Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCảnh giác với bệnh cảm cúm giao mùa

Cảnh giác với bệnh cảm cúm giao mùa


Trong thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ dễ bị cảm cúm, nhiều phụ huynh thường chủ quan cho rằng đây là căn bệnh thông thường có thể điều trị tại nhà.

Không chủ quan với cúm mùa 

Gần đây, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị một số trường hợp trẻ nhỏ có triệu chứng đau đầu, ho sốt tương tự như cảm cúm tuy nhiên sau khi thực hiện các xét nghiệm kết quả trẻ bị mắc viêm cơ tim.





Tiêm vắc-xin cúm là biện pháp quan trọng giảm tỷ lệ mắc cúm và biến chứng do bệnh gây ra.

Trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh lý thông thường khác như mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, ho…

Do triệu chứng khởi phát bệnh khá giống sốt, cảm cúm thông thường nên nhiều phụ huynh chủ quan, đến khi trẻ nhập viện thì đã trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.

TS.Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong một số trường hợp nhập viện có bé P. (8 tuổi, Nghệ An) có các triệu chứng khởi phát của bệnh là khó thở, tức ngực.

Người nhà bệnh nhi cho biết bé vốn khỏe mạnh, hiếu động, không có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch trước đó. Sau cơn tức ngực khiến bé khó thở, gia đình vô cùng lo lắng vội đưa bé vào bệnh viện tỉnh và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Rất may bé chỉ mắc viêm cơ tim thể nhẹ và được cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên, một số trường hợp viêm cơ tim nguy kịch ở trẻ, gia đình nhầm tưởng là bệnh lý thông thường nên đến khi được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám, trẻ đã rơi vào tình trạng mệt mỏi, môi tái, bác sĩ chỉ định lắp monitor theo dõi và siêu âm tim thì nhận thấy chức năng tim bất thường.

Bệnh nhi phải điều trị ECMO, kết hợp các thuốc chống loạn nhịp, thuốc vận mạch, thuốc trợ tim… Các triệu chứng viêm cơ tim ở trẻ em đa dạng, không đặc hiệu nên rất dễ xảy ra tình trạng chẩn đoán nhầm.

Các bác sỹ khuyến cáo, ngoài các biểu hiện lâm sàng ho, sốt, đau bụng, nôn… nếu trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như thở nhanh, đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, môi và da tái… thì gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nếu có nghi ngờ, bệnh nhi cần được thực hiện các thăm dò cận lâm sàng như chụp X-quang ngực, điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm men tim, chụp MRI tim… để có chẩn đoán xác định.

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường.

Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Trẻ nhỏ rất dễ mắc căn bệnh này do ảnh hưởng thời tiết. Khi mắc cảm cúm, người bệnh có một số triệu chứng cơ bản như nhức đầu, ho sốt, ngạt mũi, rát họng… Trẻ em khi có dấu hiệu thường ho khan, rát họng thường quấy khóc, bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi…

Với những triệu chứng thông thường, cơ thể sẽ mệt mỏi khoảng 3 – 4 ngày và tự hết trong vòng 7 – 10 ngày. Cũng bởi thế, nhiều phụ huynh thường chủ quan cho rằng đây là bệnh thông thường, trẻ có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Thực tế, cảm cúm ở trẻ em có thể diễn tiến nặng và nguy hiểm hơn ở người lớn. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ từ dưới 12 tuần tuổi khi xuất hiện những biểu hiện bất thường sau thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xử lý kịp thời: Thân nhiệt vượt quá 38oC, sốt kéo dài không giảm, sốt liên tục; trẻ thở khò khè, khó thở, đau tai.

Trường hợp bệnh cảm cúm kéo dài mãi không khỏi, triệu chứng cúm dần nghiêm trọng, người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định.

Không chỉ riêng trẻ nhỏ, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế khi người lớn bị cảm cúm có những triệu chứng nghiêm trọng kéo dài thì cần phải uống thuốc và chữa trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang…

Để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng viêm cơ tim cấp ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ cần cho trẻ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng; thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là các mũi phòng bạch hầu, cúm, quai bị, Rubella…

Cúm mùa có thể phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc-xin

Theo các bác sỹ, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, bệnh dễ gặp nhất ở những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc-xin cúm nên có nguy cơ nhiễm cúm rất cao.

Đối với những em bé sinh non (dưới 32 tuần tuổi) kèm theo những nguy cơ về sức khỏe có khả năng mắc cúm cao hơn và diễn biến nặng nề hơn.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có cúm mùa.

