Trang chủPolitical ActivitiesBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)


Sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết

Báo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 129 ngày 08/6/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 25/9/2024 Chính phủ đã có Tờ trình số 520 và Tờ trình tóm tắt số 521 cùng hồ sơ Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội. Cụ thể, Luật Điện lực được ban hành năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2018, 2022 và năm 2023. Tuy đã có 4 lần sửa đổi, bổ sung và mỗi lần đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, song hiện nay nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không thể giải quyết được các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. 

Nghị quyết số 937 ngày 13/12/2023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực điện lực và đề nghị cần có các quy định, cơ chế tổng thể để giải quyết những bất cập, vướng mắc nêu trên, nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng theo xu hướng xanh đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế chủ đạo, tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành điện lực nước ta.  

Mặt khác, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng; nhiều Luật mới có liên quan cũng đã được sửa đổi, bổ sung.

Vì vậy, theo Bộ trưởng, việc sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng; đồng thời, khắc phục được những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, đạt mục tiêu tăng gấp đôi công suất đặt toàn hệ thống vào năm 2030 và thay đổi căn bản cơ cấu các nguồn điện để có thể đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân.

Về mục đích, quan điểm xây dựng Luật, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) là để kịp thời thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững lĩnh vực điện lực. Sửa đổi toàn diện, đồng bộ các quy định của Luật Điện lực theo hướng vừa bảo đảm kế thừa các quy định “đã chín, đã rõ, được đa số đồng tình và đã được kiểm chứng qua thực tiễn”; bãi bỏ các quy định không còn phù hợp, gây vướng mắc, cản trở; bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc, nền tảng phù hợp với tình hình mới gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

Dự thảo Luật này không có nội dung trái Hiến pháp, không có chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong chính sách và bảo đảm tương thích với các điều ước/cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Về quá trình xây dựng Luật, Bộ trưởng cũng cho biết, quá trình xây dựng hồ sơ dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan soạn thảo đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, các đối tượng chịu sự tác động và ý kiến nhân dân để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật cùng các hồ sơ tài liệu có liên quan, báo cáo Chính phủ thống nhất thông qua, trình Quốc hội tại Tờ trình số 380, ngày 07/8/2024.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Uỷ ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường và các cơ quan của Quốc hội thẩm tra kỹ lưỡng; Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội nghị ĐBQH chuyên trách cũng đã thảo luận cho ý kiến.

Trên cơ sở tiếp thu kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và ý kiến của các Đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương rà soát, chỉnh lý các báo cáo, tài liệu trong hồ sơ dự án Luật và có Tờ trình số 520 ngày 25/9/2024 trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật tại Kỳ họp này.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bám sát 6 chính sách lớn

Về bố cục và nội dung cơ bản của dự thảo Luật, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật đã bám sát 06 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua, bao gồm: (i) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. (ii) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới. (iii) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực. (iv) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường. (v) Quản lý, vận hành hệ thống điện; chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm; tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; (vi) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Dự thảo Luật gồm 09 Chương, 130 Điều (giảm 01 Chương và tăng 60 Điều so với Luật Điện lực hiện hành).

Việc tăng các Điều, Khoản trong dự thảo Luật chủ yếu và thực chất là các quy định mới để mở đường cho việc khai thác phát triển mạnh mẽ tiềm năng năng lượng tái tạo của đất nước; phát triển thị trường điện cạnh tranh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; bổ sung quy định việc đầu tư xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh năng lượng điện quốc gia và chế tài xử lý nghiêm các dự án điện chậm tiến độ”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ và cho biết thêm về nội dung các chương.

Cụ thể, Chương I. Quy định chung, có 08 Điều. Nội dung chủ yếu về: (i) Chính sách của Nhà nước về phát triển điện lực hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, chuyển dịch năng lượng và các cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. (ii) Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về giá điện, áp dụng cơ chế giá điện phù hợp đối với các nhóm khách hàng sử dụng điện và trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh; chính sách phát triển điện lực phục vụ vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn. (iii) Bổ sung giải thích từ ngữ một số khái niệm liên quan đến hoạt động điện lực.

