Trang chủSự kiện"Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với cải cách mạnh mẽ,...

“Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với cải cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn”

VOV.VN – Ông Kamal Malhotra, nguyên Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, sau những thành tựu của gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa rất quan trọng để nâng tầm sự phát triển tự thân.
 

Sau gần 4 thập kỷ Đổi mới mở cửa, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn về xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thành tựu đã qua cũng đang đặt Việt Nam trước ngưỡng cửa rất quan trọng để nâng tầm sự phát triển tự thân của mình. Đây là khẳng định của ông Kamal Malhotra, nguyên Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với phóng viên thường trú VOV tại Ấn Độ. Ông Kamal Malhotra là người từng có hơn 30 năm kinh nghiêm về sự phát triển và chuyển đổi của Việt Nam.

Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với tham vọng phát triển mạnh mẽ hơn Đổi mới lần 1

Phóng viên: Cảm ơn ông đã tham gia cùng chúng tôi trong cuộc trò chuyện này. Chúng ta nhắc tới tham vọng và khát vọng của Việt Nam để trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Mục tiêu này đặt trên cơ sở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị và kinh tế sau tiến trình Đổi mới trong gần 40 năm qua. Ông nghĩ gì về điều này?

Ông Kamal Malhotra: Tôi nghĩ rằng đó là một sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam kể từ năm 1986, khi bắt đầu quá trình Đổi mới. Tôi không nghĩ bất kỳ quốc gia nào khác có thể chuyển đổi nhanh chóng và từ một điểm xuất phát thấp, sau sự tàn phá của chiến tranh như vậy. Nhưng chúng ta hãy lưu ý rằng chặng đường khó khăn đang ở phía trước.

 

Nếu như GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam vào khoảng 200 đến 300 USD vào giữa những năm 1980, thì bây giờ, con số này đạt gần 4.000 USD mỗi năm. Nhưng để đạt được mức tối thiểu của trạng thái ‘thu nhập cao’ theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2045, thì Việt Nam phải đạt được mức tối thiểu 14.000 USD bình quân đầu người mỗi năm vào thời điểm đó. Điều này sẽ rất khó khăn. Và Việt Nam cũng phải thận trọng để không bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình thấp. Đây là những nguy cơ thực sự đối với Việt Nam trong tình hình hiện tại.

Chúng ta nhận thấy những lợi ích và cả nguy cơ do Trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến trong vài năm tới, vừa tạo ra nhiều công nghệ mới, nhưng cũng sẽ mang tới những thách thức về kinh tế và chính trị cho Việt Nam. Do đó, năm 2024, Việt Nam đang đứng trước những ngã rẽ quan trọng ở thế kỷ 21- như thời kỳ Đổi mới năm 1986 và năm 1945, 1954 và 1975 trước đây.

Phóng viên: Vậy ông nhìn nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào trong toàn bộ sự phát triển của đất nước?

Kamal Malhotra: Dưới sự lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng, dẫn dắt sự phát triển của đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý thuyết Marx – Lenin lỗi lạc nhất của Việt Nam có trong ba thập kỷ qua. Ông cũng nổi tiếng với chính sách Ngoại giao Cây tre của mình.

Kế thừa và hiện thực hóa những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là điều mà Việt Nam đẩy mạnh trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21 đã hoàn toàn thay đổi. Và để làm được điều đó, tôi cho rằng Việt Nam cần Đổi mới 2.0 với tham vọng phát triển mạnh mẽ hơn so với Đổi mới 1.0 năm 1986 – giai đoạn Việt Nam chủ yếu tập trung vào “đổi mới kinh tế”. Đổi mới 2.0 cần nhấn mạnh đến một chiến lược kinh tế dài hơi cho phép Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

Phóng viên: Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2045. Ông đánh giá ra sao về tính khả thi của kế hoạch này?

Ông Kamal Malhotra: Như tôi đề cập, Việt Nam muốn trở thành một quốc gia có “thu nhập cao” vào năm 2045. Để trở thành một quốc gia “phát triển”, tất nhiên sẽ đòi hỏi Việt Nam nỗ lực hơn.

