Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTiết học văn "bùng nổ" của khóa học sinh đầu tiên Trường...

Tiết học văn “bùng nổ” của khóa học sinh đầu tiên Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa


Thực hiện trong thời gian 6 tuần nhưng thực tế chỉ có 1 tiết/tuần, cả thầy và trò Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa đã có buổi báo cáo chuyên đề về văn học dân gian với nhiều bất ngờ, thú vị vào ngày 23-10.

Người dân ba miền Bắc, Trung, Nam tỏ tình thế nào?

Với đề tài “Tìm hiểu về đặc điểm ca dao tình yêu đôi lứa”, nhóm học sinh lớp 10A3, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa khiến những người tham dự bất ngờ về sự công phu trong tìm tòi, so sánh ở lĩnh vực nhiều người từng trải qua, đó là…tình yêu đôi lứa. 

Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam lại hoàn toàn khác nhau. Nhất là ở thời phong kiến, để bắt đầu một mối tình, không phải cứ bày tỏ trực tiếp, mặt đối mặt mà thường được đưa vào ca dao như một cách bộc lộ cảm xúc thật trữ tình.

Tiết học văn

Một tiết mục kịch

Tại miền Bắc, vì ảnh hưởng của chế độ lễ giáo, khuôn phép làng xã in sâu trong tâm trí nên cái yêu, cái thương của họ có sự can thiệp sâu của lý trí, chuẩn mực đạo đức… Do đó, người dân Bắc Bộ ít nhiều có sự ràng buộc trong những câu nói, lời yêu của họ. 

Vì vậy, khi nói về tình yêu, họ thường mượn các hình ảnh trầu-cau, mận-đào để thay lời tỏ tình, như: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

Còn ở miền Trung, mảnh đất với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến đến quan niệm và cách thể hiện tình yêu của người miền Trung trong ca dao: “Anh về cuốc đất trồng cau/ Cho em trồng ghé cây trầu một bên/Đôi ta như lứa đôi chim/ Cùng nhau xây đắp ấm êm trọn đời”.

Trong khi đó, người dân miền Nam nổi tiếng với tính tình phóng khoáng, hào sảng. Vì vậy, cách thể hiện tình cảm cũng cởi mở, mãnh liệt: “Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm/Anh phải lòng thầm ba bốn tháng nay”.

Tiết học văn

Học sinh báo cáo chuyên đề

Lý giải về chọn đề tài, em Nguyễn Trương Khánh Hà, thành viên của nhóm 10A3, cho biết văn học dân gian nghe qua tưởng chừng rất khô khan, khó “để vào đầu”, nhưng khi có điều kiện tìm hiểu sâu mới phát hiện ra rất nhiều thú vị, giàu cảm xúc. 

“Chỉ ngay cách tỏ tình, thể hiện nỗi nhớ thương trong tình yêu đôi lứa mà mỗi vùng, miền cũng có cách thể hiện khác nhau. Việc chọn đề tài cũng gần gũi với lứa tuổi của chúng em hiện nay” – Khánh Hà chia sẻ.

Trong khi đó, nhóm học sinh của lớp 10A1 lại chọn đề tài “khó nhằn” hơn đó là những dấu ấn tinh thần của người Ê Đê cổ trong đoạn trích “Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần mặt trời”, một nhóm của lớp 10A2 lại chọn đề tài “Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hy Lạp”.

Điểm khác biệt của Chương trình GDPT 2018

Cô Nguyễn Thị Kim Phượng, giáo viên Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, cho biết trước đây, ở chương trình cũ, học sinh chỉ học các tiết theo phân phối chương trình, không có phần chuyên đề. Việc có chuyên đề ở từng bộ môn trong chương trình GDPT 2018 giúp các em có điều kiện, thời gian tìm hiểu sâu hơn về các mạch kiến thức. 

Tiết học văn

Việc có chuyên đề ở từng bộ môn trong chương trình GDPT 2018 giúp học sinh có điều kiện, thời gian tìm hiểu sâu hơn về các mạch kiến thức.

