Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNâng chuẩn mở phân hiệu đào tạo quốc tế tại Việt Nam

Nâng chuẩn mở phân hiệu đào tạo quốc tế tại Việt Nam

Quy định mới khiến các trường đại học Việt Nam phải nhìn lại mình, xem đang ở mức độ nào và hoàn thiện để đáp ứng theo xu thế quốc tế

Nhiều điểm mới về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được quy định trong Nghị định 124/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.

Top 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) khẳng định Nghị định 124 góp phần thể chế hóa chủ trương khuyến khích các cơ sở GD-ĐT trong nước liên kết, hợp tác với các cơ sở tiên tiến trên thế giới, thu hút các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) uy tín mở phân hiệu tại Việt Nam.

Theo đó, nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng và chương trình đào tạo của liên kết đào tạo với nước ngoài. Cụ thể, cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam phải là cơ sở có uy tín, chất lượng, được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực. Chương trình đào tạo của nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam phải bảo đảm, được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp.

Góp phần thu hút có chọn lọc cơ sở giáo dục ĐH có chất lượng đầu tư vào Việt Nam, Nghị định 124 bổ sung quy định cụ thể về thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài. Theo đó, cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đầu tư thành lập phân hiệu tại Việt Nam phải được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, thuộc nhóm 500 cơ sở giáo dục ĐH được xếp thứ hạng cao nhất trong các bảng xếp hạng cơ sở giáo dục ĐH có uy tín trên thế giới của một trong 3 năm gần nhất. Phân hiệu cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động theo các tiêu chuẩn đào tạo và kiểm định của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài thành lập phân hiệu. Tuy nhiên, các điều kiện về cơ sở vật chất và chuẩn giảng viên không được thấp hơn quy định đối với cơ sở giáo dục Việt Nam.

TS Trần Văn Hùng, giảng viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nhận định yêu cầu trường ĐH thuộc top 500 thế giới mới được mở phân hiệu ở Việt Nam sẽ khiến các trường ĐH Việt Nam phải nhìn lại mình, xem đang ở mức độ nào và hoàn thiện để đáp ứng theo xu thế quốc tế. Tuy nhiên, TS Hùng cho rằng đây cũng là một tiêu chuẩn khá cao và cần nhìn thẳng vào thực tế, các trường ĐH danh tiếng thế giới có thể sẽ ít chọn Việt Nam.

“Thông thường, các trường hàng đầu thế giới khi mở phân hiệu ở nước ngoài sẽ chọn một trường ngang tầm để hợp tác nhằm bảo đảm thương hiệu, tiếng tăm của mình. Thêm vào đó, các trường top quốc tế thường sẽ nổi tiếng và chuyên về một lĩnh vực (ví dụ MIT ở Mỹ chuyên và nổi tiếng về kỹ thuật), trong khi các trường ở Việt Nam thường đa ngành và đa lĩnh vực đào tạo. Đó là chưa kể đến các cơ sở tại Việt Nam khó đáp ứng được tôn chỉ đào tạo hay hợp tác về khoa học công nghệ, điều kiện về hợp tác quốc tế, các yêu cầu về chương trình đào tạo, ngôn ngữ, giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất…” – TS Trần Văn Hùng phân tích.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT, cho rằng mong muốn các trường top cao đến Việt Nam là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên, cần phải tính đến nhiều yếu tố, như với mức đầu tư rất cao của các trường này, học phí cũng ở mức rất cao, liệu sinh viên Việt Nam có khả năng chi trả nổi không? Để giữ danh tiếng của mình, họ phải làm rất nghiêm ngặt. Sinh viên của ta có đáp ứng được các tiêu chí tuyển sinh khắt khe theo yêu cầu riêng của trường này không cũng là một câu hỏi nan giải.

Nâng chuẩn mở phân hiệu đào tạo quốc tế tại Việt Nam- Ảnh 1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn các trường top cao đến Việt Nam để liên kết đào tạo

Phải xin ý kiến cơ quan quản lý địa phương

Ở bậc phổ thông, Nghị định 124 bổ sung quy định về chất lượng chương trình giáo dục mầm non và phổ thông nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam.