Trên thực tế, tiêu chí để trở thành một nước phát triển (theo Ngân hàng Thế giới – WB) là mỗi quốc gia phải đạt thu nhập bình quân đầu người hàng năm tối thiểu là 14.000 USD. Hiện, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam vẫn dưới 4.000 USD. Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong 20 năm tới. Nhưng đó mới chỉ là một yếu tố. Việt Nam sẽ phải có những cải cách mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn, chẳng hạn như cải cách hệ thống tư pháp, đầu tư cho nguồn nhân lực, trí lực và bồi dưỡng xây dựng các thế hệ lãnh đạo mới có năng lực dẫn dắt quốc gia trên mọi phương diện.

Phóng viên: Còn nhiều trở ngại với Việt Nam, cả ở bên trong và bên ngoài nếu muốn đạt được các mục tiêu trong 20 năm tới. Làm thế nào để Việt Nam vượt qua các thách thức này, thưa ông?

Ông Kamal Malhotra: Như tôi đã nói, Việt Nam cần một cuộc Đổi mới lần thứ 2. Nhưng Đổi mới 2.0 phải khác với Đổi mới 1.0. Đổi mới 1.0 đã rất thành công, nhưng dễ dàng hơn nhiều, vì điều Việt Nam cần làm khi đó là vươn lên từ khó khăn sau chiến tranh. Nhưng Đổi mới 2.0 có nghĩa là Việt Nam phải đi từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp lên một quốc gia phát triển. Về mặt kinh tế, điều đó có nghĩa là Việt Nam cần có nguồn nhân lực trình độ cao, công nghệ cao, để không bị tụt hậu trong thời đại AI, không bị phụ thuộc vào AI.

Việt Nam đã tăng thu nhập bình quân lên gấp 40 lần trong giai đoạn 1989-2023

Phóng viên: Trở lại với lộ trình mà Việt Nam đã đi qua kể từ khi tiến hành Đổi mới. Ông nghĩ sao về nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong giai đoạn 10 hay 20 năm qua?

Ông Kamal Malhotra: Việt Nam đã làm rất tốt để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, tất cả 8 mục tiêu Việt Nam đều đã đạt được trước năm 2015. Điều đó thật đáng khen ngợi. Chương trình nghị sự Mục tiêu Phát triển Bền vững mà LHQ đề ra, cần đạt được vào năm 2030 là chương trình nghị sự dựa trên quyền con người. Do đó, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế và xã hội – những vấn đề mà Việt Nam đang thực hiện khá tốt, thì Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc đảm bảo các quyền lợi và an sinh xã hội cho người dân. Ngoài ra, phải kể đến những thách thức lớn khác về biến đổi khí hậu và mặt trận môi trường.

Và Việt Nam đang phải đối mặt rất lớn với hai thách thức. Đó là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Ví dụ, du khách đến Hà Nội hoặc các nơi khác của Việt Nam, nơi nào cũng ngập tràn rác thải từ đồ nhựa. Việt Nam phải thực hiện việc làm sạch môi trường một cách nghiêm túc. Thứ hai là, Việt Nam cần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những lĩnh vực mang tính chiến lược và ở quy mô quốc tế để có thể đẩy mạnh cạnh tranh quốc tế.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam đã đạt được thành tích tuyệt vời trong giảm nghèo đa chiều. Nhưng các bạn hãy đừng chủ quan mà cần phải tiến xa hơn nữa. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm xuống còn khoảng 4%. Điều này thật đáng chú ý, nhưng cần phải nỗ lực nữa.

Phóng viên: Vậy còn thành tựu nổi bật nhất về xóa đói giảm nghèo kể từ khi bắt đầu Đổi mới thì sao, thưa ông?

Ông Kamal Malhotra: Tôi nghĩ thành tựu quan trọng nhất là Việt Nam đã đưa khoảng 40 triệu người thoát khỏi đói nghèo trong ba thập kỷ qua, trong tổng số dân khoảng 100 triệu người. Việt Nam cũng đã giảm một nửa tỷ lệ nghèo đa chiều kể từ năm 2005. Mức nghèo tuyệt đối hiện đã giảm xuống còn khoảng 4-5%. Thật ấn tượng khi Việt Nam đã tăng thu nhập bình quân đầu người lên gấp 40 lần trong giai đoạn 1989-2023. Nhưng như tôi đã nói trước đó, Đổi mới 1.0 dễ hơn đối với Việt Nam, còn  Đổi mới 2.0 sẽ là thách thức nếu Việt Nam muốn đạt được vị thế quốc gia phát triển hoặc thậm chí chỉ là ‘thu nhập cao’ vào năm 2045.

