Trang chủNewsThời sựSức mạnh của bản Hiến pháp quốc tế về biển và đại...

Sức mạnh của bản Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương

(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.

9 năm cho một bản Công ước thiết lập trật tự hàng hải toàn cầu

Ngày 16/11/1994, mất tới 12 năm sau khi được ký kết, sau khi được đủ 60 nước thành viên phê chuẩn, Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) mới chính thức có hiệu lực. Nhưng chừng ấy chưa phải đã hết những gian nan để có được văn kiện pháp lý này.

Ngược dòng thời gian, ý tưởng về việc có một cơ sở pháp lý đủ mạnh để “điều phối” mọi hoạt động liên quan tới biển và đại dương đã có từ lâu. Hội nghị quốc tế đầu tiên về Luật Biển được Hội Quốc liên triệu tập năm 1930 tại La Hay (Hà Lan) để bàn luận, xây dựng các quy định quốc tế về quy chế lãnh hải, chống cướp biển và các nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển nhưng không đạt được kết quả cụ thể nào.

Năm 1958, Liên hợp quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về Luật Biển tại Genève (Thụy Sĩ) với 86 nước tham dự. Hội nghị này đã thông qua 4 Công ước quốc tế về Luật Biển, gồm: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật; Công ước về thềm lục địa; Công ước về biển cả. Tuy nhiên một số nội dung quan trọng chưa được giải quyết, như chiều rộng lãnh hải, quyền đi qua eo biển quốc tế, giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa.

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 1

Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trong ảnh: Tàu Cảnh sát biển 8001 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) làm nhiệm vụ tại khu vực nhà giàn DK1/15 thuộc cụm Phúc Nguyên. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Ngày 15/3/1960, Liên hợp quốc tiếp tục triệu tập Hội nghị Luật Biển lần thứ II tại Genève (Thụy Sĩ). Nhưng do có nhiều bất đồng nên hội nghị này tiếp tục không đạt được kết quả nào đáng kể. Cũng thời gian đó, Malta, một quốc gia ven biển nhỏ bé ở châu Âu, cụ thể là Đại sứ – Luật gia Arvid Pardo, đã khởi xướng đề nghị Liên hợp quốc bảo trợ một Hội nghị quốc tế soạn thảo Công ước Luật Biển. Đề nghị này ngay lập tức nhận được nhiều sự hưởng ứng, và năm 1973, Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 vì thế tiếp tục được triệu tập. 

Tuy nhiên, phải mất tới 5 năm trù bị (1967-1972), 9 năm thương lượng (1973-1982) và 11 khóa họp với sự tham gia của hàng trăm quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức phi chính phủ, tới tận ngày 30/4/1982, Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 mới thông qua được Công ước mới về Luật Biển với 130 phiếu thuận, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 2 nước không tham gia bỏ phiếu.

Đến ngày 10/12/1982, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica. Việc UNCLOS được ký kết là dấu mốc quan trọng của luật biển quốc tế, chấm dứt một thời gian dài các mâu thuẫn, tranh cãi và căng thẳng, thậm chí hỗn loạn trên các đại dương và vùng biển trên thế giới đồng thời biến UNCLOS trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.

Cho đến nay, đã có 168 quốc gia tham gia công ước, trong đó 164 quốc gia là thành viên của LHQ, UNCLOS được ví như hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán. UNCLOS bao hàm tất cả những nội dung quan trọng nhất trong luật pháp và thực tiễn quốc tế về biển và đại dương thế giới.

Từ sự xuất hiện của UNCLOS 1982,  Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương đã được thành lập năm 1994, thực hiện chức năng tổ chức và kiểm soát các hoạt động dưới biển sâu ngoài vùng thuộc quyền tài phán quốc gia, nhằm điều hành việc khai thác và bảo tồn các nguồn tài nguyên của biển. Tòa án Luật Biển quốc tế cũng đã được thành lập năm 1996 và có quyền lực để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển phát sinh từ việc giải thích và áp dụng Công ước.

Việt Nam – 30 năm thành viên có trách nhiệm của UNCLOS

Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài hơn 3.260km, Việt Nam có nhiều lợi ích lớn gắn liền với biển, vì thế, Việt Nam luôn nhận thức rất rõ tầm quan trọng của biển. Minh chứng là Chiến lược biển Việt Nam 2018 đã xác định kinh tế biển, sử dụng bền vững biển là một trọng tâm lớn trong chiến lược phát triển của đất nước.

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 2

Việt Nam luôn cố gắng thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo quy định của Công ước . Trong ảnh: Hướng dẫn xuồng đưa đoàn công tác đến đảo Đá Lát (Trường Sa). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Cũng vì lẽ đó, Việt Nam đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của những văn bản pháp lý như UNCLOS đối với môi trường hoà bình, ổn định cũng như phát triển lâu dài của Việt Nam, nên từ trước khi UNCLOS 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế để xây dựng các văn bản pháp quy về biển; tham gia Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật Biển và ngay sau khi UNCLOS được thông qua, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước.

