Trang chủKinh tếNông nghiệpPhát triển vùng trồng dược liệu theo chương trình MTQG 1719 ở...

Phát triển vùng trồng dược liệu theo chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Biến tiềm năng thành thế mạnh


Phát triển dược liệu ở vùng Pù Mát của Công ty cổ phần Dược liệu Pù Mát huyện Con Cuông
Phát triển dược liệu ở vùng Pù Mát của Công ty cổ phần Dược liệu Pù Mát huyện Con Cuông

Những vùng dược liệu tiềm năng

Theo kết quả khảo sát của ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 35 loài/nhóm loài cây dược liệu đang được khai thác phục vụ nhu cầu thị trường. Trong đó, có một số loài cây dược liệu quý hiếm, như: Sâm Puxailaileng, Bảy lá một hoa, Lan kim tuyến, Thổ phục linh…

Có tiềm năng về chủng loại, Nghệ An đã hình thành được nhiều vùng trồng dược liệu, với tổng diện tích trên 1.459,29 ha. Theo đó, các loài được gây trồng quy mô lớn với khoảng 410ha gồm: Chanh leo, gấc, nghệ, thảo đậu khấu nam. Cây trồng với diện tích lớn nhưng không tập trung với khoảng 620ha gồm: Quế, bồ bồ, hành tăm. Các cây thuốc nam trồng rải rác với qui mô nhỏ, phục vụ nhu cầu tại chỗ và thị trường có diện tích khoảng 64ha gồm: Hoè, cà gai leo, hàm ếch, mã đề, chè vằng, ích mẫu, kinh giới, tía tô, kim tiền thảo… Các loài quý hiếm, có giá trị trồng thử nghiệm có diện tích khoảng 22ha gồm: Sâm bảy lá một hoa, đẳng sâm, hà thủ ô đỏ, lan kim tuyến, sa nhân tím, sâm ngọc linh, sâm Puxailaileng, đỗ trọng…

Hiện nay, các địa điểm trồng cây dược liệu được chia thành các tiểu vùng (Tiểu vùng miền núi gồm Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn trồng khoảng 25 loài; Tiểu vùng trung du gồm Yên Thành, Hoàng Mai, Nam Đàn với khoảng 12 loài; Tiểu vùng đồng bằng Quỳnh Lưu, Nghi Lộc với 11 loài).

Ngoài ra, một số hộ gia đình, hội viên hội đông y trên địa bàn các huyện cũng tham gia trồng cây thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ. Như tại xã Tam Hợp (huyện Quỳ Hợp) có gia đình đã trồng khoảng 300 loài cây thuốc trên tổng diện tích khoảng 5 ha. Ở huyện Yên Thành các hội viên Hội đông y (khoảng 130 hội viên), bình quân mỗi năm cũng trồng được trên 20 tấn dược liệu để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho Nhân dân và bán ra thị trường.

Cây dược liệu của Tập đoàn TH trồng tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn
Cây dược liệu của Tập đoàn TH trồng tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An – Võ Thị Nhung cho biết: Trong những năm qua, vấn đề phát triển cây dược liệu đã được UBND tỉnh và các cấp các ngành quan tâm. Thu nhập từ trồng cây dược liệu cao hơn từ 4-14 lần so với cây ngô và gấp 2 – 6 lần so với cây keo.

Tuy nhiên, cây dược liệu yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu; hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng trồng cây dược liệu còn thiếu… Do đó, muốn phát triển dược liệu, điều cốt lõi nhất, vẫn là thu hút doanh nghiệp tổ chức sản xuất, thu mua, bao tiêu và chế biến sản phẩm. Đây là tiền đề để tỉnh triển khai chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển cây dược liệu; đặc biệt là thực hiện có hiệu quả tiểu Dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).

Phát triển cây dược liệu thành thế mạnh

Xác định phát triển dược liệu là một trong những hướng đi quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đang tập trung thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến để đánh thức tiềm năng cây dược liệu.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều dự án lớn được đầu tư phát triển theo hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, với quy mô gần 2.000ha, trong đó, có nhiều loại cây dược liệu quý hiếm. Đó là các vùng dược liệu của các đơn vị như Công ty Dược Nghệ An, Tập đoàn TH, Công ty HUDI, Công ty dược liệu Pù Mát, Kim Sơn, Tập đoàn y dược Sâm ngọc linh Việt Nam… và nhiều HTX và hộ kinh doanh cá thể sản xuất và kinh doanh dược liệu. Điều này đang mở ra nhiều triển vọng trong việc nâng cao giá trị cây dược liệu, tạo sinh kế bền vững, định canh, định cư ổn định cho người dân, nhất là đồng bào các DTTS tại các huyện miền Tây của tỉnh.