Với văn học dân gian, chính giáo viên cũng bất ngờ khi các em rất hứng thú khi tự chọn đề tài để thực hiện chuyên đề. Quá trình chọn đề tài, tìm hiểu sâu, nghiên cứu ngoài truyền cảm hứng văn chương còn giúp các em nâng tầm nhận thức. Những đề tài tưởng như xa lạ nhưng lại rất gần gũi, tạo đam mê, khao khát khám phá những điều mới mẻ. 

“Từ học văn học, các em hiểu biết hơn về văn hóa, về lòng tự hào về văn hóa dân tộc. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ra đời trong quá trình làm đề tài và báo cáo chuyên đề như nghiên cứu phong tục tập quán, bảo tồn văn hóa của người Ê Đê…” – cô Phượng cho biết

Tiết học văn

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ra đời trong quá trình làm đề tài và báo cáo chuyên đề

Thầy Ngô Văn Đát, giáo viên hướng dẫn, cho biết trong quá trình tìm đề tài thực hiện chuyên đề và báo cáo, chính các em thực hiện hoàn toàn, từ khâu lên ý tưởng, tìm tư liệu, nghiên cứu, trình chiếu báo cáo… Điều này giúp học sinh rất nhiều trong các khâu để hình thành bài tiểu luận, thuận lợi trong quá trình học tập sau này ở đại học của các em. Ngoài ra còn truyền thói quen đọc sách, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả các mục tiêu của môn ngữ văn 10 ở chương trình 2018.

Theo cô Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, đây là khóa học sinh đầu tiên của ngôi trường mới. Các em chuyên nghiệp, tự tin trong việc chú thích hình ảnh, thể hiện sự tôn trọng bản quyền, làm tiểu luận, viết báo cáo…

“Không cứ phải qua các bài kiểm tra truyền thống, việc có thêm những hình thức học tập mới, sáng tạo sẽ tạo nên những giờ học thú vị, hiệu quả” – cô Thủy gửi gắm.



Nguồn: https://nld.com.vn/tiet-hoc-van-bung-no-cua-khoa-hoc-sinh-dau-tien-truong-thcs-thpt-tran-dai-nghia-196241023173230795.htm

Cùng chủ đề

Bị rút 3 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế, phó giáo sư nghẹn ngào

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, việc các bài báo khoa học của nhóm ông bị rút trên tạp chí quốc tế ảnh hưởng rất lớn tới uy tín, sự nghiệp của ông. Ông nghẹn giọng khi chia sẻ về vấn đề này. Bài báo bị rút vì thay đổi tên tác giả Một nhóm nhà khoa học Việt Nam bị Tạp chí Fuel thuộc NXB Elsevier rút 3 bài báo khoa học. Các bài báo được đăng trong giai đoạn...

Lan tỏa lớn hơn nữa các giá trị di sản mà chúng ta đang gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị

Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, các bảo tàng thuộc Bộ VHTTDL, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.Bà Tô Thị Thu Trang, Giám đốc Bảo...

“Với nghiên cứu khoa học, không bao giờ là quá muộn”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM), 1 trong 11 cá nhân vừa được trao...

Bảo vệ bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Sáng 18/10 tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo về bản quyền trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hội thảo diễn ra dưới hình thực trực tiếp và trực tuyến. ...

Nâng cao và thúc đẩy hoàn thiện quyền tác giả

Toàn cảnh Hội thảo Phát biểu khai mạc tại hội thảo, bà Phạm Thị Kim Oanh nhấn mạnh: Quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng ngày càng được đặt ra trên tất cả các hoạt động kinh tế,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần kiểm soát để tránh đầu cơ, kích giá, thổi giá bất động sản

(NLĐO) - Bảng giá đất mới tại TP HCM vừa công bố với mức tăng kỷ lục tại nhiều quận, huyện. Điều này ảnh hưởng gì đến thị trường và người dân? ...

Gia đình nhà bầu Hiển có vai trò gì tại Ngân hàng SHB?

(NLĐO) – Trong danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ tại ngân hàng SHB, gia đình ông Đỗ Quang Hiển đang nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu? ...

