Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổKết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí...

Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên

Chia sẻ với TG&VN bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 tại Quảng Ninh ngày 23/10, GS. Dewi Fortuna Anwar, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trung tâm Nghiên cứu Habibie, Indonesia đánh giá vai trò của UNCLOS, triển vọng của COC và quan điểm về một trật tự đa cực.

Biển Đông
GS. Dewi Fortuna Anwar (ngoài cùng bên phải) tham dự phiên thảo luận II trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16. (Ảnh: PH)

Thưa bà, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về bản chất của trật tự đa cực hiện nay, liệu là “hòa bình nóng”, “chiến tranh lạnh” hay “cùng tồn tại Hòa bình”, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

Nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu rằng chúng ta có thực sự đang tiến tới một thế giới đa cực hay không? Tôi cho rằng thế giới của chúng ta đang phức tạp hơn trước rất nhiều và đang tiến tới một thế giới đa cực phức tạp. Tình hình quốc tế có nhiều khác biệt so với thời kỳ chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc dần trở nên căng thẳng.

Đánh giá những gì đang xảy ra ở Biển Đông, tôi cho rằng đây không phải là những xung đột công khai xong cũng chưa thực sự có được hòa bình, vì vậy, sử dụng thuật ngữ “hòa bình nóng” tại Biển Đông là rất phù hợp. Trong bối cảnh đó, chúng ta mong muốn đảm bảo rằng ASEAN không phải đối mặt với xung đột ở khu vực, do vậy, tôi kỳ vọng tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể bao trùm hơn, dựa trên các chuẩn mực và giá trị của ASEAN trong khuôn khổ Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, thúc đẩy sự chung sống hòa bình, quyền tự chủ chiến lược của ASEAN và duy trì vai trò trung tâm.

Bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đối thoại trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại Biển Đông? Đối thoại là phương cách truyền thống chúng ta vẫn luôn hướng tới để quản lý bất đồng, hiện nay, chúng ta có cần lưu ý gì thêm hay không?

Tôi cho rằng đối thoại có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì có thể xây dựng lòng tin. Chúng ta có thể không đồng ý về một số nguyên tắc nhưng cái chúng ta có được là bầu không khí hữu nghị và tin tưởng rằng có thể tiếp tục hợp tác với nhau để kiềm chế các hành vi dễ dẫn đến xung đột.

Đó là lý do tại sao ASEAN muốn lan tỏa cách thức để đảm bảo đối thoại và hợp tác, nơi có thể trao đổi, kể cả những bất đồng nhưng đều thống nhất không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và bất cứ khi nào có xung đột thì cần phải giải quyết xung đột một cách hòa bình. Vì vậy đối thoại và hợp tác ngoài đối thoại là chìa khóa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Biển Đông
GS. Dewi Fortuna Anwar chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam bên lề Hội thảo. (Ảnh: PH)

Bà đánh giá như thế nào về tiềm năng sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, nhiều học giả kỳ vọng vào năm 2026 chúng ta sẽ có một COC đáp ứng được nguyện vọng chung?

Chúng ta sẽ phải làm việc rất chăm chỉ. ASEAN và Trung Quốc cần phải nghiêm túc về vấn đề này dựa trên các quan điểm chung. Nhiều người tỏ ra bi quan về tương lai của COC khi các nước ASEAN nhấn mạnh vào tính toàn vẹn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), là cơ sở về luật pháp trên biển. Trong khi đó, mặc dù là một bên tham gia UNCLOS 1982, nhưng Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông không dựa trên UNCLOS, mà dựa trên các lập luận lịch sử không được UNCLOS công nhận. Thêm nữa, hiện nay cả ASEAN và Trung Quốc vẫn tồn tại những khác biệt cơ bản về quan điểm liên quan đến Biển Đông.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với COC là một bộ quy tắc ứng xử để đảm bảo thiện chí hợp tác với ASEAN từ phía Trung Quốc, ủng hộ quyền tự chủ chiến lược và tính trung tâm của ASEAN, để đảm bảo ngăn ngừa các cuộc đụng độ ngoài ý muốn và khiến căng thẳng leo thang. Chúng ta có quyền hy vọng nhưng kết quả sẽ không phải chỉ nằm ở lời cầu nguyện, nó chỉ có thể đạt được dựa trên sự nỗ lực và ý chí chính trị của các bên.

Hiện nay, nhiều người có vẻ tỏ ra bi quan về giá trị của bản “hiến pháp đại dương” – Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), còn bà thì sao?

