Trang chủDu lịchẨm thựcNgất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An...

Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang

(NLĐO) – Đặc sản tung lò mò của người Chăm giờ đây đã là thương hiệu đặc sản An Giang, được công nhận là 1 trong 6 sản phẩm đầu tiên của tỉnh này đạt chuẩn OCOP 3 sao, trở thành món ăn phổ biến với nhiều người.

Người Chăm tại An Giang nổi tiếng gần xa với 2 đặc sản là dệt thổ cẩm và tung lò mò. Trong đó, khi nói đến tung lò mò, nhiều người biết ngay là đặc sản mà chỉ ở vùng đất Châu Phong mới có.

Clip Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang

“An Giang có nhiều làng Chăm và tỉnh khác cũng có những làng người Chăm sinh sống, nhưng hầu như không ai sản xuất tung lò mò để bán như tại Châu Phong này. Đó cũng là nét độc đáo, đáng tự hào của người Chăm nơi đây” – ông Hứa Hoàng Vũ (tên tiếng Chăm là Salếch), chủ cơ sở sản xuất kinh doanh lạp xưởng bò Anas ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu – cho biết.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 2.

Thịt và mỡ bò được băm nhuyễn bằng máy nên có kích cỡ khá đều nhau

Với lối sống cộng đồng theo làng, người Chăm có truyền thống chia sẻ thức ăn cho nhau. Vào những dịp lễ, Tết truyền thống, những gia đình khá giả thường làm thịt bò rồi chia cho người nghèo trong làng. Số thịt nhiều, sợ ăn không kịp nên có người đã băm nhỏ ra rồi dồn vào ruột bò, sau đó đem treo ở gác bếp để ăn dần. Thấy món lạ mà ăn ngon, mùi vị độc đáo nên nhiều gia đình học cách làm theo.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 3.

Công đoạn dồn thịt và mỡ bò vào ruột bò giờ đây có sự giúp sức của máy móc nên năng suất tăng gấp nhiều lần

Nhiều người có thâm niên sản xuất món đặc sản này cho biết làm tung lò mò phải là thịt bò nóng. Con bò sau khi mỗ, người thợ sẽ lọc gân lấy thịt và bắp bò, rồi dùng gừng để khử mùi. Máy xay nhuyễn thịt sẽ làm công đoạn tiếp theo khi thịt và mỡ bò được để vào cối theo tỉ lệ 8 thịt 2 mỡ.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 4.

Sau khi được dồn đầy thịt, mỗi sợi tung lò mò dài hơn 1m, sau đó được cột lại thành từng đoạn chừng 10cm

Gia vị chế biến là tiêu, tỏi, đường, muối được pha theo công thức có sẵn. Mọi thứ đã sẵn sàng thì người thợ cho thịt vào ruột bò, dùng dây thắt từng khúc dài chừng ngón tay. Cuối cùng, tung lò mò được phơi lên giàn tầm 3 nắng là thành phẩm.

Điều đặc biệt là tung lò mò của người Chăm phải là thịt bò từ người trong đạo làm thịt, chứ không thể mua bò từ người bên ngoài về làm. Thịt bò làm tung lò mò phải tươi và bỏ hết huyết, vì vậy thịt cũ, thịt bò bệnh chết đều không thể làm.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 5.

Trước khi đem tung lò mò đi phơi thì người sản xuất phải cột thành các đoạn ngắn

Đặc thù của tung lò mò là có vị chua nhẹ, không sử dụng chất bảo quản. Do đó, nếu thực khách chưa sử dụng liền thì đem tung lò mò bỏ vào ngăn tủ đông. Khi ăn, rã đông là chế biến bằng cách nướng, luộc hoặc áp chảo…”.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 6.

Tung lò mò được phơi trên các giàn phơi ở nơi cao, tránh bụi

Hiện nay, nhiều người Chăm đã đầu tư máy băm thịt, trộn thịt và nén thịt trong các công đoạn sản xuất tung lò mò, nhờ vậy năng suất tăng từ vài chục ký lên trên 200kg/ngày cho một cơ sở.

“Trước thời điểm có dịch Covid-19, tung lò mò của chúng tôi cung ứng ra thị trường từ 1-1,5 tấn mỗi tháng. Những dịp lễ, Tết thì sản xuất cả ngày, cung ứng ra ngoài từ 6-8 tấn. Tuy nhiên năm nay, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ sản xuất tầm 20% so với cùng kỳ mấy năm trước dịch”- ông Vũ thông tin.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 7.