Đặc biệt, trước khi Công ước có hiệu lực, ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này trong đó nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”. Nghị quyết phê chuẩn khẳng định chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của UNCLOS và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.

Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Bên cạnh đó, ngày 21/6/2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác, bảo quản các vùng biển, thềm lục địa và hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng tại một văn bản có giá trị hiệu lực cao.

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 3

Các cán bộ chiến sĩ Vùng 2 Hải quân cùng các nhà báo, phóng viên trên tàu Trường Sa 19 vẫy chào cán bộ chiến sĩ trên Nhà giàn Dk1/15 (Phúc Nguyên). Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Báo chí quốc tế, như trang mạng Fulcrum.sg của Singapore hồi năm 2022 đã có bài viết khẳng định Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm và đã có nhiều nỗ lực đáng kể để thông qua và thực thi các điều khoản của UNCLOS 1982. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã kêu gọi các nước khác trong khu vực Đông Nam Á tôn trọng và tuân thủ UNCLOS 1982. Đặc biệt, trong năm giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, Việt Nam đã liên tục nhấn mạnh sự cần thiết của UNCLOS 1982 trong việc duy trì hòa bình khu vực và giải quyết các tranh chấp biển.

Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong việc tiên phong đề cao luật pháp quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Tháng 6/2021, Việt Nam khởi xướng thành lập Nhóm bạn bè UNCLOS, tạo diễn đàn để các nước trao đổi, thảo luận kinh nghiệm về áp dụng và giải thích UNCLOS trong quản lý và sử dụng biển, tìm kiếm và khuyến khích các cơ hội hợp tác, thúc đẩy hơn nữa các cam kết thực hiện UNCLOS trong LHQ. Đến nay Nhóm đã có gần 120 nước từ tất cả các khu vực địa lý, bao gồm cả các quốc gia phát triển, đang phát triển và các nước đảo nhỏ. 

suc manh cua ban hien phap quoc te ve bien va dai duong hinh 4

Lực lượng hải quân bảo vệ quần đảo Trường Sa được trang bị phương tiện tuần tra hiện đại, luôn đề cao cảnh giác, tuần tra theo dõi, nắm chắc tình hình trên biển, dự báo đúng tình hình để có kế hoạch và chủ động ứng phó với mọi diễn biến. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tháng 10/2022, Việt Nam cùng với 15 nước khác giới thiệu sáng kiến về việc xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế để làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các nước về biến đổi khí hậu trên cơ sở các điều ước quốc tế liên quan, bao gồm cả UNCLOS. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và nghiêm trọng đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, việc thúc đẩy sáng kiến sẽ có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng cộng đồng quốc tế tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm thông qua việc sử dụng và quản lý biển và đại dương một cách bền vững.

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/suc-manh-cua-ban-hien-phap-quoc-te-ve-bien-va-dai-duong-post318221.html

Cùng chủ đề

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16

Hội thảo có sự tham dự của PGS. TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và gần 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến. Đồng thời, Hội thảo lần này quy tụ gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 23 quốc gia và các tổ...

Việt Nam lần đầu ứng cử thẩm phán Toà án quốc tế về Luật biển

Trong khuôn khổ Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật biển lần thứ 34 diễn ra từ 10-14/6 tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã chủ trì Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển” và...

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển

Việt Nam giới thiệu PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.   Quang cảnh Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển” diễn ra tại trụ sở LHQ. Ảnh: Thanh Tuấn/PV TTXVN tại New York (Mỹ). Theo...

Đánh giá cao giá trị của UNCLOS, Việt Nam tích cực thúc đẩy hợp tác biển và đại dương

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ dẫn đầu, cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tham dự Hội nghị. Năm 2024 là năm đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực, cũng là kỷ niệm 30 năm Việt Nam chính thức phê...

Philippines phản đối quy định mới về hoạt động của hải cảnh Trung Quốc

Trung Quốc đã ban hành các quy định mới nhằm thực thi Luật hải cảnh năm 2021, vốn cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này bắn vào tàu nước ngoài.Trong tuyên bố hôm 24/5, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro nhấn mạnh rằng, các quy định mới của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), Hiến chương Liên hiệp quốc."Hành vi như vậy không chỉ vi phạm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bão Trami gây ra nhiều thiệt hại cho Philippines, khiến ít nhất 26 người chết

(CLO) Các quan chức cho biết vào thứ Năm, cơn bão nhiệt đới Trami đã giết chết ít nhất 26 người và buộc hơn 150.000 người phải rời bỏ nhà cửa ở Philippines. ...

Tìm kiếm, tôn vinh các tác phẩm ảnh báo chí chất lượng

(CLO) Giải ảnh 'Khoảnh khắc báo chí 2024' của Báo Nhà báo & Công luận đã trở thành một sân chơi chất lượng dành cho các tay máy chuyên nghiệp, các nhà báo, phóng viên ảnh trong cả nước. Mùa giải thứ 6 bước vào khâu chấm giải, hướng đến ngày...

Bình Dương kiểm tra tiền công đức các di tích văn hoá, đền chùa

(CLO) Tỉnh Bình Dương vừa ban hành kế hoạch kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử văn hóa, chùa, miếu. ...

