Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó cần thiết thay đổi hằng năm?

Có cần thiết thay đổi hằng năm?

Dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT quy định môn thi thứ 3 vào lớp 10 sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề xuất việc công bố môn thi thứ 3 nên tiến hành sớm hơn và có tính ổn định để giảm áp lực cho học sinh.

Áp lực môn thi thứ 3

Theo dự thảo thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT do Bộ GDĐT công bố mới đây, phương thức tuyển sinh lớp 10 bao gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Quyền lựa chọn phương thức xét tuyển được giao về các địa phương. Đối với việc tổ chức thi tuyển, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, dự thảo Quy chế quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GDĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm.

Thí sinh hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội. Ảnh: Lê Khánh.
Thí sinh hoàn thành bài thi môn Ngữ văn kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội. Ảnh: Lê Khánh.

Môn thi thứ 3 được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Bộ GDĐT cho biết, việc lựa chọn môn thi thứ 3 có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản.

Bộ GDĐT cho biết, về phương án thi lớp 10, hiện có 60/63 sở GDĐT đồng ý với phương án 3 môn thi tuyển sinh và cho rằng điều này phù hợp thực tế và giảm áp lực.

Tuy nhiên việc lựa chọn môn thi thứ 3 thế nào đang có nhiều quan điểm trái chiều. Nhiều ý kiến cho rằng, môn thi thứ 3 nên là môn Ngoại ngữ. Đây là môn thi được 50 tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2024. Trong đó, môn Ngoại ngữ phổ biến nhất là Tiếng Anh.

Ngược lại, cũng nhiều ý kiến đề xuất môn thi thứ 3 là một môn tự chọn. Nêu quan điểm về đề xuất này, ông Hồ Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (Nghệ An) cho rằng, kỳ thi vào lớp 10 ở đa số các địa phương tổ chức thi 3 môn là Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Ưu điểm của việc ấn định 3 môn thi này hiện nay là đảm bảo sự ổn định trong thi cử song nhược điểm của phương án này là dễ dẫn đến việc học lệch.

Ngoài ra, việc ấn định 3 môn thi như trên cũng dễ dẫn đến sự thiếu công bằng bởi những em có năng khiếu ngoại ngữ hoặc có điều kiện đầu tư học thêm ngoại ngữ sẽ có lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh vào lớp 10 so với các học sinh còn lại.

Vì vậy, ông Tuấn Anh đề xuất, số môn thi chỉ nên duy trì 3 môn. Trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Riêng môn thứ 3, thay vì cố định môn Tiếng Anh như lâu nay thì nên là một môn tự chọn.

“Khi học sinh chọn một trong các môn văn hóa đang học ở lớp 9 làm môn thi thứ 3, sẽ bắt buộc các trường phải chú trọng dạy đều các môn, chấm dứt tình trạng môn chính – môn phụ. Quan trọng hơn là học sinh được lựa chọn môn thi phù hợp với sở trường của mình để có sự cạnh tranh công bằng, đồng thời khi lên THPT các em cũng có sự lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp”, ông Tuấn Anh nêu quan điểm.

Cần tính ổn định, giảm áp lực không cần thiết

Có thể thấy, dù dự thảo đã bỏ hình thức bốc thăm môn thứ 3 bằng hình thức lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS nhưng việc để lựa chọn môn thi thứ 3 thế nào cũng là câu hỏi đặt ra. Nhiều giáo viên, chuyên gia cho rằng, phương án này không khác nhiều với hình thức bốc thăm mà Bộ GDĐT đã lấy ý kiến trước đó.

Hơn nữa, dự thảo cũng quy định, việc lựa chọn môn thi thứ 3 có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản và công bố trước ngày 31/3 hằng năm. Điều này vẫn tiếp tục tạo áp lực cho học sinh vì thời gian công bố môn thi đến trước khi thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ hơn 2 tháng.

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành – Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam kiến nghị Bộ GDĐT cần chú ý tới tính ổn định của kỳ thi. Như vậy, tâm lý và cách dạy và học của giáo viên và học sinh sẽ ổn định, không phải thấp thỏm chờ đợi công bố môn thi thứ 3 hằng năm.

“Nói như vậy không phải ổn định là bảo thủ, không thể có sự đổi mới mà số môn thi nên xác định rõ ràng và ổn định trong nhiều năm”, ông Bành nhấn mạnh.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đang trở nên quá nặng nề, áp lực, khiến phụ huynh, học sinh vô cùng lo lắng. Hiện số trường THPT công lập đang thiếu, nhất là ở các đô thị, khu dân cư đông. Thậm chí, ngay giữa Thủ đô Hà Nội mà học sinh muốn vào lớp 10 cũng rất khó khăn. Theo quan điểm của ông Bành là “không thể được”.

Trước thực trạng trên, với cương vị Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam, GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành mong muốn, Nhà nước cần có thêm đầu tư cho giáo dục. Bộ GDĐT nên đề nghị Nhà nước tăng thêm ngân sách giáo dục để thỏa mãn nhu cầu học tập của người dân, ít nhất là hết bậc THPT.