Giá vàng cao kỷ lục, khách bán vàng SJC bất ngờ vì bị trừ phí

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC cao chót vót hướng tới mốc 90 triệu đồng/lượng nhưng khách hàng bán vàng có miếng nhựa bị rách, vàng móp méo sẽ bị trừ chi phí… ...

Đà Nẵng tính mở tour thưởng trà như Bill Gates

(NLĐO) - Đỉnh Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà là nơi tỉ phú Bill Gates thưởng trà được Đà Nẵng dự định tổ chức tour cho khách tham quan. ...

Tàu biển quốc tế CORAL PRINCESS 2.300 khách cập Cảng Cam Ranh

(NLĐO)- Sau khi Cảng Nha Trang ngừng hoạt động, ngày 23-10, tàu biển quốc tế CORAL PRINCESS 2.300 khách cập Cảng quốc tế Cam Ranh. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Ông Vương Tấn Việt tự nguyện giao nộp các văn bằng không hợp pháp

Ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng để xử lý theo quy định. Sáng 22/10, trao đổi với VietNamNet, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, ông Vương Tấn Việt đã thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng...

Ông Vương Tấn Việt bị thu hồi các văn bằng sau khi thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hóa không...

Trưa 22/10, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội - người được Trường Đại học Luật Hà Nội giao phát ngôn về vụ việc liên quan tới...

Cùng chuyên mục

Vietnam AI Contest 2024 – khơi dậy tiềm năng sáng tạo của giới trẻ

Nâng cao nhận thức và khơi dậy tiềm năng sáng tạo của giới trẻ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo là lý do cuộc thi Vietnam AI Contest hướng tới đối tượng học sinh trung học phổ thông (THPT). Sân chơi và cơ hội cho học sinh THPT đam mê AI Điểm đặc biệt của cuộc thi Vietnam AI Contest là được triển khai ngay tại các trường THPT, tạo cơ hội cho các bạn học sinh dễ dàng tiếp...

Nam sinh lớp 9 bị bạn ép ăn đất giữa đêm

Chiều 23-10, ông Nguyễn Trọng Hoàn - chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An - cho biết phía sở đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đàn phối hợp với cơ quan chức năng xác minh nội dung vụ việc một nam sinh bị ép ăn đất, hút thuốc gây xôn xao trên mạng...

“Của ít lòng đào”, “Con người là đầu cơ nghiệp”

Bài tập Tiếng Việt bá đạo của học sinh tiểu họcTrong một hội nhóm với đông thành viên là phụ huynh đã chia sẻ bài viết về những hình ảnh bài tập của học sinh khi điền vào chỗ trống các câu thành ngữ, tục ngữ. Mặc dù...

5 đối tượng có thể được tuyển thẳng vào lớp 10

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo và lấy ý kiến về 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10. Bộ GD-ĐT đã ban hành dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT để lấy ý kiến, trong đó có quy định về các đối tượng được tuyển thẳng, hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10. Theo dự thảo, 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 bao gồm: Học...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Mới nhất

Tận dụng mọi kênh phân phối để tiêu thụ đặc sản vùng biển

Từ một món ăn truyền thống, Chả chìa Hạ Lũng bác Hoạt đã được quảng bá trên các...

Đề xuất Quốc hội quyết định bổ sung vốn 20.695 tỷ đồng cho VCB

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc việc bổ sung vốn nhà nước tại VCB từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 là “rất cần thiết”, nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Tại phiên họp Quốc hội chiều 23/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ...

Quý III/2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59%

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ Ổn định tăng trưởng ...

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng gấp đôi Xuất khẩu cá ngừ sang khối Trung Đông phần lớn đều giảm Theo báo cáo mới công bố của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 9/2024, xuất khẩu cá...

Mùa đông đến, Tổng thống Ukraine hạ giọng hòa bình với Nga

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tuyên bố, ông có thể nhượng bộ để đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga. Theo lời nhà lãnh đạo Ukraine, bước đi đầu tiên của tiến trình này là dừng các hoạt động tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga. Tuy nhiên, hành động...

Mới nhất