Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần chính sách đặc biệt, đặc thù

Cần chính sách đặc biệt, đặc thù

Bộ Y tế từng thống kê, sau dịch Covid-19 bùng phát, ngành y tế ghi nhận gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc hoặc chuyển công tác. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng lớn nhân viên y tế nghỉ việc là thu nhập quá thấp so với mức sống.

15.000 ĐỒNG TIỀN ĂN KHÔNG CÒN PHÙ HỢP

Theo ông Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28.12.2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định các mức phụ cấp đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phòng chống dịch gồm: phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp chống dịch và mức hỗ trợ tiền ăn. Sau nhiều năm áp dụng, với tình hình kinh tế – xã hội, đời sống như hiện nay, các mức phụ cấp áp dụng đã không còn phù hợp, cần điều chỉnh để tương xứng với sức lao động.

Đào tạo bác sĩ, nghịch lý học phí và lương: Cần chính sách đặc biệt, đặc thù- Ảnh 1.

Một số ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng chính sách lương, phụ cấp của y bác sĩ cần được quan tâm cải thiện

Điển hình như mức phụ cấp trực 24/24 là 115.000 đồng/người/phiên trực, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/phiên trực đối với BV hạng 1, hạng đặc biệt. Như vậy là quá thấp, không còn phù hợp với tình hình vật giá, cần phải thay đổi theo hướng tăng thêm để người lao động có thể tái tạo sức lao động, đặc biệt là lao động về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe.

Tương tự, mức phụ cấp phẫu thuật của bác sĩ phẫu thuật viên chính cho ca mổ loại đặc biệt là 280.000 đồng/ca, ca mổ loại 1 là 125.000 đồng/ca không còn phù hợp. Một ca mổ đặc biệt thông thường kéo dài 4 – 6 giờ, thậm chí có ca trên 8 giờ, nhưng tổng mức phụ cấp chỉ 1,48 triệu đồng cho một ê kíp phẫu thuật bao gồm 7 người, trong đó phẫu thuật viên chính được 280.000 đồng/ca. Mức phụ cấp như vậy thật sự không tương xứng với sức lao động của bác sĩ.

KHÔNG “GIỮ CHÂN” BÁC SĨ GIỎI Ở BV CÔNG, NGƯỜI BỆNH NGHÈO THIỆT THÒI

Bộ Y tế đang xây dựng đề xuất tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, tăng tiền trực, tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay. Đề xuất này thay thế các mức phụ cấp được ban hành từ năm 2011, dự kiến ban hành trong năm 2024.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Trong đó, nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm: tăng tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; tăng mức tiền trực và tiền ăn cho cán bộ y tế phù hợp với chỉ số trượt giá và giá tiêu dùng hiện nay.

Chia sẻ thêm về phụ cấp chuyên môn, một giám đốc BV ngoại khoa tại Hà Nội cho hay hiện phụ cấp bác sĩ mổ là 150.000 đồng/ca, dù đó là ca mổ với các bệnh thông thường hay ca mổ lớn. “Cứu mạng người là vô giá, chúng ta không nên bàn “giá tiền” cho sự sống. Tuy nhiên, cần đảm bảo cho bác sĩ BV công có thu nhập phù hợp để trang trải cho cuộc sống, lo cho gia đình, lo cho con cái học tập”, vị này nói.

“Ngành y tế đang đề xuất điều chỉnh phụ cấp, tôi không rõ là nâng lên bao nhiêu, so với phụ cấp áp dụng đã lâu. Nhưng tôi cho rằng nếu ai đó còn đang nâng lên đặt xuống nên thêm bao nhiêu tiền cho một bác sĩ, nhân viên y tế thì hãy nghĩ đến lúc họ hoặc người thân của họ cần đi chữa bệnh, được chữa bệnh và chăm sóc. Bởi vậy, nên quyết định, chứ đừng nâng lên đặt xuống thêm nữa”, một bác sĩ chia sẻ.