Chương II. Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực, có 04 Mục, 22 Điều. Nội dung chủ yếu về: (i) Yêu cầu đặc thù của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong Quy hoạch tỉnh; (ii) Bổ sung cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện, theo dõi tiến độ và cơ chế xử lý các dự án chậm tiến độ; (iii) Bổ sung quy định việc đầu tư, xây dựng công trình điện khẩn cấp nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện.

Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, có 2 Mục, 16 Điều. Đây là Chương được bổ sung mới nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đặc biệt là điện tự sản, tự tiêu và điện gió ngoài khơi, điện hạt nhân và hydozen.

Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 13 Điều quy định cụ thể việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện theo phân cấp giữa cấp trung ương và địa phương.

Chương V. Hoạt động mua bán điện, có 03 Mục, 29 Điều. Nội dung sửa đổi, bổ sung trong Chương này chủ yếu về: (i) Hợp đồng kỳ hạn điện; (ii) Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện; (iii) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh; (iv) Giá điện và giá các dịch vụ về điện theo các cấp độ thị trường điện cạnh tranh.

Chương VI. Vận hành, điều độ Hệ thống điện quốc gia, có 13 Điều. Nội dung sửa đổi, bổ sung trong Chương này chủ yếu về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, liên kết lưới điện với nước ngoài và quản lý nhu cầu điện.

Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện, có 03 Mục, 22 Điều. Nội dung chủ yếu về (i) Bảo vệ an toàn công trình nguồn điện; (ii) Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện; (iii) Yêu cầu chung về an toàn điện; đồng thời, bổ sung 01 mục mới (với 06 Điều) về an toàn theo đặc thù trong lĩnh vực thủy điện mà Luật Thủy lợi và Luật Tài nguyên nước hiện hành chưa quy định.

Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực, có 04 Điều, quy định về trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về điện lực theo nguyên tắc phân cấp, bảo đảm cụ thể, công khai, minh bạch.

Chương IX. Điều khoản thi hành, có 03 Điều, trong đó bổ sung 01 Điều quy định chuyển tiếp nhằm bảo đảm việc áp dụng pháp luật được thống nhất, không có khoảng trống pháp lý khi Luật này có hiệu lực.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, do yêu cầu cấp thiết cần hoàn thiện và ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) trong thời gian sớm nhất để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng điện trong giai đoạn trước mắt đến năm 2030 và những năm tiếp theo, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật tại Kỳ họp này theo quy trình 01 kỳ họp.

Ngay sau khi Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội ban hành, Chính phủ sẽ giao Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan triển khai ngay việc hoàn thiện, ban hành văn bản pháp luật mới ở cấp độ dưới luật để hướng dẫn thực thi Luật được đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch Điện 8 theo hướng phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo (gồm điện gió, điện mặt trời) để khai thác tối đa tiềm năng của đất nước và tạo sự chủ động trong cung ứng điện, đồng thời hướng tới phát triển một số nguồn năng lượng mới (điện hạt nhân và hydrogen)”- Bộ trưởng nhấn mạnh.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/bo-truong-nguyen-hong-dien-bao-cao-truoc-quoc-hoi-ve-du-thao-luat-dien-luc-sua-doi-.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo về triển vọng xuất khẩu gạo toàn cầu

Sau khi Chính phủ Ấn Độ đã đình chỉ lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 28 tháng 9 đối với gạo xay xát không phải gạo basmati (non-basmati milled rice) kéo dài hơn 14 tháng, và 1 ngày sau khi giảm thuế xuất khẩu gạo lứt và gạo đồ (parboiled and brown rice) từ 20% xuống còn 10%. Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 của Ấn Độ được nâng lên 3,0 triệu tấn lên 21,0 triệu tấn,...

Hà Nội lên kế hoạch tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung năm 2025

Chương trình diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11 năm 2025, thu hút 1.000-2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...Chương trình nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh...

Năng lượng và mỏ là trụ cột hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào

Cũng theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào cần chỉ đạo rà soát tổng thể các dự án điện tại Lào mong muốn bán điện về Việt Nam giai đoạn từ sau 2025 đến hết năm 2030, gửi Bộ Công Thương tổng hợp, nghiên cứu và báo cáo lên Chính phủ. Trong quá trình triển khai, trường hợp phát sinh vướng mắc, Phó Thủ tướng đề nghị hai Bộ...

