Theo đó, Sở Y tế xây dựng 3 tình huống dịch bệnh.
Tình huống 1: Chủng vi rút vẫn tiếp tục biến đổi; tuy nhiên, do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp. Cấp độ dịch: toàn tỉnh Cà Mau ở trạng thái cấp độ 1. Các biện pháp phòng, chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.
Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, có khả năng vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Cấp độ dịch: có xã, phường, thị trấn cấp độ 2. Ðối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số lượng mắc bệnh và tử vong.
Tình huống 3: Dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế địa phương. Cấp độ dịch: có xã, phường, thị trấn cấp độ 3 và 4 hoặc huyện, thành phố cấp độ 2. Biện pháp phòng, chống dịch là huy động toàn lực cho các hoạt động phòng, chống dịch nhằm hạn chế lây lan, hạn chế số mắc và tử vong.
Các cơ sở khám chữa bệnh cần làm tốt công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh. |
Ðể triển khai thực hiện nghiêm túc phương án ứng phó dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn từ tỉnh tới các xã, phường, thị trấn, không để lúng túng, bị động khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, ông Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết, Sở giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tham mưu chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế triển khai công tác phòng, chống dịch theo từng cấp độ và điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung, phương án phù hợp với tình hình thực tế; hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc giám sát tình hình dịch bệnh đến tận xã, phường, hộ gia đình, báo cáo kịp thời diễn biến dịch theo quy định.
Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tăng cường các hoạt động truyền thông nguy cơ theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường giám sát dựa vào sự kiện, giám sát viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút, kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng; giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng. Củng cố các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.
Rà soát thông tin những người về từ vùng có dịch bệnh (Ảnh minh họa)
Triển khai hoạt động điều tra và xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế. Tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để xét nghiệm xác định nguyên nhân. Thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại đơn vị. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế các tuyến những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với từng cấp độ dịch bệnh.
Trung tâm y tế các huyện, thành phố tham mưu cho ban chỉ đạo phòng, chống bệnh cấp huyện, thành phố ban hành kế hoạch phòng, chống đáp ứng với từng cấp độ dịch Covid-19 tại địa phương. Chỉ đạo các trạm y tế giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại xã, phường, thị trấn, hộ gia đình để khoanh vùng và xử lý kịp thời điều tra và xử lý triệt để ổ dịch theo đúng quy định. Củng cố các đội chống dịch cơ động, hỗ trợ các địa phương khi cần thiết. Tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch bệnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm rõ thông tin từng thành viên, hộ gia đình để kiểm soát được dịch bệnh.
Trạm y tế xã, phường, thị trấn kích hoạt lại các trạm y tế lưu động (khi cần thiết). Kiện toàn đội ngũ đáp ứng nhanh phòng chống dịch gồm: nhân viên y tế, Ðoàn thanh niên, phụ nữ và các tổ chức, đoàn thể để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn. Tổ chức điều tra, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại xã, phường, hộ gia đình để khoanh vùng và xử lý kịp thời. Theo dõi, giám sát các trường hợp cách ly tại nhà.
“Các cơ sở khám, chữa bệnh, cần tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như: phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. Chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phi, thuốc, vắc xin sinh phẩm, vật tư, hoá chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch”, ông Tiến nhấn mạnh./.
Kim Cương