Sản phẩm tung lò mò được đóng, hút chân không, bảo quản trong tủ lạnh

Ông Chau Aly, cán bộ nông nghiệp xã Châu Phong, cho biết ở địa phương có nhiều gia đình người Chăm và người Kinh sản xuất tung lò mò, nhưng đa số đều sản xuất nhỏ lẻ, nên chỉ bán cho dân trong xã hay du khách đến tham quan làng Chăm. Chỉ có Anas là cơ sở đầu tiên đến thời điểm này đã đăng ký thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của người Chăm ở Châu Phong.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 8.

Tung lò mò được chế bằng cách áp chảo khá đơn giản

Theo ông Nguyễn Anh Phương, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu, từ món ăn truyền thống lâu đời của người Chăm, tung lò mò giờ đây đã là thương hiệu đặc sản An Giang, được công nhận là 1 trong 6 sản phẩm đầu tiên của tỉnh này đạt chuẩn OCOP 3 sao, trở thành món ăn phổ biến với nhiều người.

“Thị trường của đặc sản tung lò mò rất ổn định, trải dài khắp khu vực ĐBSCL, thậm chí ra đến Hà Nội. Chúng tôi vẫn thường xuyên kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm của những cơ sở sản xuất sao cho thật an toàn trước khi đưa ra thị trường” – ông Phương khẳng định.

CLIP: Ngất ngây với đặc sản tung lò mò của người Chăm An Giang - Ảnh 9.

Tung lò mò lên dĩa có mùi thơm và màu sắc rất bắt mắt

Chia sẻ về đặc sản của dân tộc mình, một người Chăm ở Châu Phong tỏ ra phấn khởi: “Trải qua hàng trăm năm, đến nay, sản phẩm tung lò mò – niềm tự hào của cộng đồng Chăm Islam tỉnh An Giang – đã đến được với người tiêu dùng trong cả nước. Người Chăm chúng tôi vẫn sẽ tiếp nối giữ gìn chất lượng đặc sản này mãi về sau”.



Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/clip-ngat-ngay-voi-dac-san-tung-lo-mo-cua-nguoi-cham-an-giang-20211225145350535.htm

Cùng chủ đề

Tìm cách đánh thức tiềm năng du lịch Quốc Oai

Kinhtedothi - Để Quốc Oai trở thành điểm đến hút khách đòi hỏi chính quyền địa phương nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối các điểm đến du lịch với doanh nghiệp lữ hành. Đó là “hiến kế” của các doanh nghiệp với UBND huyện Quốc Oai tại cuộc khảo sát điểm đến du lịch Quốc Oai (15/11). Vùng đất giầu tiềm năng Huyện Quốc Oai với lợi thế địa hình bán sơn địa, đồng bằng xen lẫn đồi...

An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế

Tối 14/11, tại TP.Châu Đốc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024)- phu nhân Danh thần...

Giám đốc Sở Giao thông vận tải được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh

HĐND tỉnh An Giang bầu ông Ngô Công Thức – Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026. Sáng 13/11, HĐND tỉnh An Giang tổ chức...

Đến An Giang, thưởng thức món ‘vũ nữ chân dài’

Món khô nhái ở An Giang được gọi với cái tên mĩ miều là “vũ nữ chân dài” hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương.

Món ‘vũ nữ chân dài’ ở An Giang đắt ngang tôm hùm, khách ăn sạch cả xương

Không chỉ có tên gọi mĩ miều, đặc sản “vũ nữ chân dài” ở An Giang còn hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương. “Vũ nữ chân dài” là tên gọi khác của món khô nhái. Món ăn này có mặt tại nhiều tỉnh thành miền Tây nhưng phổ biến hơn cả là ở An Giang. Theo người dân địa phương, món khô nhái có xuất xứ từ Campuchia. Khi du nhập vào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Thuận ưu đãi cao nhất cho các dự án du lịch, năng lượng tái tạo

(NLĐO) – Mức ưu đãi cao nhất trong khung quy định được tỉnh Ninh Thuận áp dụng để mời gọi đầu tư vào loạt dự án thương mại, du lịch, năng lượng tái tạo... ...

Cung ứng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho miền Trung

(NLĐO) - Ngày 15-11, Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng (Bộ VHTTDL) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025 và chào đón tân sinh viên. ...

Đánh giá chất lượng 3 chương trình đào tạo tại Trường ĐH Cửu Long

(NLĐO) - Theo kế hoạch, đợt khảo sát chính thức tại Trường ĐH Cửu Long sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18-11 ...