Đài Tiếng nói Việt Nam tập huấn kỹ năng làm podcast cho phóng viên khu vực Tây Bắc

(CLO) Ngày 24/10, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc tổ chức lớp tập huấn kỹ năng làm podcast cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên. Tham dự...

Tỉnh Đồng Nai sẽ nắn đường để bảo tồn biệt thự cổ trăm tuổi

(CLO) Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Nai thống nhất đề xuất bảo tồn biệt thự cổ trăm tuổi Võ Hà Thanh theo phương án nắn tuyến đường ven sông. ...

Bài đọc nhiều

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố.21 địa phương gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập miễn phí tại Nga

NDO - Hiện nay có khoảng hơn 3.000 sinh viên đang học tập tại Liên bang Nga, trong số đó có 2.300 sinh viên đang học tập theo diện học bổng, hiệp định hoặc theo các chương trình hợp tác giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an... Đại diện các trường đại học Nga tại buổi gặp mặt báo chí ở Hà Nội. (Ảnh THÚY QUỲNH) Ngày 24/10, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức...

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy động lực tăng trưởng

Chiều ngày 23/10, thông tin tại buổi họp báo thường kỳ quý III/2024, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Công Thương) cho biết: Trong 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), Bộ Công Thương theo dõi 2 mảng xuất khẩu và tiêu dùng. Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để thúc đẩy các...

Những chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Bộ GTVT đề xuất chính sách ưu tiên nhà thầu nội cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp trong nước "cầm trịch" các gói thầu quan trọng. Để thực hiện thành công và hoàn thành toàn bộ dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam vào năm 2035, Bộ GTVT đề xuất một loạt chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai. Cụ thể, Bộ GTVT...

Dự báo thời điểm bão Trà Mi mạnh nhất

Bão Trà Mi được dự báo có cường độ cực đại mạnh cấp 11-12, giật cấp 15 khi ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía đông đông bắc. Cập nhật mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 24.10, cơn bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc; 120,3 độ kinh đông, trên đất liền phía tây bắc đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Liên Bang Nga mong muốn thúc đẩy triển khai thêm các dự án năng lượng

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác thêm các dự án năng lượng phù hợp nhu cầu mỗi nước. Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng 2024 tại Kazan, Liên Bang Nga, tối 24/10 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Liên Bang Nga Vladimir Putin. Bộ...

Tiếng lòng của nghệ nhân cả đời phục vụ nhân dân

Nghệ nhân Phan Thị Kim Dung tâm niệm, việc gìn giữ và phát huy những giá trị cốt lõi của nghệ thuật dân gian là sứ mệnh thiêng liêng. Chị luôn đau đáu trong việc truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc. Baotintuc.vn

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế của FTA, dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đến hết năm 2024 ước đạt 26-27 tỷ USD. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này tại Toạ đàm "Xúc tiến thương mại, tạo “đòn bẩy” cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế...

Ý thức với di tích, công trình văn hóa

Thời gian gần đây, nhiều công trình di tích lịch sử, văn hóa có giá trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu có sự quan tâm hơn. Di tích lịch sử Thành cổ Biên Hòa (P.Quang Vinh), cách trung tâm TP.Biên Hòa khoảng hơn 300 m, có giá trị về lịch sử và nghệ thuật kiến trúc, với tuổi đời trên 300 năm, được xem là thành cổ còn nguyên vẹn nhất vùng đất Nam bộ, được Bộ VH-TT-DL...

Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng. Trân trọng giới thiệu với...

Mới nhất

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm ‘sát thủ đô thị’

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong...

Quế Anh sẽ tiến thẳng vào top 10 Miss Grand International 2024?

Hoa hậu Quế Anh - đại diện Việt Nam, gây bất ngờ với màn lội ngược dòng tại hạng mục Miss Popular Vote. Cô đang đứng ở vị trí thứ ba, thua vị trí dẫn đầu 4% phiếu bầu. Hoa hậu Quế Anh diện trang phục dân tộc tại Miss Grand International 2024 - Ảnh: Miss Grand International Theo cập nhật...

Ngành thuế đẩy mạnh triển khai ứng dụng hóa đơn điện tử

Thời gian qua, cùng với việc triển khai các ứng dụng thuế điện tử, để góp phần tích hợp cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác quản lý thuế cũng như quản lý nhà nước nói chung, ngành thuế đẩy mạnh triển khai ứng dụng hóa đơn điện tử. Đây là một trong những thông tin quản lý quan...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 25/10/2024: Gọi điện, gửi email mời lãi suất cao

Lãi suất ngân hàng hôm nay 24/10/2024, ngoài việc nhân viên gọi điện chào lãi suất huy động cao, ngân hàng còn gửi email cho khách hàng mời gửi tiền với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất niêm yết. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mới đây có động thái mới về lãi suất khi gửi email...

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Nhờ tận dụng tốt các lợi thế của FTA, dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày đến hết năm 2024 ước đạt 26-27 tỷ USD. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hiệp Hội Da giày - Túi xách Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn...

Mới nhất

Test iframe vr