UNCLOS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia tỏ ra không tuân thủ UNCLOS. UNCLOS là cơ sở duy nhất hiện nay để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, để phân định ranh giới trong các khu vực hàng hải. Đối với các quốc gia quần đảo như Indonesia, UNCLOS thực sự là chìa khóa cho sự phát triển của đất nước.

Với ASEAN cũng như vậy, Hiệp hội đều nhất quán việc tôn trọng luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS trước các vấn đề liên quan đến ranh giới trên biển. Với Indonesia và Việt Nam, hai nước cũng đã có những nhất trí trong khuôn khổ UNCLOS. Có thể nhiều quốc gia còn chưa đồng nhất trong cách diễn giải UNCLOS nhưng tất cả đều phải thừa nhận rằng đây là cơ sở luật pháp quốc tế quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực biển.

An toàn hàng hải và hàng không có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển, thưa bà?

Rõ ràng, không chỉ các quốc gia trong ASEAN mà còn rất nhiều quốc gia khác có thể sử dụng tuyến hàng hải ở Biển Đông. Vì vậy, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Khu vực Biển Đông là một trong những vùng biển chiến lược và bận rộn nhất, chứng kiến nhiều hoạt động thương mại quốc tế nhộn nhịp.

Sự phát triển, thịnh vượng của kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào sự an toàn của hoạt động hàng hải và hàng không, các biện pháp bảo vệ môi trường biển, chăm sóc nguồn cá, các vấn đề biến đổi khí hậu và an ninh lương thực. Do vậy, chúng ta cần cân nhắc đến lợi ích của các mục đích khác nhau ở Biển Đông.

Trân trọng cảm ơn bà!

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân …

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại …

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS 30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Với việc giải quyết hơn 30 tranh chấp biển trong gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng …

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các …

Nhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích 'chìa khóa' cho căng thẳng ở Biển Đông Nhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích ‘chìa khóa’ cho căng thẳng ở Biển Đông

Bằng cách cùng nhau hợp tác và tôn trọng luật pháp, giải quyết hòa bình tranh chấp, ứng xử một cách minh bạch, công bằng, …





Nguồn: https://baoquocte.vn/tuong-lai-cua-bo-quy-tac-ung-xu-o-bien-dong-ket-qua-khong-den-nho-cau-nguyen-phu-thuoc-vao-y-chi-chinh-tri-cua-cac-ben-291134.html

Cùng chủ đề

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Tin bão Trà Mi mới nhất ngày 24/10, cảnh báo mưa giông trên Biển Đông

Tâm bão Trà Mi đang ở trên đất liền Philippines, sẽ di chuyển vào Biển Đông với tốc độ 15-20km/h. Hiện nay, ở vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, có lúc cấp 8. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1h ngày 24/10, cơn bão Trà Mi có vị trí tâm ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 122,4 độ Kinh Đông, trên...

Bão Trà Mi sắp vào Biển Đông, hướng di chuyển khá ‘hỗn loạn’

Bão Trà Mi đổi hướng liên tục, khả năng vào Biển Đông ngày mai (24/10). Khoảng trưa 26/10, vùng gần tâm bão đạt cấp 12 giật cấp 15; khả năng sau đó bão lại đổi hướng và di chuyển chậm lại. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đến 19h tối nay (23/10), cơn bão TRAMI (tiếng việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines)....

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá giảm 1.000-2.000 đồng; Dự báo sản lượng thịt heo toàn cầu năm 2025 sẽ giảm 1%

Nhìn chung, thị trường heo hơi đã quay lại đà giảm trên cả nước. Đặc biệt, khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã xuất hiện mức 59.000 đồng/kg. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 59.000 - 64.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, dự báo sản lượng thịt heo toàn cầu năm 2025 giảm xuống còn 115,1 triệu tấn.

Cuba đáp trả Mỹ khi bị nói ‘chẳng thấy yêu cầu hỗ trợ nào’, Nga sát cánh ra tuyên bố phản đối mọi sự...

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế kéo dài suốt nhiều thập kỷ qua đối với quốc gia Caribbean.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Khôi phục ghi âm đã xóa trên điện thoại OPPO nhanh chóng

Khôi phục ghi âm đã xóa trên OPPO là vấn đề nhiều người quan tâm. Nay, OPPO cung cấp nhiều cách giúp khôi phục dữ liệu hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết!