Công tác phát triển dược liệu gắn với bảo tồn đa dạng sinh học đã được UBND tỉnh triển khai và chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện thực hiện. Việc sản xuất, chế biến nuôi trồng dược liệu cũng đã được Nhân dân và các doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Cùng với sự hỗ trợ của chương trình khoa học, các dự án đã hỗ trợ phát triển dược liệu, đến nay nhiều đối tượng dược liệu quý và có giá trị đã được trồng thử nghiệm, sản xuất giống, phân tích chất lượng trên địa bàn tỉnh.

Chế biến dược liệu tại HTX dược liệu Tĩnh Sáng Đường huyện Quỳ Hợp
Chế biến dược liệu tại HTX dược liệu Tĩnh Sáng Đường huyện Quỳ Hợp

Trên cơ sở mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, Nghệ An xác định và định hướng phát triển dược liệu, đặc biệt là dược liệu dưới tán rừng để khai thác tiềm năng lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng, phát huy giá trị đa dụng từ rừng, theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 39-NQ/TW là “phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến”.

Đáng chú ý, từ khi triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN; thì cây dược liệu ở Nghệ An như được nâng tầm.

Hiện tại, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An đã chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành, đơn vị và các địa phương có liên quan, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý”, thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719.

Là huyện có nhiều tiềm năng về diện tích, khí hậu, thổ nhưỡng; huyện Kỳ Sơn đã hoàn thành dự thảo Kế hoạch triển khai dự án và đang thực hiện bước xin ý kiến góp ý. Ông Nguyễn Viết Hùng – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Tiềm năng, thế mạnh về cây dược liệu của huyện là rất lớn. Chúng tôi hi vọng, khi thực hiện phát triển cây dược liệu theo Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719 sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập; góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

Nghệ An: Nhiều dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 khó triển khai vì vướng mắc đất rừng





Nguồn: https://baodantoc.vn/phat-trien-vung-trong-duoc-lieu-theo-chuong-trinh-mtqg-1719-o-nghe-an-bien-tiem-nang-thanh-the-manh-1729568331803.htm

Cùng chủ đề

Hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Đề xuất điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc

Sau hơn 3 năm kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đọan I: từ năm 2021-2025, nhưng việc thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình ở Nghệ An vẫn chưa thể triển khai và giải ngân nguồn vốn do nội dung này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ngay...

Hợp tác xã dược liệu không bỏ đi thứ gì

THÁI NGUYÊN Đối với HTX Thiên Phúc, mỗi bộ phận trên cây sâm Bố Chính đều có giá trị riêng, nếu sử dụng...

Hướng đi mới phát triển cây dược liệu xáo tam phân

Khi cây con được đem ra rẫy trồng, ông Ninh nhận ra cây phát triển rất tốt khi leo vào thân cây mọc hoang, nên ông đã làm giàn cho xáo tam phân, làm theo cách này đều phát triển nhanh."Xáo tam phân là loại cây bụi leo, chỉ cần có giàn để tựa thì sau 6 - 8 năm cây đã...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Vô khu rừng ở Yên Bái thấy dân trồng cây khôi nhung, cây trà hoa vàng tốt um, bán gì giá nhà giàu?

Hiện xã Xuân Long, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) có trên 40 ha cây dược liệu; trong đó, gần 10 ha trồng trà hoa vàng tập trung tại thôn 7. Mỗi năm, cây dược liệu, trong đó có cây trà hoa vàng cho thu nhập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kết luận thanh tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Thạch An (Cao Bằng)

Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vừa ký ban hành Kết luận thanh tra việc thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Thạch An.Theo báo cáo của Ban Dân tộc Lào Cai, hết tháng...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV – năm 2024: Lan tỏa phong trào thi đua mới trong vùng...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024 là dịp để tỉnh tổng kết, đánh giá những thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS. Trước thềm đại hội, Báo Dân tộc...

Lào Cai: Dồn lực đảm bảo tiến độ và hiệu quả giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Theo báo cáo của Ban Dân tộc Lào Cai, hết tháng 9/2024, tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Lào Cai đạt 21,7% KH. Thời gian từ nay đến hết năm 2024 không còn dài, tỉnh Lào Cai xác định cần triển khai linh hoạt nhiều...