Nguồn: https://daidoanket.vn/mon-thi-thu-3-vao-lop-10-co-can-thiet-thay-doi-hang-nam-10293038.html

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10

Bộ GD&ĐT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT thay thế thông tư hiện hành. Để hoàn thiện dự thảo, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT tổ chức lấy ý kiến từ các cơ sở giáo dục phổ thông đối với một số nội dung, bao gồm: dự thảo về số môn thi, đề thi vào lớp 10... Theo đó, về phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT, Bộ GD&ĐT...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặt trận Ninh Bình kết nạp thêm 2 tổ chức thành viên

Hội Cựu Công an nhân dân, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Ninh Bình vừa được kết nạp làm tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Bình. Trong khuôn khổ hội nghị, Ủy ban...

Người uy tín giúp bản làng đổi thay

Huyện miền núi Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) hiện có 75 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đội ngũ người có uy tín của huyện đã phát huy vai trò cầu nối đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến với nhân dân, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương. ...

Đảm bảo công bằng khi tham gia bảo hiểm y tế

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi cần làm rõ được trách nhiệm của người đóng và quyền lợi hưởng của người dân. Trong đó xác định rõ những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm; đảm bảo không phát sinh bất công bằng giữa các đối...

Nỗ lực để ‘về đích’

Hiện các chuyên gia kinh tế đang đưa ra nhiều kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2024. Trong đó kịch bản phần nhiều thiên về mức tăng GDP cả năm sẽ đạt 7%. Nếu theo kịch bản này thì áp lực tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2024 khá lớn. ...

Bản tin Mặt trận sáng 25/10

Bản tin Mặt trận sáng 25/10 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Đoàn kết giúp nhau vượt khó; Gặp người cán bộ hiến đất mở đường; Khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới; Tháo gỡ vướng mắc đưa chính sách gần hơn với đồng bào dân tộc; Những công trình ý nghĩa nơi biên giới, hải đảo... ...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Bộ GDĐT bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất trình Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã bỏ đề xuất miễn học phí cho con của giáo viên. Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ...

Sinh viên tí hon bị nhầm là trẻ tiểu học: Mồ côi mẹ, đến trường bằng gánh rau của bà

Bố mẹ ly hôn, mẹ mất, có thân hình nhỏ bé so với bạn bè đồng trang lứa... tất cả những thách thức đó không đủ đánh gục nam sinh “tí hon” Nguyễn Công Bách (xã Châu Phong, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh) chinh phục ước mơ vào đại học. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Công Bách “lọt thỏm” trong hơn 3.300 tân sinh viên. Chàng sinh viên năm...

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất không công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền là một trong những điểm mới được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15) quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo...

Cùng chuyên mục

Vì sao cộng điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng trước 1945?

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 đang gây xôn xao dư luận, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn có khả năng. ...

Công khai bữa ăn bán trú mỗi ngày: Khỏe cho trường lẫn phụ huynh, học sinh

Tại Đà Nẵng, nhiều năm qua các trường học đã công khai bữa ăn bán trú bằng nhiều cách khác nhau. Phụ huynh Nguyễn Thanh Tú (quận Hải Châu) cho rằng nhà trường không chủ động công khai bữa ăn bán trú, phụ huynh...

Phụ huynh vận động tổ chức gặp mặt tri ân ngày 20-11, trường ra thông báo khẩn

(NLĐO) - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (quận Tân Bình - TP HCM) sáng 25-10 ra thông báo khẩn sau khi xuất hiện tin nhắn vận động tổ chức gặp mặt tri nhân ngày 20-11 ...

Tranh cãi đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10. ...

Đề xuất cấm công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận: Có hợp lý?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Nhà giáo là việc Bộ GDĐT đề xuất cấm công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền. ...

Mới nhất

Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch hôm qua (24/10). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,06% xuống 2.182 điểm. Đáng chú ý, 7 trên 9 mặt hàng nguyên liệu công nghiệp, trong đó có cà phê...

Bão Trà Mi đổi hướng liên tục, có thể quay ra biển khi gần tới đất liền

(Dân trí) - Bão Trà Mi di chuyển bất thường, dự báo trong vài ngày tới bão di chuyển chậm lại và có thể quay ra biển khi áp sát khu vực miền Trung nước ta. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 4h ngày 25/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số...

TPHCM khẩn trương ứng phó bão số 6 Trà Mi

TPO - Các cơ quan, đơn vị và UBND các địa phương tại TPHCM được yêu cầu khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh đô thị để chặt tỉa, đốn hạ nhánh cây, thân cây không đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa, bão. TPO - Các cơ quan, đơn vị...

Phát hiện vết nứt lớn chạy ngang quả đồi, di dời khẩn cấp 5 hộ dân

TPO - Phát hiện vết nứt lớn trên quả đồi ở xã Mường Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), cơ quan chức năng đã khẩn trương di dời 5 hộ dân sống phía dưới đến nơi an toàn. TPO - Phát hiện vết nứt lớn trên quả đồi ở xã Mường Típ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An),...

Vì sao cộng điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng trước 1945?

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 đang gây xôn xao dư...

Mới nhất