Cụ thể, chương trình giáo dục mầm non và phổ thông của nước ngoài nếu đưa vào thực hiện ở Việt Nam phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận hoặc được kiểm định chất lượng; phải được giảng dạy trực tiếp ít nhất 5 năm ở nước ngoài và phải bảo đảm mục tiêu giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình giáo dục của nước ngoài phải xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại địa phương để quản lý nội dung, chất lượng chương trình giáo dục của nước ngoài khi thực hiện tại Việt Nam.

Các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông đang thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục nước ngoài cho học sinh Việt Nam không phải làm lại thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục, nhưng phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Sở GD-ĐT địa phương về việc thực hiện chương trình giáo dục nước ngoài. UBND các tỉnh, thành trong phạm vi, quyền hạn được giao có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong lĩnh vực này tại địa phương.

Đánh giá về quy định mới, bà Phạm Thị Lệ Hằng – Trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông, TP Hà Nội – cho rằng quy định này góp phần nâng cao vai trò chủ động và tăng cường công tác quản lý và trách nhiệm của địa phương trong hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Theo bà, các quy định mới bảo đảm tính chặt chẽ nhưng không gây khó khăn cho các trường. 

Trách nhiệm công khai

Nghị định 124 bổ sung quy định về trách nhiệm công khai cho học sinh, phụ huynh và xã hội về cơ sở giáo dục. Cụ thể, cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng cho học sinh, phụ huynh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục các thông tin về chương trình giáo dục, kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài, số lượng học sinh nước ngoài, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, các nội dung khác theo quy định của pháp luật liên quan; chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.



Nguồn: https://nld.com.vn/nang-chuan-mo-phan-hieu-dao-tao-quoc-te-tai-viet-nam-196241024220847569.htm

Cùng chủ đề

Quy định mới về lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 134/2024/NĐ-CP ngày 24/10/2024 quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng. ...

Top những điểm tham quan, giải trí không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng

Cầu Sông HànNối hai quận Hải Châu và quận Sơn Trà, cầu Sông Hàn là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng nói riêng, cũng như của người Việt Nam nói chung. Cầu Sông Hàn hiện là một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Đà Nẵng.Những địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng như chùa Linh Ứng, đỉnh Bàn Cờ,... đều tọa lạc tại bán đảo Sơn Trà. Khí hậu nơi đây...

Trên đối tác ngân hàng

...

Nắm bắt thời cơ, vận hội mới trong “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Thời gian qua, trong nhiều bài viết, bài phát biểu tại các hội nghị, diễn đàn trong nước và quốc tế, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh khái niệm “khởi điểm mới”, “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Thông điệp này cũng là định hướng lớn đã được Hội nghị Trung ương 10 thống nhất trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Trong bài viết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng hôm nay, 25-10: Bật tăng trở lại

(NLĐO) – Sau một phiên giảm mạnh, giá vàng hôm nay đã đảo chiều đi lên khi đồng USD giảm giá, lãi suất trái phiếu Mỹ kém hấp dẫn. ...

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhận chứng nhận đạt chuẩn chất lượng của FIBAA

(NLĐO)- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và 15 chương trình đào tạo của trường được Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA công nhận đạt chuẩn chất lượng ...

Chứng khoán ngày mai, 25-10: VN-Index sẽ ra sao?

(NLĐO)- Công ty chứng khoán dự báo có khả năng thị trường sẽ tiếp tục lùi bước trong phiên giao dịch tiếp theo và kiểm tra vùng hỗ trợ 1.240 – 1.250 điểm ...

Hiệu trưởng nói về thông tin “trường yêu cầu tự nguyện để lại điều hoà”

(NLĐO) - Trường Tiểu học Tiểu La - Đà Nẵng khẳng định phản ánh của phụ huynh là không chính xác, chủ trương lắp điều hoà được thực hiện đúng quy định. ...

