Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục"Của ít lòng đào", "Con người là đầu cơ nghiệp”

“Của ít lòng đào”, “Con người là đầu cơ nghiệp”


Bài tập Tiếng Việt bá đạo của học sinh tiểu học

Trong một hội nhóm với đông thành viên là phụ huynh đã chia sẻ bài viết về những hình ảnh bài tập của học sinh khi điền vào chỗ trống các câu thành ngữ, tục ngữ. 

Mặc dù đây là những câu quen thuộc, hay sử dụng đến mức thuộc làu làu với người lớn nhưng với trẻ nhỏ thì “như tờ giấy trắng”. Vì vậy, khi giáo viên yêu cầu điền vào chỗ trống câu hoàn chỉnh, học sinh tiểu học đã sáng tạo ra nhiều câu khiến ai cũng bật cười. 

Cụ thể như “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì ò ó o”; “Chân cứng, đá khỏe”; “Con người là đầu cơ nghiệp”; “Của ít lòng đào”; “Kề dao sát cánh”; “Chôn rau cắt cây”, “Trắng như con gà bóc”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng nhé”…..

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì ò ó o”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Chân cứng, đá khỏe”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì trời sáng trời sáng”; “Chân cứng, đá bóng”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Con người là đầu cơ nghiệp”; “Của ít lòng đào”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Bèo dạt mây chôn”; “Học ăn, học nói, học gói, học đòi”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Bèo dạt mây trắng”; “Học ăn, học nói, học gói, học vẹt”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Kề dao sát cánh”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Nước ngọt đá mòn”; “Chuồn chuồn bay thấp thì sao”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Chôn rau cắt cây”, Trắng như con gà bóc”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng nhé”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Đói cho sạch, nách cho thơm”; “Non làm nước biết”; “Mình đồng trâu sắt”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

“Học ăn, học nói, học gói, học đan len”; “Ở hiền gặp cô”; “Gần mực thì đen, gần đèn thì chói”.

Làm thế nào để học sinh học tốt môn Tiếng Việt?

Trước những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của học sinh khiến phụ huynh ôm bụng cười “quên cả bản gốc”, trao đổi với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Ngân Hà, giáo viên Trường Tiểu học Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội chia sẻ: “Vấn đề học sinh viết sai thành ngữ, tục ngữ là một trong những tình huống xảy ra khá nhiều trong các tiết học Tiếng Việt. 

Tuy nhiên nếu là học sinh lớp 1-3 là do các em ít được nghe, ít được người lớn vận dụng vào giao tiếp nên không thể ghi nhớ. Các em chỉ chăm chăm vào từ đứng trước dấu (…) rồi ghép từ khác vào để tạo thành từ phù hợp với cảm nhận của mình. Vì vậy dẫn đến việc các em chọn từ tạo thành viết sai. 

Thực tế, mỗi chương học, mỗi chủ điểm đều có vận dụng thành ngữ tục ngữ qua các bài của các môn: Tiếng việt, Đạo đức. Thế nhưng do khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ là nhớ nhanh nhưng cũng quên ngay. Vì vậy nếu gặp trường hợp học sinh ở lớp bị sai khi điền thành ngữ tục ngữ, cá nhân tôi sẽ nhận xét là cần xem lại những bài đã học hoặc chỉ ra bài nào có câu đó. 

Còn nếu là học sinh lớp lớn 4-5 thì tôi sẽ cho các em về đọc lại các thành ngữ tục ngữ, tìm hiểu nghĩa và nêu trường hợp sử dụng để các bạn ấy ghi nhớ hơn”.

“Cười đau bụng” bài tập Tiếng Việt của học sinh tiểu học:

Cô Ngân Hà và học sinh Trường Tiểu học Dương Xá. Ảnh: NVCC

Theo cô Hà: “Thực ra để các học sinh học tốt Tiếng Việt không khó, nhưng lại không dễ vì thực trạng học sinh hiện nay bị hạn chế vốn từ, lười suy nghĩ, thụ động ỷ lại vào giáo viên, bố mẹ, chép mẫu… Và để thay đổi việc này đòi hỏi thời gian và sự ham thích học Tiếng Việt, sự tự trau dồi bổ sung vốn từ, câu, ý qua đọc sách, qua các bài viết hay và sự quan sát các sự vật tỉ mỉ chi tiết, sự sáng tạo, tưởng tượng khi viết câu… 

Để làm được điều này, đầu tiên các học sinh phải biết nhiều từ, hiểu nghĩa, tự đặt câu phù hợp và có hình ảnh, biết ghép cái thành đoạn. Các con tự chủ động lĩnh hội các kiến thức về môn Tiếng Việt thông qa các kênh: giáo viên, bạn bè, ông bà, bố mẹ, sách vở, đài báo, mạng hay sự chỉnh sửa trong giao tiếp của người lớn khi các bạn sử dụng sai từ, sai câu…

Dần dần các em sẽ quen, sẽ thấm dần và sẽ ghi nhớ để sử dụng vào văn viết, văn nói thành thạo hơn. Quan trọng nhất vẫn là sự truyền lửa để các em thích học Tiếng Việt, các em thích học sẽ tự tìm tòi các tài liệu và hiểu bài. Từ hiểu bài các em sẽ vận dụng để làm bài theo khả năng của từng em”.

