thông tư số 68/2024/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận thông tin một cách bình đẳng hơn cùng các điều kiện thuận lợi hơn trong giao dịch. Hội nghị triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC: Sắp sửa đổi loạt quy chế tại VDSCChưa đến 10 ngày nữa, Thông tư số 68/2024/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực kỳ...

Hằng Mắm Ruốc tiếp sức đến trường đàn em với 50 học bổng tiếng Anh

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường của Tuổi Trẻ cách đây 20 năm, nhiều năm nay Đào Thị Hằng đã quay lại để tiếp sức cho các tân sinh viên khó khăn. Năm nay Hằng tặng 50 suất học bổng tiếng Anh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại hội DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 11/2024

Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hoàn tất. Tính đến nay, toàn bộ 10/10 huyện, thành phố Cao Bằng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS. Qua đó, Đại hội, hội nghị cấp huyện, thành phố cũng đã chọn cử đại biểu dự Đại hội đại biểu các...

Tận hưởng gói cước dài kỳ, nâng tầm giải trí từ MobiFone

Miễn phí gói ClipTV KM trong 12 tháng với đặc quyền xem 5 kênh K+ chất lượng SD và trải nghiệm trên 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, xài data thả ga không cần suy nghĩ, là những ưu đãi dành cho khách hàng MobiFone khi gia hạn, nâng cấp hoặc đăng ký mới các gói cước dài kỳ từ nay đến hết năm 2024.Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội...

Nghệ An: Đầu tư xây dựng các chợ miền núi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN. Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh...

Lào Cai: Điều chỉnh kế hoạch, danh mục đầu tư Chương trình MTQG 1719 sau mưa lũ

Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Để tập trung khắc phục hậu quả, cũng như bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gia đoạn 2021-2030, gia đoạn I; Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã và đang khẩn trương điều chỉnh danh mục, kế hoạch đầu...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Đầu tư 46 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã đầu tư xây dựng 46 công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.Triển khai Dự án 8...

Bài đọc nhiều

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố.21 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập miễn phí tại Nga

NDO - Hiện nay có khoảng hơn 3.000 sinh viên đang học tập tại Liên bang Nga, trong số đó có 2.300 sinh viên đang học tập theo diện học bổng, hiệp định hoặc theo các chương trình hợp tác giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an... Đại diện các trường đại học Nga tại buổi gặp mặt báo chí ở Hà Nội. (Ảnh THÚY QUỲNH) Ngày 24/10, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức...

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy động lực tăng trưởng

Chiều ngày 23/10, thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2024, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết: Trong 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), Bộ Công Thương theo dõi 2 mảng xuất khẩu và tiêu dùng. Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để thúc đẩy các...

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế của FTA, dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đến hết năm 2024 ước đạt 26-27 tỷ USD. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này tại Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế...

Khẩn cấp di dời 4 hộ dân sau sự cố sạt lở một quả đồi ở Đắk Lắk

Huyện M'Đrắk (Đắk Lắk) đã nhanh chóng di dời 4 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm sau khi một quả đồi ở xã Ea Trang bất ngờ bị sạt lở. Tối 23/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện M’Đrắk thông báo đã thực hiện di dời khẩn cấp 4 hộ dân ở buôn Thi, xã Ea Trang, đến nơi an toàn sau sự cố sạt lở tại một quả đồi gần khu...

Cùng chuyên mục

Vì sao 22.000 du học sinh nước ngoài chọn học tập ở Việt Nam?

Theo Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và đào tạo), năm học 2023-2024 có khoảng 22.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại các đại học của Việt Nam.   Ghi nhận tại nhiều trường đại học cho thấy sinh viên quốc tế đến học tự túc ngày càng tăng. Trong ảnh: sinh viên quốc tế tại ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: K.T. Trong đó có gần 4.000 du học sinh theo học diện hiệp định, số...

Coi trọng mối quan hệ bạn bè truyền thống và Đối tác Toàn diện với Venezuela

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ bạn bè truyền thống và Đối tác Toàn diện với Venezuela, mong muốn đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư đi vào chiều sâu, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Chiều 24/10 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên...

Quận trung tâm TPHCM mở rộng cho thuê vỉa hè lên 52 tuyến đường

Sau 5 tháng thí điểm, quận 1 quyết định mở rộng việc cho thuê vỉa hè lên 52 tuyến đường nhằm cải thiện trật tự đô thị và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho người dân. Sáng nay (25/10), UBND quận 1, TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm và mở rộng việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh dịch vụ tại 52 tuyến đường đủ điều kiện. Từ 5 tháng trước, quận này đã thí...

Thống nhất xin nắn đường ven sông Đồng Nai để bảo tồn nhà cổ 100 tuổi

Các đơn vị liên quan đã thống nhất chọn phương án nắn đường ven sông Đồng Nai để bảo tồn nhà cổ Võ Hà Thanh và đã báo cáo lên UBND tỉnh Đồng Nai. ...

Nhà Trắng yêu cầu các cơ quan an ninh Mỹ tăng cường sử dụng AI

(CLO) Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh rằng Mỹ phải vượt qua các đối thủ, bao gồm cả Trung Quốc, trong việc khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). ...

Mới nhất

Đoàn tàu liên vận chở gần 70 tấn dừa tươi miền Tây đi Trung Quốc

Ngày 25-10, tại ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp các địa phương tổ chức lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển dừa tươi đi xuất khẩu sang Trung Quốc. ...

Nữ sinh Thái Nguyên tổ chức lớp học tiếng Anh miễn phí cho trẻ em vùng cao

Chứng kiến nhiều bạn nhỏ ở những khu vực miền núi phải gác lại việc học để đi...

Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm giới hạn “công khai sai phạm của nhà giáo”

NDO - Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quan điểm không được “Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền” tại Dự thảo Luật Nhà giáo.  Tiếp thu các ý kiến góp ý, phản biện, Bộ Giáo dục và Đào...

Giải mã cơn sốt của các “Anh trai” từ truyền hình bước ra sân khấu

Concert "Anh trai say hi" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" tạo hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt. Chỉ trong 4 tháng, 5 concert được tổ chức, mỗi đêm diễn thu hút 15.000-20.000 khán giả. ...

Vì sao 22.000 du học sinh nước ngoài chọn học tập ở Việt Nam?

Theo Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và đào tạo), năm học 2023-2024 có khoảng 22.000 du học sinh nước ngoài đang học tập tại các đại học của Việt Nam.   Ghi nhận tại nhiều trường đại học cho thấy sinh viên quốc tế đến học tự túc ngày càng tăng. Trong ảnh: sinh viên quốc tế tại...

Mới nhất