Bác sĩ này cho rằng: “Đúng là nhiều bác sĩ BV công đã sang BV tư với mức lương cao hơn rất nhiều. Nhưng đừng kỳ thị họ, đừng nói rằng đó là chảy máu chất xám, vì ở đâu họ cũng làm tốt công việc của mình. Bác sĩ ở đâu cũng làm nghề với năng lực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là các bác sĩ giỏi sang BV tư là nơi chỉ dành cho người nhiều tiền, còn người bệnh BHYT, người bệnh nghèo bớt đi cơ hội được khám chữa bệnh bởi các bác sĩ giỏi. Do đó, nếu không “giữ chân” bác sĩ giỏi ở BV công, thì người bệnh nghèo thiệt thòi hơn”.

CHÍNH SÁCH LƯƠNG, PHỤ CẤP CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM CẢI THIỆN

Chia sẻ góc nhìn về những bất cập lương, phụ cấp của các bác sĩ, đại biểu Quốc hội Lê Thị Ngọc Linh (đoàn Bạc Liêu) phân tích: Đào tạo y bác sĩ thường có thời gian dài hơn, bình thường 6 năm, có thể lên tới 7 năm, chi phí cho việc đào tạo cũng rất lớn. Tuy nhiên, khi bác sĩ tốt nghiệp ra trường thì lương rất thấp, đặc biệt là các bác sĩ về tuyến tỉnh, tuyến huyện, lương càng thấp hơn. Cũng vì thế, nhiều bác sĩ sau khi tốt nghiệp không về tuyến tỉnh làm việc mà ở lại TP để có thu nhập cao hơn. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực ở các tuyến tỉnh, tuyến huyện, gây khó khăn cho công tác khám chữa bệnh cho các tuyến này, ảnh hưởng tới người dân.

Ngành y tế đang đề xuất điều chỉnh phụ cấp, tôi không rõ là nâng lên bao nhiêu, so với phụ cấp áp dụng đã lâu. Nhưng tôi cho rằng nếu ai đó còn đang nâng lên đặt xuống nên thêm bao nhiêu tiền cho một bác sĩ, nhân viên y tế thì hãy nghĩ đến lúc họ hoặc người thân của họ cần đi chữa bệnh, được chữa bệnh và chăm sóc. Bởi vậy, nên quyết định, chứ đừng nâng lên đặt xuống thêm nữa.

Một bác sĩ tại Hà Nội

Do đó, chính sách lương, phụ cấp của y bác sĩ cần được quan tâm cải thiện. Điều này sẽ giúp thu hút đội ngũ y bác sĩ trẻ, giỏi về các tuyến tỉnh, huyện công tác. Khi năng lực khám chữa bệnh của tuyến tỉnh, huyện được nâng lên với nguồn nhân lực giỏi sẽ hạn chế được bệnh nhân phải lên tuyến trên khám chữa bệnh. Như vậy, vừa đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân, vừa hỗ trợ, thúc đẩy người dân tham gia BHYT, thu hút được các y bác sĩ giỏi về tuyến tỉnh, huyện.

Hiện tại, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm lương của giáo viên, quy định xếp lương giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang, bảng lương đơn vị hành chính sự nghiệp. Ngành y cũng là ngành rất quan trọng, vì nếu giáo viên là đào tạo con người thì y bác sĩ làm công tác cứu chữa người. Đây là hai lĩnh vực rất quan trọng, song hành với nhau. Do đó, nếu được, đề nghị Quốc hội, Chính phủ nên xem xét chế độ lương, phụ cấp của y bác sĩ cũng như của giáo viên để họ yên tâm trong công tác cứu chữa người, cống hiến cho xã hội.

Trước thực tế chi phí đào tạo ngành y “đắt đỏ”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Hoàng (đoàn Thái Nguyên), Giám đốc BV T.Ư Thái Nguyên, cho hay đào tạo bác sĩ hiện nay học phí rất cao, nhất là ở các trường đào tạo tự chủ, được quyết định mức học phí. Học phí đào tạo bác sĩ so với mặt bằng chung của các trường ĐH ngành nghề khác rất là cao. Bên cạnh đó, đào tạo bác sĩ cũng dài hơn, tốt nghiệp bác sĩ rồi còn phải tiếp tục học thêm nữa.