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024

Tham dự sự kiện có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Margaritis Schinas; Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Hợp tác Phát triển Phần Lan Ville Tavio; Thứ trưởng Bộ Năng lượng Cộng hòa Lithuania Inga Ziliene; Phó Cao ủy Thương mại Vương...

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ thực phẩm tại Pháp

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam trưng bày, giới thiệu sản phẩm với quy mô diện tích trên 300 m2 thuộc các nhóm ngành hàng: rau củ quả, quế hồi, điều, gạo và các sản phẩm từ gạo, nguyên liệu thực phẩm, tiêu, đồ uống... Đây là những ngành hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Châu Âu.Để tăng cường quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ, Cục...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước

(MPI) - Sáng ngày 21/10/2024, phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm về thể chế hóa Nghị quyết của Trung ương lần thứ 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng...

Năm 2024 ước đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu

(MPI) - Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra ngày 20/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ...

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu nhậm chức

(Bqp.vn) - Chiều 21/10, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,67% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đại biểu Quốc hội khóa...

Hội thảo “Mô hình phân tích các chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Việt Nam”

(MPI) - Ngày 21/10/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mô hình phân tích các chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Việt Nam” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về các chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Việt Nam; các hoạt...

Bộ Nội vụ quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Theo đó, Thông tư này quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã). 3 nguyên tắc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và Bộ tiêu chí xây dựng gia...

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch 6418/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về gia đình, phòng, chống bạo lực và Bộ...

Đẩy mạnh sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng và trải nghiệm kỹ năng cho học sinh

“Du lịch sinh thái, cộng đồng và trải nghiệm kỹ năng cho học sinh” là chủ đề của chương trình Farmtrip do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức trong 2 ngày (21 và 22/10). Chương trình có sự tham gia của một số đơn vị, doanh nghiệp lữ hành các tỉnh phía Bắc. ...

Hội thảo khoa học “Phát huy truyền thống của QĐND Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ...

(Bqp.vn) - Sáng 22/10, tại Hà Nội, Học viện Chính trị phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tiểu ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy truyền thống của QĐND Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới”. Các đại biểu tham dự hội thảo.Trung tướng, PGS, TS...

Khai mạc Lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn và phong trào thanh niên Quân đội năm 2024

(Bqp.vn) - Chiều 22/10, tại Trường Sĩ quan Chính trị, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn và phong trào thanh niên Quân đội năm 2024.Các đại biểu dự khai mạc lớp bồi dưỡng.Dự khai mạc lớp bồi dưỡng có Trung tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trường Sĩ quan Chính trị; Thượng tá Nguyễn Quang Huy, Phó Trưởng Ban...

Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(MPI) - Sáng ngày 21/10/2024, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, thúc đẩy sự phát...

Mới nhất

Nuôi la liệt chim trĩ là động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ, một người Hà Tĩnh bán 6 triệu/cặp

Clip: Mô hình nuôi chim trĩ 7 màu, trong đó có giống chim trĩ đỏ của gia đình...

Không nên mỗi năm lại thay đổi môn thi vào lớp 10

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định môn thi thứ 3 thay đổi hàng năm như trong Dự thảo là không phù hợp bởi môn thi vào lớp 10 cần rõ ràng, minh bạch và có tính ổn...

Không dàn hàng ngang thực hiện

Thiếu giáo viên tiếng Anh là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc triển khai Chương...

Mua siêu phẩm biệt thự Eurowindow Twin Parks – tặng xế sang Mercedes E200 Exclusive

Từ nay đến 31/12/2024, khách hàng mua siêu phẩm biệt thự song lập tại dự án Eurowindow Twin Parks có cơ hội trúng thưởng ô tô Mercedes E200 Exclusive trị...

Nam sinh lớp 9 bị bạn ép ăn đất

Do tranh chấp điện thoại, nam sinh lớp 9 ở Nghệ An bị bạn ép ăn đất bên vệ đường. Trưa 23/10, trao đổi với PV VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thái Huyền, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận sự việc một nam sinh lớp 9 ở địa phương bị 2 người bạn ép ăn đất. Trước đó,...

Mới nhất