Việt Nam là quốc gia duy nhất có cơ hội thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Phóng viên: Trong phần đầu cuộc trò chuyện của chúng ta, ông đã từng nhắc tới Bẫy Thu nhập Trung bình. Nhiều nước đã gặp phải tình huống này và mắc kẹt trong đó. Việt Nam có thể học được bài học gì từ đây, thưa ông?

Ông Kamal Malhotra: Bạn sẽ thấy rằng Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970 đã phải vượt qua nhiều thách thức để ngăn chặn việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Họ phải giải quyết vấn đề chính sách xã hội. Họ phải giải quyết việc đầu tư vào giáo dục ở mọi cấp độ. Việt Nam đang làm tốt khi đầu tư vào giáo dục ở cấp độ cơ bản, nhưng cần chú trọng đầu tư vào giáo dục trình độ cao. Việt Nam cần học hỏi từ ví dụ thành công của Hàn Quốc về mặt này. Giáo dục đại học đi đôi với tự do học thuật.

Một ví dụ khác là Việt Nam cần phải xem xét kinh nghiệm của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan (Trung Quốc). Đây là một trong số rất ít nơi trên thế giới cho đến nay đã thoát khỏi cả bẫy thu nhập trung bình thấp và bẫy thu nhập trung bình.

Hiện nay, một số quốc gia như Philippines, Thái Lan, Indonseia và Malaysia đang mắc kẹt trong tình trạng này.

Theo quan điểm của tôi, và như tôi đã nói điều này cách đây vài năm, Việt Nam là quốc gia duy nhất có cơ hội thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình nhưng với điều kiện các bạn phải rất nỗ lực, với những bộ óc kỹ trị và cả những nhà kinh tế đẳng cấp tầm thế giới.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông Kamal Malhotra về cuộc trao đổi.

Nguồn:https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-can-doi-moi-lan-2-voi-cai-cach-manh-me-sau-rong-hon-post1129973.vov

Cùng chủ đề

Việt Nam cải thiện về chỉ số Tự do kinh tế thế giới

Cuộc cải cách kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay được ghi nhận thông qua chỉ số Tự do kinh tế thế giới gợi suy cho chúng ta những bài học chính sách quan trọng. Viện Fraser (Canada) đã công bố Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế thế giới vào ngày 16/10 vừa qua. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam cải thiện về điểm số và thứ hạng trong chỉ số Tự do kinh...

Tầm nhìn lớn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thể hiện một tầm nhìn sâu rộng, bao quát về quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tầm nhìn sâu rộng, bao quát về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tại nhiệm kỳ khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09.11.2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền...

Tạo đồng thuận để bảo vệ di sản văn hóa tốt hơn

Nghị quyết số 43-NQ/TW của Ðảng "Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc" ban hành ngày 24/11/2023, đề ra mục tiêu, tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến...

Công nghệ số – Động lực đưa Việt Nam bứt phá trong “kỷ nguyên mới”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, công nghệ số đóng vai trò then chốt. Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 và làm việc tại New York (Hoa Kỳ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề cập đến thông điệp "Việt Nam đang đứng trước khởi...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sáng 21.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thời điểm nào áp dụng bảng giá đất mới tại TP.HCM

Giá đất tính tại thời điểm nào? Tại họp báo, các cơ quan truyền thông quan tâm đến một số nội dung như tác động của Quyết định 79 với người dân, doanh nghiệp khi áp dụng cũng như những thông tin về điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, Quyết định 79 có hiệu lực từ 31/10/2024 đến 31/12/2025 và từ nay đến khi Quyết định có hiệu lực, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, thuế của người...

Hai tuần trước bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris cùng tăng tốc

VOV.VN - Hai ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đang tăng tốc trong chiến dịch tranh cử gần đây, khi họ nỗ lực truyền tải những thông điệp độc đáo nhằm thu hút sự ủng hộ của các cử tri còn do dự cuối cùng, chỉ hai tuần trước Ngày bầu cử.   Phó Tổng thống Kamala Harris đã tham gia một cuộc vận động tranh cử cùng với cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Liz Cheney ở 3 bang...

ĐBQH: Xin “cấp visa” cho thuốc hiện vẫn phải xếp hàng cả năm

VOV.VN - “Cấp visa cho các thuốc hiện nay vẫn phải xếp hàng cả năm. Nhiều thuốc đã được lưu hành 5-6 năm ở các nước nhưng chúng ta vẫn phải chờ cấp visa”.   Bên cạnh vấn đề quản lý giá thuốc, các đại biểu Quốc hội còn có nhiều ý kiến liên quan đến khâu phân phối, kinh doanh thuốc online… tại buổi thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của...