Làng trồng rau của Việt Nam nhận giải thưởng thế giới

(NLĐO) – Vượt qua 260 hồ sơ đăng ký từ 60 quốc gia, Làng rau Trà Quế tại tỉnh Quảng Nam được trao giải thưởng "Làng Du lịch tốt nhất" của UN Tourism. ...

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu

(NLĐO) - Sau 3 năm khởi công, điện Thái Hoà sắp hoàn thành trùng tu, sẵn sàng đón du khách vào tham quan trở lại. ...

Bài đọc nhiều

“Ngày hội ẩm thực – Món ngon từ thịt đà điểu”

(NLĐO)- Tại Công viên Du lịch Yang Bay (tỉnh Khánh Hòa),Tổng công ty Khánh Việt tổ chức "Ngày hội ẩm thực – Món ngon từ thịt đà điểu" với nhiều món ăn đặc sắc ...

Đăk Na – Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.Trưa 14/11, UBND tỉnh Sóc Trăng...

Cùng chuyên mục

Hảo Hảo đón tuổi 24 với triệu quà tặng khách hàng

Để tri ân khách hàng đã ủng hộ suốt hơn 2 thập kỷ, Hảo Hảo triển khai chương trình khuyến mại lớn với tổng giá trị giải thưởng hơn 18,5 tỉ đồng, khuấy động sự hào hứng tham gia từ người tiêu dùng cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 24 năm sinh nhật rộn ràng Hảo Hảo - thương hiệu mì ăn liền được chọn mua hàng đầu tại Việt Nam - đã triển khai một số hoạt động thiết...

Dacha: Cách sống gắn bó chặt chẽ với ẩm thực của người Nga xưa và nay

Một trong số những yếu tố thu hút chúng ta trải nghiệm cuộc sống nông thôn chính là những bữa ăn tươi mới với những nguyên liệu được lấy trực tiếp từ vườn tược, chuồng trại quanh nhà. Những mùa Hè ở nông thôn ấy đã trở thành một truyền thống đối với người dân thành thị, một lối sống nhàn nhã, chừng mực hầu như không thể có giữa sự hối hả...

Đăk Na – Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.Trưa 14/11, UBND tỉnh Sóc Trăng...

Khách Tây trở lại Hà Nội vì một món gây thương nhớ, khen ‘ngon nhất từng ăn’

Trở lại Hà Nội, hai vị khách Tây tìm đến một quán vỉa hè mà họ từng ghé cách đây 7 năm và bất ngờ vì món ăn yêu thích vẫn giữ hương vị hấp dẫn như trước. Danny (đến từ Anh) và Diggy (người Ba Lan) đam mê du lịch và từng đặt chân đến nhiều vùng đất. Vì yêu thích văn hóa và ẩm thực Hà Nội, hai vị khách Tây quyết định thực hiện chuyến đi dài...

Mới nhất

Truy tìm chủ nha khoa mở ‘chui’ lấy tiền khách hàng rồi đóng cửa

Một phòng khám nha khoa tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hoạt động không phép, lấy tiền khách hàng rồi… âm thầm đóng cửa. ...

Công nghệ số, giống và chế biến là trụ cột chính của ngành lâm nghiệp

Giai đoạn mới, ngành lâm nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, như: các vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn ra, khai thác thác tài nguyên rừng không bền vững dẫn đến suy thoái hệ sinh thái rừng; cạnh tranh thương mại đối với các mặt hàng từ gỗ ngày càng...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính...

(MPI) - Dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào và Phó Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Viêng-xạ-vẳn Vị-Lay-phon, trong hai ngày 11-12/11/2024, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào đã diễn ra Hội nghị chuẩn bị nội dung cho...

điều động, bổ nhiệm 3 Giám đốc Sở

Kinhtedothi - Ngày 15/11, tỉnh Ninh Bình công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngày 15/11, ông Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã trao các quyết định của UBND tỉnh Ninh...

Tìm cách đánh thức tiềm năng du lịch Quốc Oai

Kinhtedothi - Để Quốc Oai trở thành điểm đến hút khách đòi hỏi chính quyền địa phương nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối các điểm đến du lịch với doanh nghiệp lữ hành. Đó là “hiến kế” của các doanh nghiệp với UBND huyện Quốc Oai tại cuộc khảo sát điểm đến du lịch Quốc Oai...

Mới nhất