Cô Ngân Hà tư vấn thêm: “Muốn các em học tốt, ngoài cô giáo, bố mẹ chính là người giúp các em nhiều nhất. Tuy nhiên phải kiên nhẫn vì muốn học tốt Tiếng Việt, giỏi Văn không phải ngày một ngày hai hiểu và viết được ngay mà đòi hỏi quá trình trau dồi và rèn luyện nhiều năm mới được. Chỉ cần bố mẹ hỗ trợ tối đa về tài liệu học cho con. Khi con hỏi bài thì tránh trường hợp đọc cho con chép, làm hộ bài con mà nên dựa vào gợi ý của cô giáo hoặc sự hiểu biết của phụ huynh mà hướng dẫn con viết thành câu thành ý. 

Nếu là giải nghĩa từ thì yêu cầu con tra từ điển. Thấy câu văn chưa hay thì gợi ý con phát triển thêm bằng cách thêm từ hoặc cụm từ phù hợp. Trong giao tiếp cha mẹ thường xuyên nói chuyện và chỉnh sửa cho con khi thấy con dùng từ hoặc câu chưa đúng. Có rất nhiều cách để giúp các con tự phát triển thêm vốn từ. Hay như những câu thành ngữ tục ngữ mới lạ, chính bố mẹ có thể cung cấp và giải thích cho các con nhiều lần để các con ghi nhớ…”.





Nguồn: https://danviet.vn/cuoi-dau-bung-bai-tap-tieng-viet-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-cua-it-long-dao-con-nguoi-la-dau-co-nghiep-20241023153618496.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Phú Tân quyết tâm giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Phấn khởi hơn khi qua rà soát, đối chiếu với quy định, 8/8 xã trên địa bàn huyện không có xã nào thuộc trường hợp bị thu hồi Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời địa phương cũng chỉ đạo quyết...

Trường tiểu học bị phản ánh tự ý thu quỹ để sửa sân trường, trường khẳng định không thu loại quỹ nào

Phụ huynh “than trời” vì những khoản phí đầu năm học Chia sẻ với phóng viên báo Dân Việt, một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Hồ Văn Thanh (quận 12, TP.HCM) cho biết đang phải gồng mình để đóng những khoản thu...

Nuôi la liệt chim trĩ là động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ, một người Hà Tĩnh bán 6 triệu/cặp

Clip: Mô hình nuôi chim trĩ 7 màu, trong đó có giống chim trĩ đỏ của gia đình ông Thường, nông dân nuôi con đặc sản ở xã xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh). Ông...

Kéo nhau ra khỏi màn hình

Xây dựng môi trường hạnh phúc Tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (Quận 4), giờ ra chơi cũng được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều hoạt động...

Nông dân Quảng Nam làm “diễn viên, ca sỹ” tranh tài qua lời ca, tiếng hát về nông thôn mới

Tối ngày 22/10, UBND tỉnh Quảng Nam đã khai mạc kiên hoan nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, lần thứ III - năm 2024. Tham gia liên hoan có 17 đội đến từ các huyện, thị xã, thành...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt không hợp pháp, khẩn trương thu hồi

Tối 21-10, theo báo Giáo dục và Thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp...

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Ông Vương Tấn Việt tự nguyện giao nộp các văn bằng không hợp pháp

Ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng để xử lý theo quy định. Sáng 22/10, trao đổi với VietNamNet, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, ông Vương Tấn Việt đã thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Bị rút bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế, tác giả nói gì?

Nhà xuất bản Elsevier mới đây đã công bố về việc rút 3 bài báo của nhóm tác giả Việt Nam khỏi Tạp chí Fuel với 3 lý do mà theo các tác giả là không thuyết phục. Các nhà khoa học nói...

Lấy ý kiến về 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về 5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10. Vấn đề này được nêu trong dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của bộ. Cụ thể như sau:5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 mà dự thảo quy định là:- Học sinh trường...

Học tiếng Anh hiệu quả nhờ AI

DNVN - Việc kết hợp giữa ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và sự đồng hành của giáo viên trong dạy tiếng Anh được coi là hướng đi mới, mang đến những lợi ích thiết thực, giúp học viên tiếp cận tiếng Anh một cách toàn diện và linh hoạt. ...

Trường tiểu học bị phản ánh tự ý thu quỹ để sửa sân trường, trường khẳng định không thu loại quỹ nào

Phụ huynh “than trời” vì những khoản phí đầu năm học Chia sẻ với phóng viên báo Dân Việt, một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Hồ Văn Thanh (quận 12, TP.HCM) cho biết đang phải gồng mình để đóng những khoản thu...

Mới nhất

Cần sử dụng 10.827 ha đất cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có nhu cầu sử dụng đất khoảng 10.827 ha. Ngày 23.10, thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trình bày Tờ trình về việc trình Quốc hội quyết...

Đưa bảo vật quốc gia về Việt Nam bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

(Dân trí) - Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Chiều 23/10, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc...

Hoán đổi ngày làm việc để nghỉ 5 ngày dịp 30/4 và 1/5

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa trình Thủ tướng đề xuất phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025.Vào dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, với công chức, viên chức, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất...

Lần đầu tiên Việt Nam có chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và Bộ Công Thương tổ chức ra mắt chuyên trang Thương hiệu Quốc gia tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn. Đây là chuyên trang trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia. Nghi...

Mới nhất