Với những trẻ mắc bệnh lý nền như suyễn, rối loạn chuyển hóa, bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan, thận… thì nguy cơ mắc cúm và biến chứng đặc biệt cao, do đó trẻ em luôn là đối tượng được khuyến cáo tiêm vắc xin cúm đầy đủ và tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

Người lớn >65 tuổi; những người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch… là những đối tượng dễ mắc các biến chứng nặng khi mắc cúm.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng là đối tượng cần đặc biệt chú ý, tránh mắc cúm bởi có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Theo đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm.

Điều này khiến cơ thể bà bầu nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Tương tự, trải qua quá trình sinh nở, người phụ nữ bị suy giảm sức khỏe thể chất cũng như sức đề kháng, tạo điều kiện cho virus cúm dễ dàng tấn công.

Phụ nữ mang thai nếu nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất nguy hiểm. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển nhiều bộ phận của cơ thể, do đó nếu người mẹ mắc cúm trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai hoặc thai lưu.

Biến chứng của bệnh cúm, nguy hiểm nhất là hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não), thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi 2 – 16. Mặc dù đây là hội chứng rất hiếm gặp nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao.

Biến chứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng cúm có dấu hiệu giảm dần, trẻ đột nhiên nôn mửa, mê sảng, co giật, chuyển sang hôn mê sâu rồi tử vong.

Đặc biệt, cúm là bệnh do vi rút gây ra và có thể phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc-xin. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Canada đã chỉ ra rằng tiêm phòng vắc-xin cúm có thể giảm tới 50% nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong do các bệnh lý liên quan tới tim mạch.

Cứ đến mùa đông – xuân, cúm lại có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Khi có người mắc cúm cần cách ly, làm sạch môi trường, đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm. Tuy nhiên, đó chưa phải là biện pháp triệt để, mà phòng bệnh bằng vắc-xin mới là biện pháp hữu hiệu, an toàn nhất.

BS. Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm mới) nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Mỗi năm, chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc-xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).

Từ lâu WHO đã thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên khắp thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác định vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu). Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa đông – xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa đông – xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).

Từ việc xác định được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).

Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu, cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo.

Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian, nhưng vì nước ta nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, nên tiêm đúng chủng loại vắc-xin Bắc bán cầu theo mùa, tức là bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau.





Nguồn: https://baodautu.vn/canh-giac-voi-benh-cam-cum-giao-mua-d227897.html

Cùng chủ đề

Vì sao cần tiêm vắc-xin cúm mùa?

Do vị trí địa lý nằm trọn ở Bắc bán cầu, nên Việt Nam cần tiêm vắc-xin theo mùa, bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau. Điều đó có nghĩa, muốn chống lại dịch cúm mùa, mỗi người dân nên tiêm vắc-xin vào mùa thu. Theo các bác sỹ, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiêm vắc-xin...

Cúm mùa có thể gây ra những biến chứng gì trên người cao tuổi?

Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm...

Cúm mùa gia tăng, những ai dễ gặp biến chứng nặng?

Gia tăng bệnh nhân cúm nhập việnHiện nay, miền Bắc đang vào thời điểm giao mùa, lúc lạnh, lúc nóng đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh liên quan đến đường hô hấp phát triển,...

Cúm A cần làm gì để nhanh khỏi nhất?

Cúm A là gì? Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A, bao gồm: H1N1, H5N1, H7N9. Hầu hết những người nhiễm...

Mỹ ghi nhận 13.000 trường hợp tử vong do mắc cúm

Ngày 26/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố số liệu cho thấy 13.000 người đã tử vong do mắc cúm trong mùa dịch năm nay tại Mỹ tính đến thời điểm này. Theo CDC, trong mùa cúm này tại Mỹ đã có 18 triệu người mắc bệnh, trong đó 210.000 ca phải nhập viện. Hiện dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở hầu hết các vùng trên cả nước. Tính riêng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vẫn ngổn ngang nỗi lo quản lý giá thuốc

Theo nghị trình, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ được bấm nút tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan tham gia thảo luận. Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật...

Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng 7/2025

Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng 7/2025Tập đoàn Vingroup cho biết sẽ hoàn thành xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia vào tháng 7/2025 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9. Thiết kế vừa được hé lộ cho thấy đây sẽ là một “công trình thế kỷ” vừa mang tầm vóc quốc...

Miliket: Khi đơn giản hóa trở thành lợi thế cạnh tranh

Giữa bối cảnh thị trường mì ăn liền ngày càng trở nên sôi động, Colusa - Miliket vẫn giữ vững vị thế của mình nhờ một chiến lược, tuy đơn giản, nhưng hiệu quả. Bao bì đơn giản, dễ nhận diện của Colusa - Miliket. Trên “đường đua” đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng đa dạng của người...