Thông điệp trái ngược của ông Trump và bà Harris trong chặng cuối tranh cử

VOV.VN - Chỉ còn đúng 2 tuần nữa là đến Ngày bầu cử chính thức, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump tiếp tục có những màn “tăng tốc” với những thông điệp hoàn toàn khác nhau trong chiến dịch tranh cử để tìm cách giành được sự ủng hộ của những cử tri còn do dự tại các tiểu bang chiến trường.   Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22.800 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22.800 tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37.400 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng. Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II  tiếp tục tăng lên...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sáng 21.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải là “công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước”

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước và là công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, hướng tuyến "thẳng nhất có thể"Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Tổng Bí thư Tô Lâm: Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực; trong đó, thể chế là 'điểm nghẽn của điểm nghẽn'. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV - ẢNh: VGP/Nhật Bắc Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, bên cạnh điểm lại những mặt làm được...

Cùng chuyên mục

Việt Nam cải thiện về chỉ số Tự do kinh tế thế giới

Cuộc cải cách kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay được ghi nhận thông qua chỉ số Tự do kinh tế thế giới gợi suy cho chúng ta những bài học chính sách quan trọng. Viện Fraser (Canada) đã công bố Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế thế giới vào ngày 16/10 vừa qua. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam cải thiện về điểm số và thứ hạng trong chỉ số Tự do kinh...

Cuộc đua gay cấn giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ tại các bang chiến trường

ANTD.VN -  Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, và cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, đang tập trung vận động những cử tri còn do dự tại các bang chiến trường khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (5-11).   Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump Ngày 21-10, bà Harris đã tổ...

Hai tuần trước bầu cử Mỹ: Ông Trump và bà Harris cùng tăng tốc

VOV.VN - Hai ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đang tăng tốc trong chiến dịch tranh cử gần đây, khi họ nỗ lực truyền tải những thông điệp độc đáo nhằm thu hút sự ủng hộ của các cử tri còn do dự cuối cùng, chỉ hai tuần trước Ngày bầu cử.   Phó Tổng thống Kamala Harris đã tham gia một cuộc vận động tranh cử cùng với cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Liz Cheney ở 3 bang...

Thủ tướng: Không khó khăn nào có thể cản được quyết tâm, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng không khó khăn nào có thể cản được quyết tâm, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc   VTC.vn

Mỹ công bố kết quả điều tra vụ ám sát hụt ông Trump

(Dân trí) - Kết quả điều tra vụ ám sát hụt nhằm vào cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Pennsylvania cho thấy Cơ quan Mật vụ và lực lượng hành pháp địa phương không phối hợp chặt chẽ. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ám sát hụt hôm 13/7 khi đang vận động tranh cử ngoài trời ở Pennsylvania (Ảnh: Reuters). "Nói một cách đơn giản, bằng chứng mà tổ chuyên trách nhận được cho đến nay cho thấy...

Mới nhất

Chính sách hấp dẫn khi Bác sĩ, Bệnh viện, Phòng khám hợp tác cùng MEDLATEC

Không chỉ là địa chỉ chăm sóc sức khỏe được đông đảo người dân lựa chọn, với kinh nghiệm và thế mạnh gần 30 năm, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đối tác được...

Đề xuất nâng cấp đường bộ từ 2 làn xe lên 4 làn xe

(ĐCSVN) – Ngày 22/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có báo cáo Quốc hội về việc đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc được đầu tư theo quy mô phân kỳ (2 làn xe hoặc 4 làn xe, không có làn dừng xe khẩn cấp) thành đường ôtô cao tốc phù hợp với tiêu chuẩn...

Giá vàng SJC được ‘hét’ vượt 90 triệu đồng/lượng ở nhiều diễn đàn

Cụ thể cập nhật lúc gần 18h, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 86,8 - 87,8 triệu đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra. Giá vàng tăng theo giờNhư vậy, mức giá trên đã...

Ưu tiên phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chia sẻ với Báo Đại Đoàn Kết về hiệu quả thực hiện các Chương trình MTQG, bà Nguyễn...

Bản tin Mặt trận sáng 23/10

Hà Nội: Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IVSáng 22/10,...

Mới nhất