Giá bán vàng nhẫn 99,99 vượt mặt vàng miếng SJC

(NLĐO) – Không ít người bán vàng bất ngờ khi doanh nghiệp mua vào vàng nhẫn 99,99 cao hơn vàng miếng SJC cả triệu đồng. ...

Bài đọc nhiều

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Sinh viên tí hon bị nhầm là trẻ tiểu học: Mồ côi mẹ, đến trường bằng gánh rau của bà

Bố mẹ ly hôn, mẹ mất, có thân hình nhỏ bé so với bạn bè đồng trang lứa... tất cả những thách thức đó không đủ đánh gục nam sinh “tí hon” Nguyễn Công Bách (xã Châu Phong, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh) chinh phục ước mơ vào đại học. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Công Bách “lọt thỏm” trong hơn 3.300 tân sinh viên. Chàng sinh viên năm...

Bộ GDĐT bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất trình Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã bỏ đề xuất miễn học phí cho con của giáo viên. Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ...

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất không công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền là một trong những điểm mới được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15) quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo...

Cùng chuyên mục

Cần chính sách đặc biệt, đặc thù

Bộ Y tế từng thống kê, sau dịch Covid-19 bùng phát, ngành y tế ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc...

Tăng thêm đãi ngộ, tiền lương mới của giáo viên được tính thế nào?

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác. ...

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất không công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền là một trong những điểm mới được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15) quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo...

Nữ giảng viên gen Z trẻ nhất ĐH Bách khoa Hà Nội

Trở thành giảng viên của ĐH Bách khoa Hà Nội, Ngọc My nhiều lần bị sinh viên nhận nhầm là bạn cùng lớp, thậm chí cô còn được học trò... rủ tham gia làm chung bài tập nhóm. Cô giáo Trịnh Ngọc My, sinh năm 1999, hiện là giảng viên nhóm chuyên môn Lý thuyết tiếng Anh, khoa Ngoại ngữ, ĐH Bách khoa Hà Nội. Cô My được tuyển dụng từ tháng 5, trở thành giảng viên trẻ nhất của...

Xúc động với câu chuyện “Nâng bước em tới trường” của bộ đội biên phòng Việt Nam dành cho trẻ em Lào

Chương trình “Nâng bước em tới trường” của bộ đội biên phòng Việt Nam dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn của nước bạn Lào trong chương trình “Giao lưu công tác chính trị và...

Mới nhất

Thị trường hồ tiêu có thể sẽ phục hồi và phát triển trở lại?

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/10/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/10 thế nào? Giá tiêu hôm nay ngày 25/10/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng 500 - 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua,...

Bình Dương kiểm tra tiền công đức các di tích văn hoá, đền chùa

(CLO) Tỉnh Bình Dương vừa ban hành kế hoạch kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử văn hóa, chùa, miếu....

Hội nghị AMAF lần thứ 46: Hợp tác vì nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực

(PLVN) - Ngày 24/10, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 46 dưới sự chủ trì của Myanmar tổ chức theo hình thức trực tuyến. Các bên tham gia đã xác định 8 lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác nông nghiệp khu vực. Hai vấn đề quan trọng của nông nghiệp khu vực Hội nghị...

“Giấc mơ” giáo sư, tiến sĩ

Những ngày qua, dư luận không ngớt bàn tán về việc Bộ GD&ĐT yêu cầu 2 trường đại học thu hồi bằng cử nhân, tiến sĩ đã cấp cho một vị trụ trì ngôi chùa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi xác định bằng cấp 3 của người này không hợp pháp. ...

Tổng thống Putin kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại thành phố Kazan của Nga, Tổng thống Vladimir Putin lưu ý Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực vào năm 1945. Trong gần 8 thập kỷ qua, nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc "đóng vai trò là nền tảng của quan hệ quốc tế và...

Mới nhất