Cổ phiếu DAG chính thức bị hủy niêm yết từ ngày 22/10

Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á trên HoSE là ngày 14/8/2024 do cổ phiếu này đang bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 15/8/2024. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á (mã...

Gia tăng số lượng người mắc các bệnh lý về trực tràng

Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh lý ung thư đại trực tràng chiếm 10% các bệnh lý về ung thư; bệnh trĩ ảnh hưởng gần 50% dân số. Ngày 19/10, tại Hà Nội, Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ XI...

Bài đọc nhiều

Nam thanh niên bị lũ cuốn trôi và vùi lấp ở Cao Bằng được cứu sống ngoạn mục

Ngày 22/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin về tình hình điều trị cho nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ lũ quét, sạt lở đất ở Cao Bằng hồi tháng 9 vừa qua.Theo...

Mátxcơva – Hà Nội: Nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực y tế và dược phẩm

DNVN - Phát biểu tại hội nghị “Mátxcơva - Hà Nội: Tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực y tế và dược phẩm”, ngày 21/10, TS Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho rằng, quan hệ hợp tác giữa Mátxcơva - Hà Nội trên lĩnh vực...

TP.HCM: Tránh bỏ sót trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi

Trong ngày 19-10, thành phố ghi nhận 7 ca sốt phát ban nghi sởi được báo cáo (1 ca sởi xác định phòng xét nghiệm, 6 ca sởi nghi ngờ lâm sàng), có 4/22 quận, huyện, TP có số ca sốt phát ban nghi sởi bao gồm quận 10 (1 ca), quận Bình Tân (1 ca), quận Gò Vấp (2 ca), huyện...

Thoát vị đĩa đệm do những thói quen bạn ít ngờ đến

Vì sao bị thoát vị đĩa đệm? Thoát vị đĩa đệm trước đây là bệnh của người trung...

8 bài thuốc giúp giảm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Trái cây tươi và rau quảFlavonoid (còn được gọi là bioflavonoid) là những hợp chất tự nhiên trong nhiều loại trái cây, rau củ, và đồ uống. Chúng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Flavonoid giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào niêm mạc khỏi tổn thương.Nguồn thực phẩm chứa flavonoid là táo, việt quất, súp lơ, bông cải xanh, đậu Hà Lan, trà...

Cùng chuyên mục

Tập gym thường xuyên có tốt cho sức khoẻ?

Tác dụng của tập gym với sức khoẻBài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân đã chỉ ra những tác dụng tích cực của việc tập gym với sức khoẻ và tinh thần như sau:Tạo cảm giác hạnh phúcNghiên cứu cho thấy, việc hoạt động tập luyện thường xuyên sẽ giúp con người tiết ra loại hormone hạnh phúc, điều chỉnh được tâm trạng, trạng thái...

Nam thanh niên bị lũ cuốn trôi và vùi lấp ở Cao Bằng được cứu sống ngoạn mục

Ngày 22/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin về tình hình điều trị cho nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ lũ quét, sạt lở đất ở Cao Bằng hồi tháng 9 vừa qua.Theo...

Nạn nhân bị lũ cuốn ở Cao Bằng hồi sinh kỳ diệu

Theo thông tin Bệnh Nhiệt đới Trung ương cung cấp ngày 22/10, khi gặp nạn, anh Ngọc bị thương khá nặng với tình trạng đa chấn thương ở vùng sọ não, gãy xương đùi trái và gãy tay trái. Anh được người dân đưa đi cấp cứu, sau đó được mổ sọ não ở bệnh viện tuyến trên.  Tuy nhiên, 3...

Vẫn ngổn ngang nỗi lo quản lý giá thuốc

Theo nghị trình, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ được bấm nút tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan tham gia thảo luận. Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật...

Mới nhất

Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Dữ liệu

Chiều 22/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Dữ liệu và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này. ...

Xem xét bỏ phạm trù “quản lý nhà nước” đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá

Xem xét bỏ phạm trù "quản lý nhà nước" đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có hiệu lực từ 2014. Qua 10 năm triển khai trên thực tế, những quy định của...

Cần dự báo giá những vật tư chiến lược để chủ động điều hành ngân sách

Để làm rõ hơn vấn đề thu chi ngân sách năm 2024, giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia, TTXVN có cuộc trao đổi với đại biểu Hà Sỹ Đồng bên lề kỳ họp.   Trong khuôn khổ Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 22/10, Phó...

Trà Tre Bleaf – Niềm tin và tình yêu hòa quyện

Trà tre Bleaf lấy cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên và niềm tin vào một tương lai xanh cho đất nước. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa hương vị thơm ngon và di sản lâu đời, mang lại sự nuôi dưỡng cho cả thể chất và tinh thần.

Mới nhất