Đào tạo bác sĩ, nghịch lý học phí và lương: Cần chính sách đặc biệt, đặc thù- Ảnh 2.

Cần đãi ngộ “giữ chân” bác sĩ giỏi ở BV công để tránh thiệt thòi cho người bệnh nghèo, những người không có khả năng chi trả mức phí cao với dịch vụ y tế

“Tôi cho rằng ngành bác sĩ được coi là một nghề đặc biệt thì cũng cần có chính sách đặc biệt, đặc thù giống như giáo viên. Y bác sĩ hiện nay lương cơ bản giống như các viên chức khác. Một số đơn vị tự chủ có thể có thêm một phần thu nhập tăng thêm, nhưng các đơn vị chưa tự chủ hoặc y tế cơ sở không có thu nhập tăng thêm cũng hơi khó khăn. Và sẽ khó thu hút được y bác sĩ giỏi về phục vụ ở vùng sâu, vùng xa và các bệnh viện tuyến dưới”, đại biểu Nguyễn Công Hoàng nêu ý kiến.

Đại biểu Hoàng cũng cho rằng nên có một chính sách lương, phụ cấp đối với y bác sĩ tốt hơn, đồng thời có thể nghiên cứu có một luật về y bác sĩ giống như luật Nhà giáo đang trình Quốc hội. Có như vậy, theo ông Hoàng, sau này mới có giải pháp chiến lược để phát triển y tế cơ sở được.

Điều chỉnh các chế độ phụ cấp, lẽ ra phải được thực hiện từ lâu

Quyết định số 73/2011 có hiệu lực từ đầu năm 2012, đến nay đã hơn 12 năm. Thời điểm ban hành quyết định, mức lương cơ sở là 830.000 đồng/tháng, nay mức lương cơ sở được điều chỉnh 8 lần, hiện ở mức

2,34 triệu đồng/tháng, nghĩa là tăng 182%, thế nhưng các chế độ phụ cấp liên quan đến phẫu thuật, thủ thuật, tiền trực và tiền ăn vẫn chưa được điều chỉnh tương ứng.

Thực tế trên đòi hỏi phải có sự điều chỉnh tăng phụ cấp, nhằm phù hợp với công sức, mức sống của nhân viên ngành y, giúp cải thiện đáng kể đời sống của nhân viên y tế để họ yên tâm công tác. Tôi đã nhiều lần có kiến nghị việc điều chỉnh các chế độ phụ cấp cho nhân viên ngành y, lẽ ra việc này phải được thực hiện từ lâu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức




Nguồn: https://thanhnien.vn/dao-tao-bac-si-nghich-ly-hoc-phi-va-luong-can-chinh-sach-dac-biet-dac-thu-185241024220908563.htm

Cùng chủ đề

Rà soát quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao đề xuất của Chính phủ về quy định cơ chế thanh toán thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) bảo hiểm y tế (BHYT) để bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT. Tuy nhiên, cần cân nhắc chỉ nên coi đây là giải pháp tình thế để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế; còn về lâu...

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM: Nhiều kỹ thuật y tế ngang tầm thế giới, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cho rằng nhiều kỹ thuật y tế tại TP đã phát triển ngang tầm với thế giới, cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Ngày 24-10, Sở Y tế TP.HCM đã...

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan: Bác sĩ không mong muốn bệnh nhân ra ngoài mua thuốc

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT). Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dự án luật điều chỉnh cơ chế thanh toán cũng như hỗ trợ người dân khi đi khám, chữa bệnh theo cấp chuyên môn kỹ thuật.Bởi theo Luật Khám, chữa bệnh từ 1/1/2025 thì sẽ không còn tên gọi tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến xã...

Học phí đào tạo bác sĩ cao gấp nhiều lần ngành khác

Hiện nay mức học phí cao nhất để theo học bác sĩ trường công lập ở Việt Nam trên 80 triệu đồng/năm và trường tư thục lên 180 triệu đồng/năm. Học phí đào tạo bác sĩ được xác định cao nhất trong số...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc

Ngày 24.10, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư Tô Lâm đã tiếp thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy T.Ư Trung Quốc, đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của thượng tướng Trương Hựu Hiệp trong việc cụ thể hóa nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, góp...

