Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Để tập trung khắc phục hậu quả, cũng như bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gia đoạn 2021-2030, gia đoạn I; Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã và đang khẩn trương điều chỉnh danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế.Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025), Ban Công tác phía Nam – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức chuỗi các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Sự kiện thu hút hơn 350 phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Tánh Linh tham gia.Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV – năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 24/10/2024, tại TP. Thái Nguyên.Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Để tập trung khắc phục hậu quả, cũng như bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gia đoạn 2021-2030, gia đoạn I; Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã và đang khẩn trương điều chỉnh danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025), Ban Công tác phía Nam – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức chuỗi các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Sự kiện thu hút hơn 350 phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Tánh Linh tham gia.Chiều 24/10, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 diễn ra phiên trù bị. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính; Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Ngọc Vinh và Phó trưởng Ban Dân tộc Nay H’Nan. Tham dự còn có, 250 đại biểu chính thức đại diện cho 715 nghìn đồng bào DTTS trên địa tỉnh.Những ngày này, Nhà Rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng trở nên rộn ràng với âm thanh của đại ngàn. Hơn 600 nghệ nhân trên địa bàn Tp. Kon Tum đã hội tụ về đây để tham gia Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát. Dang dở những dự án tái định cư ở Mường Lát. Lan tỏa phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Phục dựng lễ cúng giang sơn của đồng bào Rục dân tộc Chứt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024, Ban Chỉ đạo Đại hội đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu tham dự Đại hội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn chủ trì Hội nghị. Cùng dự có: Trưởng ban Dân tộc Nguyễn Kinh và Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Jăn Buôn Krông; lãnh đạo các sở, ban, ngànhNgày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 10/2024. Hội nghị có sự tham dự của đại diện 50 cơ quan báo chí và các báo cáo viên.Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã đầu tư xây dựng 46 công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.Sáng 24/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024, tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom).Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có hàng loạt dự án không thể triển khai, dừng thi công do vướng quy hoạch khoáng sản bôxít, việc giải ngân vốn đầu tư gặp không ít khó khăn.
Công trình cấp nước sạch sinh hoạt cho các thôn Nậm Pẻn, Mà Mù Sử 1 và Ky Quan San của xã Sảng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được đưa vào sử dụng đầu năm 2024, với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, trận mưa lũ lịch sử do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 vừa qua đã làm gãy hỏng gần 700m đường ống dẫn nước, ước thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng; khiến cho công trình không thể vận hành được.
Theo ông Lê Đức Minh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bát Xát, công trình bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho 3 thôn nên khi ngừng hoạt động thì hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, việc sớm đầu tư, bổ sung vốn để sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng nhằm cấp nước trở lại cho bà con là nhu cầu cấp thiết.
“Hiện nay, chúng tôi dự kiến sẽ dùng nguồn vốn được UBND tỉnh Lào Cai bổ sung để sửa chữa. Nguồn vốn cấp bổ sung này là các nguồn đã cấp cho các sở, ban, ngành của tỉnh thuộc Chương trình MTQG 1719; tuy nhiên, hiện nay chưa sử dụng hoặc khó giải ngân nên tỉnh điều chuyển phục vụ cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định”,ông Lê Đức Minh thông tin.
Cũng theo ông Minh, huyện Bát Xát là địa phương chịu thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng do mưa lũ gây ra. Chính vì vậy, để bảo đảm tiến độ cũng như đáp ứng nhu cầu khắc phục thiệt hại; Phòng Dân tộc huyện đã và đang tiếp tục rà soát, thống kê để đề nghị điều chỉnh kinh phí ở một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.
Đơn vị cũng đã có tờ trình gửi UBND huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch về việc điều chỉnh kinh phí nguồn vốn sự nghiệp. Cụ thể, đối với Dự án 3, chúng tôi đề nghị giảm từ 47.945,4 triệu đồng xuống còn 46.805,9 triệu đồng (giảm 1.139,5 triệu đồng); nguyên nhân là diện tích rừng bị thiệt hại do cơn bão số 3 và thực tế khả năng giải ngân kinh phí bảo vệ rừng sẽ thấp đi nên điều chỉnh sang thực hiện duy tu, sửa chữa thuộc Dự án 4.
Hay như đối với Dự án 4, Phòng đã đề nghị tăng từ 38.996 triệu đồng lên 52.674,9 triệu đồng; trong đó, điều chỉnh tăng 3.678,9 triệu đồng từ các dự án 3, 5, 10 điều chỉnh sang và đề nghị bổ sung thêm 10 tỷ đồng…
Đến thời điểm này, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai đã có báo cáo về tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra. Trên có sở đó, nhiều địa phương đã có đề xuất điều chuyển các công trình, dự án chưa cấp bách sang các dự án hạ tầng cấp bách để khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Một số địa phương đã có báo cáo về Ban Dân tộc việc điều chuyển các nguồn vốn khó triển khai thực hiện sang đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, như trường học, thủy lợi, nước sinh hoạt; đặc biệt là các công trình giao thông.
“Chúng tôi đã tổng hợp và chuyển sang Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh trình kỳ họp HĐND tỉnh tới đây. Hiện nay, cũng có những khó khăn, vướng mắc nhất định: ví dụ như đối với các công trình đang thi công do các tổ đội thực hiện mà chưa có nghiệm thu, đánh giá nhưng bị hư hỏng, vùi lấp do mưa lũ, thì cũng có khó khăn nhất định trong việc xác định khối lượng đã thi công, do việc ghi chép nhật ký thi công của các tổ đội này cũng không được bài bản như các đơn vị thi công chuyên nghiệp, rồi có thể sổ sách cũng bị mưa lũ cuốn trôi…
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có sự giám sát của cộng đồng nên chính thôn bản và cộng đồng sẽ họp đánh giá về khối lượng đã thi công đối với các công trình bị hư hỏng, vùi lấp. Từ đó, sẽ có căn cứ tiếp tục bổ sung vốn để hoàn thành đối với các công trình này”, ông Nhẫn nhấn mạnh.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, điều này đã và đang tác động trực tiếp đến việc hoàn thành 29 chỉ tiêu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 của địa phương như chỉ tiêu giảm nghèo, hệ thống giao thông nông thôn… Tuy nhiên, tỉnh Lào Cai đang quyết tâm hết năm 2025 tất cả các chỉ tiêu vẫn phải hoàn thành.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp, lồng ghép các nguồn vốn và điều chuyển đối với các nguồn vốn chưa thực sự cần thiết, cấp bách sang các công trình, dự án khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Nguồn: https://baodantoc.vn/lao-cai-dieu-chinh-ke-hoach-danh-muc-dau-tu-chuong-trinh-mtqg-1719-sau-mua-lu-1729740958201.htm