Chính sách dành cho Người có uy tín: Nhìn từ các tỉnh Duyên hải miền Trung

Tại các bản làng vùng DTTS và miền núi, Người có uy tín tựa như những “cây đại thụ” che bóng mát cho bà con. Người có uy tín có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín là chủ trương đúng đắn, là sự cụ thể hoá đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ Khai giảng năm học mới tại Trường Dự bị Đại học...

Hòa chung với không khí vui tươi, phấn khởi đón năm học mới của ngành Giáo dục cả nước, ngày 02/11, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) trang trọng tổ chức Lễ Khai giảng Năm học mới 2024 - 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự và tặng hoa chúc mừng nhà trường.Ngày 1/11, tiếp tục...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Giữ lò rèn đỏ lửa

Trải qua bao khó khăn, thăng trầm với nghề nhưng lò rèn nhà ông Cứ Văn Lộng, bản Lọng Háy, xã Mường Phăng vẫn luôn đỏ lửa mấy chục năm qua. Mỗi sáng sớm, ông Lộng và con trai Cứ A Nếnh lại nổi lửa, đổ than, quai búa… để khởi động ngày mới rồi mới đi làm những việc khác trong gia đình.Gọi là lò rèn nhưng cũng khá đơn giản. Chỉ có một hố nhỏ, quây...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Cá bông lau, cá đặc sản bơi sông lớn, nay nuôi thành công ở ao đất tại Bến Tre, bán 150.000 đồngkg

Anh Lê Hồng Phương, sinh năm 1975, ở âp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), là người tiên phong thành công với ý tưởng chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn sang nuôi cá bông lau thương phẩm...

Rau muống Linh Chiểu ở Phúc Thọ, rau tiến vua, còn một con động vật đặc sản tiến vua, là con gì?

Cho đến nay, dư vị ngọt, giòn, trắng ngần của thức đặc sản dân dã rau muống Linh Chiểu vẫn được người dân nơi đây truyền tụng.Đặc sản nức tiếng gần xaNhắc đến sản vật rau muống Linh Chiểu, cho đến nay nhiều cao niên trên...

Cùng chuyên mục

Lội suối ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bắt con động vật thân mềm này nấu canh lá rừng, ngon ơi là ngon

Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá. ...

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cam cao chưa từng có (từ 45.000 - 50.000 đồng/kg) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một...

Ông nông dân Kiên Giang nuôi rắn hổ đất, con hoang dã kịch độc, đẻ sòn sòn, bán cao 1 triệu/kg

“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được”, ông Ba Hiểu, nông dân nuôi rắn hổ đất-loài hoang dã kịch độc (còn gọi là...

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. ...

Nuôi cá rô đồng, nuôi ếch dày đặc chung một ao, một ông nông dân Bắc Giang phát tài, bán hút hàng

Mỗi năm trang trại của anh Giáp Văn Bảo, nông dân nuôi ếch kết hợp nuôi cá rô đồng trong cùng một ao ở thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) thu hàng trăm triệu tiền lãi. Trang trại cung cấp ra thị trường 15-17 tấn...

Mới nhất

Vĩnh Phúc: ‘Gỡ khó’ cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng

(PLVN) - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Khắc Hiếu yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, không để doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt mà thiếu vốn. 03/11/2024 20:39 Đại diện doanh nghiệp đề nghị ngành Ngân...

Công bố quy chế bù trừ và thanh toán mới, gỡ nút thắt “pre-funding” cho tổ chức ngoại

Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đã được thay mới, chuẩn bị cho phiên giao dịch ngày 4/11 khi Thông tư 68 chính thức có hiệu lực. Công bố quy chế bù trừ và thanh toán mới, gỡ nút...

Sau cơn mưa lớn hàng giờ, người dân TP.Bảo Lộc lội bì bõm vì ngập nặng

Hàng chục căn nhà của người dân phường 2 (TP.Bảo Lộc) đã bị ngập nặng, nhiều cây xanh bị ngã đổ sau trận mưa lớn khoảng 1 giờ đồng hồ trên địa bàn. ...

Bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi phức tạp

BV Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi Đ.H.P, 7 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với tình trạng chân trái không vận động được, đau nhói đùi. ...

Phạt Tập đoàn Cienco4 vụ lấy 600 tỉ đợt chào bán chứng khoán cho cổ đông vay

Tập đoàn Cienco4 đã sử dụng 600 tỉ đồng thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng để cho Trustlink - một cổ đông của doanh nghiệp - vay nhưng không có trong kế hoạch được đại hội đồng cổ đông duyệt trước đó. ...

Mới nhất