Bà Harris đang giảm lợi thế

Giới quan sát đánh giá bà Kamala Harris không còn giữ lợi thế trước ông Donald Trump như giai đoạn đầu cuộc tranh cử. ...

Bài đọc nhiều

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Sinh viên tí hon bị nhầm là trẻ tiểu học: Mồ côi mẹ, đến trường bằng gánh rau của bà

Bố mẹ ly hôn, mẹ mất, có thân hình nhỏ bé so với bạn bè đồng trang lứa... tất cả những thách thức đó không đủ đánh gục nam sinh “tí hon” Nguyễn Công Bách (xã Châu Phong, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh) chinh phục ước mơ vào đại học. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Công Bách “lọt thỏm” trong hơn 3.300 tân sinh viên. Chàng sinh viên năm...

Bộ GDĐT bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất trình Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã bỏ đề xuất miễn học phí cho con của giáo viên. Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ...

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất không công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền là một trong những điểm mới được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15) quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo...

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất không công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền là một trong những điểm mới được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15) quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo...

Xúc động với câu chuyện “Nâng bước em tới trường” của bộ đội biên phòng Việt Nam dành cho trẻ em Lào

Chương trình “Nâng bước em tới trường” của bộ đội biên phòng Việt Nam dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn của nước bạn Lào trong chương trình “Giao lưu công tác chính trị và...

FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

(ĐCSVN) - Chiểu 24/10, Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation) đã trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục và 15 chương trình đào tạo cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. FIBAA là tổ chức đảm bảo chất lượng của chính phủ Thụy Sỹ có trụ sở đồng thời tại Đức và Thụy Sỹ, thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và phát triển các...

Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

(Tổ Quốc) - Ngày 24/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thông tin một số điểm mới về dự thảo Luật Nhà giáo và dự thảo Luật Nhà giáo bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8. ...

Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận cân nhắc cho học sinh nghỉ tránh bão số 6

Trong công điện gửi tới Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận tối 24/10, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lớn. Đồng thời, tổ chức trực ban 24/24 giờ, thực hiện phương châm "bốn tại chỗ"; thường xuyên giữ liên hệ với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ để có phương án ứng phó kịp thời."Các địa...

Mới nhất

“Giấc mơ” giáo sư, tiến sĩ

Những ngày qua, dư luận không ngớt bàn tán về việc Bộ GD&ĐT yêu cầu 2 trường đại học thu hồi bằng cử nhân, tiến sĩ đã cấp cho một vị trụ trì ngôi chùa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi xác định bằng cấp 3 của người này không hợp pháp. ...

Ngân hàng nào quán quân chi trả thu nhập?

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, thu nhập bình quân mỗi nhân viên Techcombank lên đến 48 triệu đồng/tháng. Với con số này, liệu Techcombank có giữ được ngôi vị là ngân hàng có chế độ đãi ngộ cho nhân viên tốt nhất hệ thống? Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu nhập bình quân...

Venezuela, Malaysia muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam

Đó là chia sẻ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Bộ trưởng Kinh tế Malaysia Rafizi Ramli khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Kazan (Nga). Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong cuộc gặp ở Nga ngày 24-10 - Ảnh: ĐOÀN BẮC Ngày 24-10, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội...

Hé lộ không gian truyền cảm hứng của triển lãm Sống như nhà đầu tư tại Hà Nội

Tiếp nối sự kiện "Sống như nhà đầu tư" thu hút khán giả tại TP.HCM, Dragon Capital Việt Nam tiếp tục mang không gian nghệ thuật ra Hà Nội với phong cách vừa đậm hơi thở phố cổ, vừa đan xen tinh thần hiện đại. Hé lộ không gian truyền cảm hứng của triển lãm "Sống như nhà đầu tư"...

Đài Tiếng nói Việt Nam tập huấn kỹ năng làm podcast cho phóng viên khu vực Tây Bắc

(CLO) Ngày 24/10, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc tổ chức...

Mới nhất