Bài đọc nhiều

Từ hoạt động văn hoá ‘Thiêng liêng biển đảo Việt Nam’, khơi gợi trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước

Biển đảo là trái tim Việt Nam, là máu thịt không thể tách rời của đất mẹ Việt Nam. Trái tim ấy đã tạo thành sức mạnh nội sinh của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc chiến đấu, gìn giữ, bảo vệ Tổ quốc. Muôn triệu trái tim hòa chung nhịp đập, đã hun đúc nên một ý chí Việt Nam, tầm vóc Việt Nam. Thiêng liêng biển đảo Việt Nam. Ảnh: Internet. Tối 12.3.2024, tại Nhà hát lớn...

Tàu 468, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân lai kéo thành công tàu cá bị gãy trục chân vịt

Ngày 22/10, Tàu 468, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã lai kéo thành công tàu PY 96091 TS bị gãy trục chân vịt, thả trôi ở vị trí phía tây Bắc đảo Song Tử tây khoảng 14 Hải lý vào neo tại cửa Âu tàu đảo Song Tử Tây an toàn. 30 thợ lặn của Hải quân nỗ lực tìm kiếm 4 nạn nhân mất tích trong sập cầu...

Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai

Sự kiện bên lề Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 - "Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai" chiều ngày 22/10 tại Quảng Ninh. (Ảnh: PH) Nhằm tăng cường kết nối và trao đổi để tìm ra giải pháp đối phó các mối đe dọa...

Vai trò nhân dân, yếu tố quan trọng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới

Vùng biên giới, biển, đảo không chỉ là phên giậu, cửa ngõ của Tổ quốc, là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, mà còn có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của đất nước. Quản lý, giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, canh giữ biên cương của Tổ quốc không chỉ là...

Tôn vinh tổ chức, cá nhân đóng góp xuất sắc cho cộng đồng

Vietnam International Awards 2024 tôn vinh 14 cá nhân người Việt và nước ngoài. (Ảnh: BTC) ...

Cùng chuyên mục

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Tôn vinh tổ chức, cá nhân đóng góp xuất sắc cho cộng đồng

Vietnam International Awards 2024 tôn vinh 14 cá nhân người Việt và nước ngoài. (Ảnh: BTC) ...

Từ hoạt động văn hoá ‘Thiêng liêng biển đảo Việt Nam’, khơi gợi trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước

Biển đảo là trái tim Việt Nam, là máu thịt không thể tách rời của đất mẹ Việt Nam. Trái tim ấy đã tạo thành sức mạnh nội sinh của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc chiến đấu, gìn giữ, bảo vệ Tổ quốc. Muôn triệu trái tim hòa chung nhịp đập, đã hun đúc nên một ý chí Việt Nam, tầm vóc Việt Nam. Thiêng liêng biển đảo Việt Nam. Ảnh: Internet. Tối 12.3.2024, tại Nhà hát lớn...

Vững vàng bảo về chủ quyền lãnh thổ từ chính sách giảm nghèo

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở biên giới nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội khu vực này là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để áp dụng vào những hộ có hoàn cảnh khó khăn, từ đó nhân rộng ra những hộ khác...

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và quản lí cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật, Bộ đội Biên phòng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.  Việt Nam có biên giới trên đất liền với 03 nước Lào,...

Mới nhất

Tổng kết công tác giao lưu công tác đảng, công tác chính trị Cảnh sát biển VN-Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ nhất

Sáng 23/10, Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình giao lưu công tác đảng, công tác chính trị Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ nhất, năm 2024. Trung tướng Bùi Quốc Oai - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam...

Nỗ lực thúc đẩy công nghệ hướng tới phát triển bền vững và bao trùm

Về việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số đối với những nhóm người có ít cơ hội tiếp cận công nghệ mới hơn, ông Kim Yong Sup cho biết: "Samsung luôn theo đuổi tầm nhìn "con người kết nối công nghệ,...

Khúc sông quê ken đặc bè đẹp như tranh hút khách đến cắm trại ở Hòa Bình

(Dân trí) - Sông Bôi đoạn qua xã Sào Báy nước trong vắt nhìn thấu tận đáy, hai bên núi non hùng vĩ, người dân dựng bè cắm trại cho du khách thuê trải nghiệm. Xóm Nà Bờ, xã Sào Báy, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), thời gian gần đây trở nên nổi tiếng khi là điểm du lịch làng...

Quốc hội/Nghị viện Việt Nam – Malaysia sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động nghị viện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược với Malaysia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato' Johari Bin...

Mới nhất